Nữ bắn tỉa Lyudmila Pavlichenko huyền thoại của Hồng Quân tại Sevastopol, Ukraine trong chiến tranh thế giới thứ 2. Bà nổi tiếng với chiến tích tiêu diệt 309 mục tiêu và là nữ bắn tỉa thành công nhất mọi thời đại. Ảnh: Theatlantic.Những người phụ nữ Nhật làm việc trong một nhà máy sản xuất vũ khí. Hầu hết nam giới Nhật Bản đã xung phong nhập ngũ nên những công việc ở hậu phương dù có nặng nhọc đến mấy cũng đều có sự tham gia của những người phụ nữ Nhật. Ảnh: Theatlantic.Các nữ quân nhân trong Quân đoàn Nữ giới (Women's Army Corps) của Mỹ ở trại huấn luyện Embarkation, ảnh chụp ngày 2/2/1945. Ảnh: Theatlantic.Những nữ du kích Liên Xô trong cuộc chiến với Phát-xít Đức trên lãnh thổ Liên Xô. Liên Xô là quốc gia đi đầu trong việc bình đẳng giới với những quy định rất rõ ràng về việc cấm phân biệt giới tính trong tất cả mọi lĩnh vực từ học tập, chính trị cho tới quân sự được quy định chi tiết từ thời Lê-nin. Ảnh: Theatlantic.Nữ Đại Tá Đức, bà Hanna Reitsch bắt tay Adolf Hitler sau khi dành được Huân chương Chữ Thập cho những đóng góp của bà trong việc cải tiến hệ thống vũ khí trên những chiếc máy bay chiến đấu của Đức. Phần lớn các phi công Đức đều tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên khi biết hệ thống vũ khí hiện đại của họ được nâng cấp bởi công sức của một người phụ nữ. Ảnh: Theatlantic.Một nhóm nữ du kích Do Thái bị binh lính SS Đức bắt giữ ở Warsaw, Ba Lan vào khoảng tháng 4/1943, số phận của những người phụ nữ quả cảm này sẽ rất khắc nghiệt và thường kết thúc trong các trại tập trung của Phát-xít Đức hoặc bị xử tử tại chỗ. Ảnh: Theatlantic.Những nữ phi công lái máy bay chiến đấu trong lực lượng Luftwaffe của Đức trong một doanh trại huấn luyện của Không quân Đức, ảnh chụp ngày 7/12/1944. Ảnh: Theatlantic.Nữ giới Anh phục vụ trong các lực lượng bàn giấy của Quân đội Hoàng gia Anh học cách cận chiến với lo ngại phía Đức sẽ leo thang chiến tranh đưa quân đổ bổ lên lãnh thổ Anh. Ảnh chụp tháng 1/1942. Ảnh: Theatlantic.Một nữ du kích vô danh cầm trên tay khẩu trung liên của Liên Xô, ảnh được chụp vào đầu năm 1945, giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế chiến thứ hai. Ảnh: Theatlantic.Nữ y sỹ Trung Quốc chăm sóc vết thương cho các thương binh trong trận chiến ở sông Salween nằm trong địa phận Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp 22/6/1943. Ảnh: Theatlantic.Nữ quân nhân lực lượng phòng không Anh cùng canh giữ bầu trời nước Anh giai đoạn đầu thế chiến. Những cô gái này thường được gọi với cái tên khá mỹ miều là "Ack-Ack girls" do họ thường rất hay... la hét khi chiến đấu. Ảnh: Theatlantic.Hai nữ điện đài viên của Đức đang điều khiển thông tin chỉ điểm cho một chiến dịch phòng thủ đường không của Đức. Ảnh: Theatlantic.Nữ phóng viên ảnh của tạp chí Life bà Margaret Bourke White bay thẳng ra chiến trường Châu Âu trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến để săn tin. Ảnh được chụp vào tháng 2/1943. Ảnh: Theatlantic.Những nữ sỹ quan Quân y Mỹ đổ bộ lên bờ biển Normandy vào buổi chiều ngày 6/6/1944, ngày quân Đồng Minh mở mặt trận thứ hai ở Châu Âu. Ảnh: Theatlantic.Nữ du kích Pháp đang chiến đấu trên đường phố Paris vào tháng 8/1944, bà đeo bên hông một khẩu súng lục của sỹ quan Đức và sử dụng lựu đạn của Đức trong cuộc chiến giành vị trí mở đường cho quân Đồng Minh tiến vào giải phóng Paris. Ảnh: Theatlantic.Một sỹ quan Đức bị bắn hạ đang nằm gục dưới đất, ngay lập tức hai thanh niên trẻ người Pháp tiến đến thu giữ vũ khí và đạn dược của người lính xấu số này. Ảnh được chụp tại Paris năm 1944. Ảnh: Theatlantic.Bức ảnh nổi tiếng về hình ảnh một nữ du kích Pháp mệt mỏi vác khẩu MP-40 trên vai đang tuần tra trên đường phố Paris để tìm kiếm những tay súng bắn tỉa Đức đang lẩn trốn ở đây. Dù không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng rất nhiều thanh niên Pháp đã cướp vũ khí của Phát-xít Đức và tự tổ chức những cuộc mai phục, phá hoại và ám sát trong thời gian nước này bị chiếm đóng. Ảnh: Theatlantic.
Nữ bắn tỉa Lyudmila Pavlichenko huyền thoại của Hồng Quân tại Sevastopol, Ukraine trong chiến tranh thế giới thứ 2. Bà nổi tiếng với chiến tích tiêu diệt 309 mục tiêu và là nữ bắn tỉa thành công nhất mọi thời đại. Ảnh: Theatlantic.
Những người phụ nữ Nhật làm việc trong một nhà máy sản xuất vũ khí. Hầu hết nam giới Nhật Bản đã xung phong nhập ngũ nên những công việc ở hậu phương dù có nặng nhọc đến mấy cũng đều có sự tham gia của những người phụ nữ Nhật. Ảnh: Theatlantic.
Các nữ quân nhân trong Quân đoàn Nữ giới (Women's Army Corps) của Mỹ ở trại huấn luyện Embarkation, ảnh chụp ngày 2/2/1945. Ảnh: Theatlantic.
Những nữ du kích Liên Xô trong cuộc chiến với Phát-xít Đức trên lãnh thổ Liên Xô. Liên Xô là quốc gia đi đầu trong việc bình đẳng giới với những quy định rất rõ ràng về việc cấm phân biệt giới tính trong tất cả mọi lĩnh vực từ học tập, chính trị cho tới quân sự được quy định chi tiết từ thời Lê-nin. Ảnh: Theatlantic.
Nữ Đại Tá Đức, bà Hanna Reitsch bắt tay Adolf Hitler sau khi dành được Huân chương Chữ Thập cho những đóng góp của bà trong việc cải tiến hệ thống vũ khí trên những chiếc máy bay chiến đấu của Đức. Phần lớn các phi công Đức đều tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên khi biết hệ thống vũ khí hiện đại của họ được nâng cấp bởi công sức của một người phụ nữ. Ảnh: Theatlantic.
Một nhóm nữ du kích Do Thái bị binh lính SS Đức bắt giữ ở Warsaw, Ba Lan vào khoảng tháng 4/1943, số phận của những người phụ nữ quả cảm này sẽ rất khắc nghiệt và thường kết thúc trong các trại tập trung của Phát-xít Đức hoặc bị xử tử tại chỗ. Ảnh: Theatlantic.
Những nữ phi công lái máy bay chiến đấu trong lực lượng Luftwaffe của Đức trong một doanh trại huấn luyện của Không quân Đức, ảnh chụp ngày 7/12/1944. Ảnh: Theatlantic.
Nữ giới Anh phục vụ trong các lực lượng bàn giấy của Quân đội Hoàng gia Anh học cách cận chiến với lo ngại phía Đức sẽ leo thang chiến tranh đưa quân đổ bổ lên lãnh thổ Anh. Ảnh chụp tháng 1/1942. Ảnh: Theatlantic.
Một nữ du kích vô danh cầm trên tay khẩu trung liên của Liên Xô, ảnh được chụp vào đầu năm 1945, giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế chiến thứ hai. Ảnh: Theatlantic.
Nữ y sỹ Trung Quốc chăm sóc vết thương cho các thương binh trong trận chiến ở sông Salween nằm trong địa phận Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp 22/6/1943. Ảnh: Theatlantic.
Nữ quân nhân lực lượng phòng không Anh cùng canh giữ bầu trời nước Anh giai đoạn đầu thế chiến. Những cô gái này thường được gọi với cái tên khá mỹ miều là "Ack-Ack girls" do họ thường rất hay... la hét khi chiến đấu. Ảnh: Theatlantic.
Hai nữ điện đài viên của Đức đang điều khiển thông tin chỉ điểm cho một chiến dịch phòng thủ đường không của Đức. Ảnh: Theatlantic.
Nữ phóng viên ảnh của tạp chí Life bà Margaret Bourke White bay thẳng ra chiến trường Châu Âu trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến để săn tin. Ảnh được chụp vào tháng 2/1943. Ảnh: Theatlantic.
Những nữ sỹ quan Quân y Mỹ đổ bộ lên bờ biển Normandy vào buổi chiều ngày 6/6/1944, ngày quân Đồng Minh mở mặt trận thứ hai ở Châu Âu. Ảnh: Theatlantic.
Nữ du kích Pháp đang chiến đấu trên đường phố Paris vào tháng 8/1944, bà đeo bên hông một khẩu súng lục của sỹ quan Đức và sử dụng lựu đạn của Đức trong cuộc chiến giành vị trí mở đường cho quân Đồng Minh tiến vào giải phóng Paris. Ảnh: Theatlantic.
Một sỹ quan Đức bị bắn hạ đang nằm gục dưới đất, ngay lập tức hai thanh niên trẻ người Pháp tiến đến thu giữ vũ khí và đạn dược của người lính xấu số này. Ảnh được chụp tại Paris năm 1944. Ảnh: Theatlantic.
Bức ảnh nổi tiếng về hình ảnh một nữ du kích Pháp mệt mỏi vác khẩu MP-40 trên vai đang tuần tra trên đường phố Paris để tìm kiếm những tay súng bắn tỉa Đức đang lẩn trốn ở đây. Dù không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng rất nhiều thanh niên Pháp đã cướp vũ khí của Phát-xít Đức và tự tổ chức những cuộc mai phục, phá hoại và ám sát trong thời gian nước này bị chiếm đóng. Ảnh: Theatlantic.