Sau khi Kháng chiến Chống Mỹ kết thúc, ta thu được trên 40 chiếc tiêm kich F-5E do Mỹ sản xuất bị bỏ lại trên sân bay Biên Hoà. Nguồn ảnh: TL.Ngoài những tiêm kích này, chúng ta còn thu giữ được một lượng lớn phụ tùng thay thế cùng vũ khí hiện đại được sử dụng để trang bị cho chiến đấu cơ F-5E. Đây là một "gia tài" cực kỳ vô giá với Không quân Việt Nam lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: TL.Dựa trên kinh nghiệm có sẵn cùng sự giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước, Không quân Việt Nam dần dần tiếp nhận và đưa vào sử dụng thành công loại chiến đấu cơ Northrop F-5 trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: TL.Cũng kể từ giờ phút đó, Không quân Việt Nam là lực lượng duy nhất trên thế giới cùng sử dụng F-5 và MiG-21 trong biên chế. Hai loại chiến đấu cơ của Liên Xô và Mỹ ra đời để "tận diệt" nhau trên không nay lại được chúng ta sử dụng chung một lực lượng, bổ sung sức mạnh cho nhau trong những cuộc không chiến. Nguồn ảnh: TL.Bằng chứng là trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, MiG-21 cùng với chiến đấu cơ F-5 đã tung ra những đòn đánh cực kỳ hiểm hóc, khiến đối phương không thể chống đỡ nổi, chia lửa cho Lục quân giúp chúng ta đi tới thắng lợi nhanh chóng. Nguồn ảnh: TL.Tuy nhiên do không có kinh kiện thay thế, tới đầu thập niên 80 của thế kỷ trước - nghĩa là sau khi sử dụng tiêm kích Northrop F-5 trong biên chế được vài năm, chúng ta buộc phải loại bỏ loại chiến đấu cơ này do nó không còn đạt an toàn bay vì "hết tuổi". Nguồn ảnh: Pinterest.Có giá đắt gấp đôi chiến đấu cơ MiG-21, tuy nhiên về cơ bản các tham số chiến đấu của Northrop F-5 là khá tương đương với loại chiến đấu cơ nổi tiếng của Liên Xô. Thậm chí Không quân Mỹ còn thường xuyên sử dụng F-5 để "đóng giả" MiG-21 trong những pha huấn luyện không chiến cho phi công trước khi qua Việt Nam tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.Bản thân loại chiến đấu cơ được "sinh ra để tiêu diệt MiG-21" này lại không được Không quân Mỹ trọng dụng do phía Mỹ không có nhu cầu cho một tiêm kích hạng nhẹ mà chỉ chú trọng vào các loại chiến đấu cơ tầm xa, hạng nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên cũng có tới hơn 1000 chiếc F-5 từng được sử dụng trong Không quân Mỹ với nhiệm vụ chính là bay tuần thám, bay khí tượng và... đóng giá MiG-21 trong các cuộc huấn luyện không đối không. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong lịch sử đã có hơn 20 quốc gia trên thế giới sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế, tuy nhiên tới nay hầu hết các chiến đấu cơ F-5 đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: Pinterest.Tính riêng trong Không quân Mỹ, hiện tại chỉ còn hai phi đội sử dụng chiến đấu cơ F-5 trong biên chế với số lượng tương đương 24 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, trong quá khứ Mỹ từng bán một số lượng lớn tiêm kích F-5E cho phía Iran và tới nay, Iran vẫn tiếp tục sử dụng loại tiêm kích này trong biên chế. Thậm chí Không quân Hồi giáo của quốc gia này còn tự sao chép F-5E của Mỹ để cho ra đời loại máy bay nội địa mang tên Azarakhsh và Sa'eqeh. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-5E thể hiện kỹ năng cơ động nhuần nhuyễn trên không.
Sau khi Kháng chiến Chống Mỹ kết thúc, ta thu được trên 40 chiếc tiêm kich F-5E do Mỹ sản xuất bị bỏ lại trên sân bay Biên Hoà. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài những tiêm kích này, chúng ta còn thu giữ được một lượng lớn phụ tùng thay thế cùng vũ khí hiện đại được sử dụng để trang bị cho chiến đấu cơ F-5E. Đây là một "gia tài" cực kỳ vô giá với Không quân Việt Nam lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: TL.
Dựa trên kinh nghiệm có sẵn cùng sự giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước, Không quân Việt Nam dần dần tiếp nhận và đưa vào sử dụng thành công loại chiến đấu cơ Northrop F-5 trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: TL.
Cũng kể từ giờ phút đó, Không quân Việt Nam là lực lượng duy nhất trên thế giới cùng sử dụng F-5 và MiG-21 trong biên chế. Hai loại chiến đấu cơ của Liên Xô và Mỹ ra đời để "tận diệt" nhau trên không nay lại được chúng ta sử dụng chung một lực lượng, bổ sung sức mạnh cho nhau trong những cuộc không chiến. Nguồn ảnh: TL.
Bằng chứng là trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, MiG-21 cùng với chiến đấu cơ F-5 đã tung ra những đòn đánh cực kỳ hiểm hóc, khiến đối phương không thể chống đỡ nổi, chia lửa cho Lục quân giúp chúng ta đi tới thắng lợi nhanh chóng. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên do không có kinh kiện thay thế, tới đầu thập niên 80 của thế kỷ trước - nghĩa là sau khi sử dụng tiêm kích Northrop F-5 trong biên chế được vài năm, chúng ta buộc phải loại bỏ loại chiến đấu cơ này do nó không còn đạt an toàn bay vì "hết tuổi". Nguồn ảnh: Pinterest.
Có giá đắt gấp đôi chiến đấu cơ MiG-21, tuy nhiên về cơ bản các tham số chiến đấu của Northrop F-5 là khá tương đương với loại chiến đấu cơ nổi tiếng của Liên Xô. Thậm chí Không quân Mỹ còn thường xuyên sử dụng F-5 để "đóng giả" MiG-21 trong những pha huấn luyện không chiến cho phi công trước khi qua Việt Nam tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bản thân loại chiến đấu cơ được "sinh ra để tiêu diệt MiG-21" này lại không được Không quân Mỹ trọng dụng do phía Mỹ không có nhu cầu cho một tiêm kích hạng nhẹ mà chỉ chú trọng vào các loại chiến đấu cơ tầm xa, hạng nặng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên cũng có tới hơn 1000 chiếc F-5 từng được sử dụng trong Không quân Mỹ với nhiệm vụ chính là bay tuần thám, bay khí tượng và... đóng giá MiG-21 trong các cuộc huấn luyện không đối không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong lịch sử đã có hơn 20 quốc gia trên thế giới sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế, tuy nhiên tới nay hầu hết các chiến đấu cơ F-5 đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính riêng trong Không quân Mỹ, hiện tại chỉ còn hai phi đội sử dụng chiến đấu cơ F-5 trong biên chế với số lượng tương đương 24 chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, trong quá khứ Mỹ từng bán một số lượng lớn tiêm kích F-5E cho phía Iran và tới nay, Iran vẫn tiếp tục sử dụng loại tiêm kích này trong biên chế. Thậm chí Không quân Hồi giáo của quốc gia này còn tự sao chép F-5E của Mỹ để cho ra đời loại máy bay nội địa mang tên Azarakhsh và Sa'eqeh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-5E thể hiện kỹ năng cơ động nhuần nhuyễn trên không.