Mới đây đã xuất hiện những tấm ảnh cho thấy cả hai tàu hộ vệ chống ngầm mang số hiệu 18 và 20 lớp Pohang mà Hàn Quốc chuyển giao cho Hải quân Việt Nam đã được trải qua quá trình nâng cấp sức mạnh. Cụ thể, những chiến hạm trên đã được bổ sung 2 cụm ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình diệt hạm cận âm Kh-35 Uran-E vào phần không gian phía sau tàu, gần cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324 mm.Nhờ bổ sung vũ khí mới, tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang của Hải quân Việt Nam đã "lột xác" thành tàu tên lửa đa năng cực kỳ lợi hại, đảm nhiệm tốt cả vai trò chống hạm, chống ngầm lẫn yểm trợ hỏa lực trên biển và dọn bãi đổ bộ. Sở dĩ Hải quân nhân dân Việt Nam phải nghiên cứu tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 cho tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang là bởi vì trong tác chiến hiện đại, vũ khí này không thể thiếu do pháo hạm và ngư lôi có tầm bắn hiệu quả ngắn và xác suất diệt mục tiêu không cao.Ngoài ra số lượng tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam hiện tại vẫn chưa nhiều, cho nên nếu tăng được quy mô thì sẽ giúp cho năng lực tác chiến của chúng ta tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay.Vấn đề được đặt ra hiện nay đó là sau lớp Pohang thì chúng ta còn có thể tích hợp tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E cho lớp tàu chiến nào khác, nhất là khi chúng ta đã tích lũy được kinh nghiệm sau quá trình nâng cấp trên.Câu trả lời rất có thể sẽ là tàu tuần tra 400 tấn lớp Svetlyak - Dự án 1041.2 do đây là phương án dễ triển khai nhất khi Nga đã thiết kế sẵn cho nó cấu hình mang tên lửa chống hạm với tên gọi Dự án 1041.1.Cách thức triển khai cũng tỏ ra khá đơn giản, khi chỉ cần bổ sung radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal trên đỉnh tháp radar để lấy phần tử bắn cho tên lửa, khoảng không gian phía sau tàu hoàn toàn thích hợp cho bệ phóng KT-184 của Kh-35 Uran.Bên cạnh tàu tuần tra Svetlyak, tàu tuần tra TT-400TP cũng có thể nâng cấp hỏa lực tên lửa chống hạm theo cách trên vì giữa hai lớp tàu này có rất nhiều sự tương đồng.Nếu phương án trên được triển khai thì có thể nói sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng vọt so với hiện nay.
Mới đây đã xuất hiện những tấm ảnh cho thấy cả hai tàu hộ vệ chống ngầm mang số hiệu 18 và 20 lớp Pohang mà Hàn Quốc chuyển giao cho Hải quân Việt Nam đã được trải qua quá trình nâng cấp sức mạnh. Cụ thể, những chiến hạm trên đã được bổ sung 2 cụm ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình diệt hạm cận âm Kh-35 Uran-E vào phần không gian phía sau tàu, gần cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324 mm.
Nhờ bổ sung vũ khí mới, tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang của Hải quân Việt Nam đã "lột xác" thành tàu tên lửa đa năng cực kỳ lợi hại, đảm nhiệm tốt cả vai trò chống hạm, chống ngầm lẫn yểm trợ hỏa lực trên biển và dọn bãi đổ bộ. Sở dĩ Hải quân nhân dân Việt Nam phải nghiên cứu tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 cho tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang là bởi vì trong tác chiến hiện đại, vũ khí này không thể thiếu do pháo hạm và ngư lôi có tầm bắn hiệu quả ngắn và xác suất diệt mục tiêu không cao.
Ngoài ra số lượng tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam hiện tại vẫn chưa nhiều, cho nên nếu tăng được quy mô thì sẽ giúp cho năng lực tác chiến của chúng ta tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay.
Vấn đề được đặt ra hiện nay đó là sau lớp Pohang thì chúng ta còn có thể tích hợp tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E cho lớp tàu chiến nào khác, nhất là khi chúng ta đã tích lũy được kinh nghiệm sau quá trình nâng cấp trên.
Câu trả lời rất có thể sẽ là tàu tuần tra 400 tấn lớp Svetlyak - Dự án 1041.2 do đây là phương án dễ triển khai nhất khi Nga đã thiết kế sẵn cho nó cấu hình mang tên lửa chống hạm với tên gọi Dự án 1041.1.
Cách thức triển khai cũng tỏ ra khá đơn giản, khi chỉ cần bổ sung radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal trên đỉnh tháp radar để lấy phần tử bắn cho tên lửa, khoảng không gian phía sau tàu hoàn toàn thích hợp cho bệ phóng KT-184 của Kh-35 Uran.
Bên cạnh tàu tuần tra Svetlyak, tàu tuần tra TT-400TP cũng có thể nâng cấp hỏa lực tên lửa chống hạm theo cách trên vì giữa hai lớp tàu này có rất nhiều sự tương đồng.
Nếu phương án trên được triển khai thì có thể nói sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng vọt so với hiện nay.