Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, bên lề Triển lãm Quốc phòng và An ninh Việt Nam 2019 (DSE) diễn ra tại Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), phát ngôn viên Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexpor đã có phát biểu rất đáng chú ý."Nga và Việt Nam có quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài, nhiều vũ khí, khí tài quân đội Việt Nam đang sử dụng hiện nay được sản xuất ở Liên Xô trước đây hoặc Nga hiện nay"."Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chúng tôi có chút lo lắng, nhưng cạnh tranh cũng là lý do để chúng tôi năng động hơn", đại diện tập đoàn vũ khí Nga nói.Trong số những sản phẩm vũ khí Nga được mang sang Triển lãm DSE 2019, nổi bật nhất chính là loạt vũ khí bộ binh thế hệ mới như súng trường tấn công AK-203, AK-15... chúng được đánh giá rất phù hợp với người lính Việt Nam.Bên cạnh đó là các loại xe tải việt dã đến từ nhà sản xuất KamAZ nổi tiếng, ngoài chức năng chính thì phương tiện này còn có thể sử dụng làm khung gầm cho nhiều hệ thống vũ khí tự hành.Phương tiện chiến đấu bọc thép cũng được đánh giá là có triển vọng rất cao để xuất khẩu sang Việt Nam, điển hình như xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS nâng cấp.Ngoài ra còn phải kể đến xe công binh hạng nặng IMR-3, BREM-1M; xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 hay xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 hiện đại hóa.Ngoài xe tăng chiến đấu chủ lực thì Việt Nam được đánh giá còn có nhu cầu lớn đối với xe chiến đấu bộ binh BMP-3 để trang bị cho cả bộ binh cơ giới lẫn hải quân đánh bộ.Trong công cuộc hiện đại hóa lục quân, sau tăng thiết giáp thì pháo binh chính là ưu tiên tiếp theo, Nga đã chuẩn bị sẵn tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E để bán khi Việt Nam có nhu cầu.Pháo tự hành bánh xích nòng dài Msta-S cũng là ứng viên hàng đầu trong vai trò thay thế các hệ thống 2S3 Akatsiya 152 mm đã cao tuổi đang phục vụ trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam.Sau phương tiện thì dĩ nhiên đạn dược là yếu tố không thể thiếu, do vậy tập đoàn Techmas đã mang tới Triển lãm DSE 2019 hàng loạt loại đạn pháo dẫn đường chính xác với mục đích chào hàng.Lĩnh vực hải quân là một trọng điểm của hợp tác quân sự Việt Nam - Nga, phía bạn đã giới thiệu cho chúng ta các mẫu tàu chiến được đánh giá là phù hợp nhất ví dụ như tàu tên lửa tàng hình Dự án 22160 có lượng giãn nước 1.500 tấn.Tiếp theo là tàu tên lửa tàng hình cỡ nhỏ 800 tấn lớp Karakurt-E thuộc Dự án 22800E, đây được xem là phương án tối ưu cho việc nâng cấp biên đội Molniya 1241.8 500 tấn."Ngôi sao" trong gian trưng bày là biến thể nâng cấp của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Nga thiết kế dành riêng cho Việt Nam. Việc chào hàng những vũ khí tiên tiến nói trên khẳng định Nga sẵn sàng cung cấp vũ khí tối tân cho Việt Nam, như lời phát biểu của đại diện Rosoboronexport tại Triển lãm DSE 2019.
Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, bên lề Triển lãm Quốc phòng và An ninh Việt Nam 2019 (DSE) diễn ra tại Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), phát ngôn viên Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexpor đã có phát biểu rất đáng chú ý.
"Nga và Việt Nam có quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài, nhiều vũ khí, khí tài quân đội Việt Nam đang sử dụng hiện nay được sản xuất ở Liên Xô trước đây hoặc Nga hiện nay".
"Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chúng tôi có chút lo lắng, nhưng cạnh tranh cũng là lý do để chúng tôi năng động hơn", đại diện tập đoàn vũ khí Nga nói.
Trong số những sản phẩm vũ khí Nga được mang sang Triển lãm DSE 2019, nổi bật nhất chính là loạt vũ khí bộ binh thế hệ mới như súng trường tấn công AK-203, AK-15... chúng được đánh giá rất phù hợp với người lính Việt Nam.
Bên cạnh đó là các loại xe tải việt dã đến từ nhà sản xuất KamAZ nổi tiếng, ngoài chức năng chính thì phương tiện này còn có thể sử dụng làm khung gầm cho nhiều hệ thống vũ khí tự hành.
Phương tiện chiến đấu bọc thép cũng được đánh giá là có triển vọng rất cao để xuất khẩu sang Việt Nam, điển hình như xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS nâng cấp.
Ngoài ra còn phải kể đến xe công binh hạng nặng IMR-3, BREM-1M; xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 hay xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 hiện đại hóa.
Ngoài xe tăng chiến đấu chủ lực thì Việt Nam được đánh giá còn có nhu cầu lớn đối với xe chiến đấu bộ binh BMP-3 để trang bị cho cả bộ binh cơ giới lẫn hải quân đánh bộ.
Trong công cuộc hiện đại hóa lục quân, sau tăng thiết giáp thì pháo binh chính là ưu tiên tiếp theo, Nga đã chuẩn bị sẵn tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E để bán khi Việt Nam có nhu cầu.
Pháo tự hành bánh xích nòng dài Msta-S cũng là ứng viên hàng đầu trong vai trò thay thế các hệ thống 2S3 Akatsiya 152 mm đã cao tuổi đang phục vụ trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau phương tiện thì dĩ nhiên đạn dược là yếu tố không thể thiếu, do vậy tập đoàn Techmas đã mang tới Triển lãm DSE 2019 hàng loạt loại đạn pháo dẫn đường chính xác với mục đích chào hàng.
Lĩnh vực hải quân là một trọng điểm của hợp tác quân sự Việt Nam - Nga, phía bạn đã giới thiệu cho chúng ta các mẫu tàu chiến được đánh giá là phù hợp nhất ví dụ như tàu tên lửa tàng hình Dự án 22160 có lượng giãn nước 1.500 tấn.
Tiếp theo là tàu tên lửa tàng hình cỡ nhỏ 800 tấn lớp Karakurt-E thuộc Dự án 22800E, đây được xem là phương án tối ưu cho việc nâng cấp biên đội Molniya 1241.8 500 tấn.
"Ngôi sao" trong gian trưng bày là biến thể nâng cấp của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Nga thiết kế dành riêng cho Việt Nam. Việc chào hàng những vũ khí tiên tiến nói trên khẳng định Nga sẵn sàng cung cấp vũ khí tối tân cho Việt Nam, như lời phát biểu của đại diện Rosoboronexport tại Triển lãm DSE 2019.