Cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo này của Ấn Độ đã diễn ra tại hòn đảo Abdul Kalam, ngoài khơi phía Đông và rơi xuống vùng vịnh Bengal với “độ chính xác cao” vào đêm ngày 27/10 vừa qua.Giới truyền thông của Ấn Độ cho rằng, đây là tín hiệu “cứng rắn” mà nước này gửi tới Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, khi 2 quốc gia này đang tranh chấp biên giới, tình hình căng thẳng đang leo thang.Trước cuộc thử nghiệm này, vào tháng 6/2020, đã có hàng chục binh sĩ của Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ ở khu vực biên giới trên dãy Himalaya với Bắc Kinh.Tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ về cuộc phóng thử tên lửa này cho hay, việc này là hoàn toàn phù hợp với “chính sách của Ấn Độ về việc đảm bảo năng lực răn đe tối thiểu đáng tin cậy nhưng vẫn khẳng định cam kết sẽ không sử dụng trước”.Agni-5 là một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang khả năng hạt nhân của Ấn Độ, được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của quốc gia này, khi kho vũ khí của Trung Quốc tạo áp lực cho quốc gia này những năm gần đây.Loại tên lửa này mang vai trò của một vũ khí hạt nhân chiến lược của Ấn Độ, ICBM này được thiết kế với khối lượng lên tới 50000kg, chiều dài thân của nó đạt 17,5m và đường kính là 2m. Trong tổng trọng lượng của nó thì đầu đạn của tên lửa này nặng 1.500kg.Theo các thông tin đã được biết, sau khi trải qua 3 giai đoạn đẩy sử dụng nguyên liệu rắn, ở giai đoạn cuối cùng thì tên lửa Agni-5 có thể đạt gia tốc tối đa lên tới Mach 24+, một tốc độ khá “kinh hoàng”.Còn về tầm bắn của tên lửa này, ICBM này được cho là có thể có khả năng tấn công gần như là toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc với tầm bắn được cáo buộc là có thể đạt tới 8.000km.Mặc dù tới nay, theo các thông tin chính thức được công bố, tên lửa này đang sở hữu tầm bắn là 5.500km. Tuy ít hơn so với các cáo buộc, song đây vẫn là tầm bắn có độ tối ưu và mang tính chiến lược lớn của vũ khí hạt nhân này.Và với việc phóng thử thành công ICBM Agni-5 này mới đây, điều này sẽ giúp Ấn Độ sớm triển khai thành công Agni-5 trong biên chế và gia nhập câu lạc bộ các quốc gia sở hữu ICBM như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và đối thủ Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin về việc nước này phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn 5000 km. Nguồn: Wion.
Cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo này của Ấn Độ đã diễn ra tại hòn đảo Abdul Kalam, ngoài khơi phía Đông và rơi xuống vùng vịnh Bengal với “độ chính xác cao” vào đêm ngày 27/10 vừa qua.
Giới truyền thông của Ấn Độ cho rằng, đây là tín hiệu “cứng rắn” mà nước này gửi tới Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, khi 2 quốc gia này đang tranh chấp biên giới, tình hình căng thẳng đang leo thang.
Trước cuộc thử nghiệm này, vào tháng 6/2020, đã có hàng chục binh sĩ của Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ ở khu vực biên giới trên dãy Himalaya với Bắc Kinh.
Tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ về cuộc phóng thử tên lửa này cho hay, việc này là hoàn toàn phù hợp với “chính sách của Ấn Độ về việc đảm bảo năng lực răn đe tối thiểu đáng tin cậy nhưng vẫn khẳng định cam kết sẽ không sử dụng trước”.
Agni-5 là một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang khả năng hạt nhân của Ấn Độ, được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của quốc gia này, khi kho vũ khí của Trung Quốc tạo áp lực cho quốc gia này những năm gần đây.
Loại tên lửa này mang vai trò của một vũ khí hạt nhân chiến lược của Ấn Độ, ICBM này được thiết kế với khối lượng lên tới 50000kg, chiều dài thân của nó đạt 17,5m và đường kính là 2m. Trong tổng trọng lượng của nó thì đầu đạn của tên lửa này nặng 1.500kg.
Theo các thông tin đã được biết, sau khi trải qua 3 giai đoạn đẩy sử dụng nguyên liệu rắn, ở giai đoạn cuối cùng thì tên lửa Agni-5 có thể đạt gia tốc tối đa lên tới Mach 24+, một tốc độ khá “kinh hoàng”.
Còn về tầm bắn của tên lửa này, ICBM này được cho là có thể có khả năng tấn công gần như là toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc với tầm bắn được cáo buộc là có thể đạt tới 8.000km.
Mặc dù tới nay, theo các thông tin chính thức được công bố, tên lửa này đang sở hữu tầm bắn là 5.500km. Tuy ít hơn so với các cáo buộc, song đây vẫn là tầm bắn có độ tối ưu và mang tính chiến lược lớn của vũ khí hạt nhân này.
Và với việc phóng thử thành công ICBM Agni-5 này mới đây, điều này sẽ giúp Ấn Độ sớm triển khai thành công Agni-5 trong biên chế và gia nhập câu lạc bộ các quốc gia sở hữu ICBM như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và đối thủ Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin về việc nước này phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn 5000 km. Nguồn: Wion.