Sáng 20/11, nhiều người dân tỉnh Bình Phước nghe tiếng nổ rất lớn khi máy bay quân sự bay ngang qua. Sau đó trên mạng xã hội xuất hiện thông tin này kèm nghi vấn có máy bay quân sự rơi, khiến dư luận hoang mang. Nguồn ảnh: VOV.Ngay lập tức, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước đã khẳng định đây là thông tin sai lệch. Những tiếng nổ lớn mà người dân nghe thấy là do tiêm kích Su-30 bay vượt tốc độ âm thanh gây ra, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chiếc tiêm kích này. Nguồn ảnh: TL.Tiếng nổ âm thanh hay "sonic boom" là hiện tượng vật lý khá phổ biến, liên quan tới các máy bay phản lực (thường là tiêm kích) có khả năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh. Nguồn ảnh: Airliners.Khi tăng tốc để vượt tốc độ âm thanh, các tiêm kích phản lực sẽ phải vượt qua "ngưỡng siêu âm". Ở ngưỡng này, không khí xung quanh máy bay sẽ bị nén chặt lại do di chuyển không nhanh bằng tốc độ của máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.Khi này, một màn khí đặc xung quanh máy bay do không khí nén lại mà tạo thành sẽ được nhìn thấy rất rõ từ bên ngoài. Ngay khi máy bay vượt qua "ngưỡng siêu âm" - tức là nhanh hơn tốc độ âm thanh, màng khí đặc này sẽ nổ tung. Nguồn ảnh: Pinterest.Khi nổ, nó sẽ phát ra một tiếng động rất lớn, tương tự như tiếng sấm giữa không trung. Đây chính là âm thanh khiến nhiều người lầm tưởng rằng động cơ của chiếc Su-30 đang bay huấn luyện đã bị trục trặc. Nguồn ảnh: Pinterest.Thực tế thì tiếng nổ này không hề ảnh hưởng tới động cơ hay kết cấu của máy bay, thậm chí phi công điều khiển máy bay còn không kịp nghe thấy tiếng nổ này vì họ bay nhanh hơn tốc độ âm thanh. Nguồn ảnh: Gify.Cảnh tượng máy bay vượt tốc độ âm thanh tạo nên bức tường không khí cực kỳ mãn nhãn. Nguồn ảnh: Gify.Trừ khi máy bay bay ở độ cao quá thấp, còn nếu không, bức tường không khí này cùng với tiếng nổ siêu âm sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới môi trường xung quanh. Nguồn ảnh: Gify.Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ cũng từng dùng tiếng nổ siêu âm để "đánh động" cho các tù binh phi công bị nhốt ở miền Bắc Việt Nam chuẩn bị cho kế hoạch vượt ngục. Tuy nhiên kế hoạch này đã không thành công do các phi công Mỹ không dám trốn trại. Nguồn ảnh: Gify.Hoành tráng cảnh tượng một chiếc tiêm kích phản lực tạo ra bức tường không khí lớn khủng khiếp khi nó đạt tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: Gify.Mời độc giả xem Video: Vẻ đẹp hoàn mỹ của chiến đấu cơ Su-30SM trong biên chế Không quân Nga.
Sáng 20/11, nhiều người dân tỉnh Bình Phước nghe tiếng nổ rất lớn khi máy bay quân sự bay ngang qua. Sau đó trên mạng xã hội xuất hiện thông tin này kèm nghi vấn có máy bay quân sự rơi, khiến dư luận hoang mang. Nguồn ảnh: VOV.
Ngay lập tức, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước đã khẳng định đây là thông tin sai lệch. Những tiếng nổ lớn mà người dân nghe thấy là do tiêm kích Su-30 bay vượt tốc độ âm thanh gây ra, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chiếc tiêm kích này. Nguồn ảnh: TL.
Tiếng nổ âm thanh hay "sonic boom" là hiện tượng vật lý khá phổ biến, liên quan tới các máy bay phản lực (thường là tiêm kích) có khả năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh. Nguồn ảnh: Airliners.
Khi tăng tốc để vượt tốc độ âm thanh, các tiêm kích phản lực sẽ phải vượt qua "ngưỡng siêu âm". Ở ngưỡng này, không khí xung quanh máy bay sẽ bị nén chặt lại do di chuyển không nhanh bằng tốc độ của máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi này, một màn khí đặc xung quanh máy bay do không khí nén lại mà tạo thành sẽ được nhìn thấy rất rõ từ bên ngoài. Ngay khi máy bay vượt qua "ngưỡng siêu âm" - tức là nhanh hơn tốc độ âm thanh, màng khí đặc này sẽ nổ tung. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi nổ, nó sẽ phát ra một tiếng động rất lớn, tương tự như tiếng sấm giữa không trung. Đây chính là âm thanh khiến nhiều người lầm tưởng rằng động cơ của chiếc Su-30 đang bay huấn luyện đã bị trục trặc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thực tế thì tiếng nổ này không hề ảnh hưởng tới động cơ hay kết cấu của máy bay, thậm chí phi công điều khiển máy bay còn không kịp nghe thấy tiếng nổ này vì họ bay nhanh hơn tốc độ âm thanh. Nguồn ảnh: Gify.
Cảnh tượng máy bay vượt tốc độ âm thanh tạo nên bức tường không khí cực kỳ mãn nhãn. Nguồn ảnh: Gify.
Trừ khi máy bay bay ở độ cao quá thấp, còn nếu không, bức tường không khí này cùng với tiếng nổ siêu âm sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới môi trường xung quanh. Nguồn ảnh: Gify.
Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ cũng từng dùng tiếng nổ siêu âm để "đánh động" cho các tù binh phi công bị nhốt ở miền Bắc Việt Nam chuẩn bị cho kế hoạch vượt ngục. Tuy nhiên kế hoạch này đã không thành công do các phi công Mỹ không dám trốn trại. Nguồn ảnh: Gify.
Hoành tráng cảnh tượng một chiếc tiêm kích phản lực tạo ra bức tường không khí lớn khủng khiếp khi nó đạt tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: Gify.
Mời độc giả xem Video: Vẻ đẹp hoàn mỹ của chiến đấu cơ Su-30SM trong biên chế Không quân Nga.