Trường sĩ quan không quân là ngôi trường đặc biệt bậc nhất Việt Nam với những môn học đặc thù không giống ai và những "giảng đường" nằm ở độ cao hàng chục nghìn mét so với mặt đất. Nguồn ảnh: VTV.Tại đây, những phi công quân sự tương lai không chỉ được học về máy bay, học cách bay, cách xử lý sự cố khi bay mà còn được học hàng loạt các kỹ năng khác, trong đó bao gồm cả những kỹ năng... sinh tồn. Nguồn ảnh: VTV.Huấn luyện thể lực là một yêu cầu bắt buộc với mọi trường quân đội. Nguồn ảnh: VTV.Tuy nhiên trong trường sĩ quan không quân, các học viên phi công quân sự sẽ còn được học một môn mới lạ và rất "độc quyền" đó là các môn thể thao hàng không, giúp tăng khả năng định hướng, sức chịu đựng cho phi công khi bay. Nguồn ảnh: VTV.Bài huấn luyện mô phỏng sử dụng ghế phóng thoát hiểm. Nguồn ảnh: VTV.Trong bài huấn luyện này, sau khi giật ghế phóng phi công sẽ được bắn lên thanh trượt với tốc độ rất cao nhằm mô phỏng lại gia tốc mà phi công phải chịu khi ghế phóng thoát hiểm "thổi" bay phi công ra ngoài. Nguồn ảnh: VTV.Thậm chí, phi công học viên còn được học kỹ năng sinh tồn trên biển khơi lênh đênh khi chẳng may buộc phải nhảy dù thoát hiểm xuống biển. Nguồn ảnh: VTV.Học cách lượn gió bằng chiếc ghế nhựa đơn giản - bài học đầu đời dành cho mọi phi công học viên khi nhập môn nhảy dù. Nguồn ảnh: VTV.Khác với khi điều khiển máy bay huấn luyện - thường có huấn luyện viên ngồi sau. Khi học nhảy dù, các học viên phi công sẽ hoàn toàn tự chủ, phải tự xử lý mọi tình huống phát sinh, mọi sự cố bất trắc xảy ra trên không trung mà không có bất cứ sự trợ giúp nào. Nguồn ảnh: VTV.Lên máy bay trực thăng chuẩn bị cho bài tập nhảy dù - một kỹ năng mà mọi phi công đều thuộc nằm lòng dù không ai muốn phải dùng tới kỹ năng này trong thực tế. Nguồn ảnh: VTV.Khi học viên nhảy dù thoát khỏi cửa máy bay, cách "trợ giúp" duy nhất mà huấn luyện viên có thể làm đó là dùng loa điều chỉnh hướng bay và động viên tinh thần các học viên. Nguồn ảnh: VTV.Mọi sự cố trên không như dù bị rối dây, dù bị đứt, dù không bung, vướng... chim khi đang nhảy,... đều cần tơi sự tỉnh táo, bản lĩnh và đôi chút táo bạo của học viên để tự xử lý trong thời gian ngắn ngủi trước khi tiếp đất. Nguồn ảnh: VTV.Trên thực tế, nhiều sự cố hàng không xảy ra ở những nơi đông dân cư khiến phi công không thể chỉ nhảy dù ra ngoài mà sẽ cố điều khiển máy bay tránh xa khu dân cư nhất có thể trước khi thoát hiểm. Nguồn ảnh: VTV.Một phi công thực hiện chuyến bay solo (bay đơn) không có huấn luyện viên ngồi sau với máy bay L-39. Nguồn ảnh: VTV.L-39 cũng là loại phản lực đầu tiên mà mọi phi công chiến đấu của Việt Nam đều phải bay thạo trước khi có thể "mơ" đến những chú chim sắt đắt đỏ, mạnh mẽ hơn như Su-27 hay Su-30MK2. Nguồn ảnh: VTV.Mời độc giả xem video: Một bài học từ "giảng đường" cao 300 mét và di chuyển với tốc độ gần 1000 km/h.
Trường sĩ quan không quân là ngôi trường đặc biệt bậc nhất Việt Nam với những môn học đặc thù không giống ai và những "giảng đường" nằm ở độ cao hàng chục nghìn mét so với mặt đất. Nguồn ảnh: VTV.
Tại đây, những phi công quân sự tương lai không chỉ được học về máy bay, học cách bay, cách xử lý sự cố khi bay mà còn được học hàng loạt các kỹ năng khác, trong đó bao gồm cả những kỹ năng... sinh tồn. Nguồn ảnh: VTV.
Huấn luyện thể lực là một yêu cầu bắt buộc với mọi trường quân đội. Nguồn ảnh: VTV.
Tuy nhiên trong trường sĩ quan không quân, các học viên phi công quân sự sẽ còn được học một môn mới lạ và rất "độc quyền" đó là các môn thể thao hàng không, giúp tăng khả năng định hướng, sức chịu đựng cho phi công khi bay. Nguồn ảnh: VTV.
Bài huấn luyện mô phỏng sử dụng ghế phóng thoát hiểm. Nguồn ảnh: VTV.
Trong bài huấn luyện này, sau khi giật ghế phóng phi công sẽ được bắn lên thanh trượt với tốc độ rất cao nhằm mô phỏng lại gia tốc mà phi công phải chịu khi ghế phóng thoát hiểm "thổi" bay phi công ra ngoài. Nguồn ảnh: VTV.
Thậm chí, phi công học viên còn được học kỹ năng sinh tồn trên biển khơi lênh đênh khi chẳng may buộc phải nhảy dù thoát hiểm xuống biển. Nguồn ảnh: VTV.
Học cách lượn gió bằng chiếc ghế nhựa đơn giản - bài học đầu đời dành cho mọi phi công học viên khi nhập môn nhảy dù. Nguồn ảnh: VTV.
Khác với khi điều khiển máy bay huấn luyện - thường có huấn luyện viên ngồi sau. Khi học nhảy dù, các học viên phi công sẽ hoàn toàn tự chủ, phải tự xử lý mọi tình huống phát sinh, mọi sự cố bất trắc xảy ra trên không trung mà không có bất cứ sự trợ giúp nào. Nguồn ảnh: VTV.
Lên máy bay trực thăng chuẩn bị cho bài tập nhảy dù - một kỹ năng mà mọi phi công đều thuộc nằm lòng dù không ai muốn phải dùng tới kỹ năng này trong thực tế. Nguồn ảnh: VTV.
Khi học viên nhảy dù thoát khỏi cửa máy bay, cách "trợ giúp" duy nhất mà huấn luyện viên có thể làm đó là dùng loa điều chỉnh hướng bay và động viên tinh thần các học viên. Nguồn ảnh: VTV.
Mọi sự cố trên không như dù bị rối dây, dù bị đứt, dù không bung, vướng... chim khi đang nhảy,... đều cần tơi sự tỉnh táo, bản lĩnh và đôi chút táo bạo của học viên để tự xử lý trong thời gian ngắn ngủi trước khi tiếp đất. Nguồn ảnh: VTV.
Trên thực tế, nhiều sự cố hàng không xảy ra ở những nơi đông dân cư khiến phi công không thể chỉ nhảy dù ra ngoài mà sẽ cố điều khiển máy bay tránh xa khu dân cư nhất có thể trước khi thoát hiểm. Nguồn ảnh: VTV.
Một phi công thực hiện chuyến bay solo (bay đơn) không có huấn luyện viên ngồi sau với máy bay L-39. Nguồn ảnh: VTV.
L-39 cũng là loại phản lực đầu tiên mà mọi phi công chiến đấu của Việt Nam đều phải bay thạo trước khi có thể "mơ" đến những chú chim sắt đắt đỏ, mạnh mẽ hơn như Su-27 hay Su-30MK2. Nguồn ảnh: VTV.
Mời độc giả xem video: Một bài học từ "giảng đường" cao 300 mét và di chuyển với tốc độ gần 1000 km/h.