Mạng English Russia mới đây đăng tải loạt ảnh mặt trận Stalingrad (tháng 6/1942-2/1943) được một nhiếp ảnh gia của Đức chụp bằng máy bay (có lẽ là phi công không quân phát xít) và cả trên mặt đất. Loạt ảnh cho chúng ta thấy sự khốc liệt không gì tả nổi ở Stalingrad trong những năm tháng đen tối nhất.Thành phố Stalingrad sau năm 1961 được đổi lại thành Volgograd là một thành phố lớn nằm bên hạ lưu sông Volga của Liên bang Xô Viết. Trước năm 1941, Stalingrad là trung tâm công nghiệp nặng sầm uất, đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp nặng của Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã lấy đi tất cả.Hình ảnh được máy bay chiến đấu quân Đức chụp trong giai đoạn 1942-1943 cho thấy cả thành phố gần như không còn một ai cư trú, không một nóc nhà nào còn nguyên vẹn sau những trận không kích dữ dội của quân phát xít.Cả thành phố vắng lặng như tờ.Trên một ngọn đồi trọc gần đó là xác chiếc T-34 của Hồng quân.Việc Stalingrad nằm trong tầm ngắm của Hitler và phải hứng chịu những cuộc tấn công vô cùng dữ dội là do: Thứ nhất, đây là một thành phố công nghiệp lớn nằm trên sông Volga - con đường giao thông vận tải mang tầm quan trọng chiến lược nối liền Biển Caspi và miền Bắc nước Nga. Vì vậy việc để mất Stalingrad vào tay phát xít Đức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận chuyển hàng hóa đến phía Bắc của đất nước…….Thứ hai, việc đánh chiếm Stalingrad sẽ củng cố sườn phía Đông của quân Đức vốn đang tiến nhanh về vựa dầu tại vùng Kavkaz với mục tiêu cắt đứt nguồn cung ứng dầu hỏa cho Hồng quân Xô Viết. Ảnh: một nhà máy lớn của Stalingrad chỉ còn là đống đổ nát.Cuộc tấn công vào Stalingrad bắt đầu từ ngày 17/7/1942 với những cuộc pháo kích, không kích dữ dội của quân phát xít bắn phá vào mọi thứ ở thành phố công nghiệp.Không một tòa nhà nào ở Stalingrad là không hứng chịu bom, đạn pháo.Giai đoạn đầu, quân phát xít chiếm ưu thế vượt trội Hồng quân Liên Xô về máy bay, xe tăng. Ảnh: Biên đội máy bay ném bom bổ nhào Ju 87 của phát xít trên bầu trời Stalingrad.Các máy bay quân phát xít Đức gần như thống trị bầu trời Stalingrad giai đoạn đầu trận chiến Stalingrad (từ tháng 7-18/11/1942) - giai đoạn mà Hồng quân Liên Xô chủ yếu phòng thủ.Quân Đức đã huy động tổng cộng 1.600 máy bay giai đoạn đầu cuộc chiến, trong khi Hồng quân Liên Xô chỉ có 300 máy bay, nhưng chỉ có khoảng 50 chiếc tiêm kích.Tổng số quân Đức tung vào mặt trận Stalingrad giai đoạn đầu lên tới 270.000 quân, đến ngày 19/11/1942 lên tới 1,01 triệu quân...Quân phát xít còn ưu thế hơn Hồng quân Liên Xô khi được hỗ trợ 3.000 khẩu pháo (tới tháng 11/1942 tăng lên 10.250 khẩu, 500 xe tăng ngay giai đoạn đầu cuộc chiến.Ước tính 40.000 dân thường Stalingrad đã thiệt mạng bởi các vụ bắn giết, các cuộc không kích bừa bãi của Đức phát xít.Tuy chiếm ưu thế hơn hẳn hồng quân, nhưng càng về sau quân Đức càng thất thế trước Hồng quân Liên Xô. Ngày 19/11/1942, Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch "Sao Thiên Vương" phản công. Tổng binh lực Liên Xô được huy động cho chiến dịch phản công lên tới 1,1 triệu quân và 900 xe tăng, đối diện là lực lượng Đức và chư hầu với hơn 1 triệu quân.Chỉ sau 3 đến 4 ngày tiến công, các lực lượng tiến công Xô viết đã gặp nhau tại Kalach và đã hợp vây hoàn toàn 22 sư đoàn đối phương, một bộ phận của tập đoàn quân xe tăng số 4 và toàn bộ tập đoàn quân số 6 Đức. Tổng cộng khoảng 33 vạn quân Đức đã rơi vào vòng vây siết chặt. Ảnh: Lính Đức bị thương đang được đưa lên máy bay.Mọi nỗ lực phá vây của quân Đức đều vô vọng trước Hồng quân Liên Xô. Ngày 31/1/1943, thống chế Paulus chỉ huy quân Đức ở Stalingrad đầu hàng vô điều kiện, hàng vạn quân Đức - Italy - Romania và Hungary ra hàng. Chiến dịch phòng thủ - phản công ở Stalingrad của Hồng quân Liên Xô kết thúc thắng lợi. Ảnh: Pháo 88 của Đức tại Stalingrad.Tổng cộng, khoảng 1 triệu quân Đức và chư hầu thương vong, trong đó riêng quân Đức là 285.000 chết, 300.00 thương vong còn chư hầu có khoảng 413.000 thương vong. Đi kèm với đó là hơn 1.000 xe tăng, 1.500 máy bay và hàng nghìn súng pháo bị phá hủy. Hồng quân Liên Xô tất nhiên cũng chịu thiệt hại ghê gớm khi có tới 1,12 triệu thương vong (gồm 478.471 binh sĩ hi sinh, 40.000 dân thường thiệt mạng), 4.341 xe tăng bị phá hủy cùng 15.728 súng pháo, 2.769 máy bay các loại.
Mạng English Russia mới đây đăng tải loạt ảnh mặt trận Stalingrad (tháng 6/1942-2/1943) được một nhiếp ảnh gia của Đức chụp bằng máy bay (có lẽ là phi công không quân phát xít) và cả trên mặt đất. Loạt ảnh cho chúng ta thấy sự khốc liệt không gì tả nổi ở Stalingrad trong những năm tháng đen tối nhất.
Thành phố Stalingrad sau năm 1961 được đổi lại thành Volgograd là một thành phố lớn nằm bên hạ lưu sông Volga của Liên bang Xô Viết. Trước năm 1941, Stalingrad là trung tâm công nghiệp nặng sầm uất, đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp nặng của Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đã lấy đi tất cả.
Hình ảnh được máy bay chiến đấu quân Đức chụp trong giai đoạn 1942-1943 cho thấy cả thành phố gần như không còn một ai cư trú, không một nóc nhà nào còn nguyên vẹn sau những trận không kích dữ dội của quân phát xít.
Cả thành phố vắng lặng như tờ.
Trên một ngọn đồi trọc gần đó là xác chiếc T-34 của Hồng quân.
Việc Stalingrad nằm trong tầm ngắm của Hitler và phải hứng chịu những cuộc tấn công vô cùng dữ dội là do: Thứ nhất, đây là một thành phố công nghiệp lớn nằm trên sông Volga - con đường giao thông vận tải mang tầm quan trọng chiến lược nối liền Biển Caspi và miền Bắc nước Nga. Vì vậy việc để mất Stalingrad vào tay phát xít Đức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận chuyển hàng hóa đến phía Bắc của đất nước…
….Thứ hai, việc đánh chiếm Stalingrad sẽ củng cố sườn phía Đông của quân Đức vốn đang tiến nhanh về vựa dầu tại vùng Kavkaz với mục tiêu cắt đứt nguồn cung ứng dầu hỏa cho Hồng quân Xô Viết. Ảnh: một nhà máy lớn của Stalingrad chỉ còn là đống đổ nát.
Cuộc tấn công vào Stalingrad bắt đầu từ ngày 17/7/1942 với những cuộc pháo kích, không kích dữ dội của quân phát xít bắn phá vào mọi thứ ở thành phố công nghiệp.
Không một tòa nhà nào ở Stalingrad là không hứng chịu bom, đạn pháo.
Giai đoạn đầu, quân phát xít chiếm ưu thế vượt trội Hồng quân Liên Xô về máy bay, xe tăng. Ảnh: Biên đội máy bay ném bom bổ nhào Ju 87 của phát xít trên bầu trời Stalingrad.
Các máy bay quân phát xít Đức gần như thống trị bầu trời Stalingrad giai đoạn đầu trận chiến Stalingrad (từ tháng 7-18/11/1942) - giai đoạn mà Hồng quân Liên Xô chủ yếu phòng thủ.
Quân Đức đã huy động tổng cộng 1.600 máy bay giai đoạn đầu cuộc chiến, trong khi Hồng quân Liên Xô chỉ có 300 máy bay, nhưng chỉ có khoảng 50 chiếc tiêm kích.
Tổng số quân Đức tung vào mặt trận Stalingrad giai đoạn đầu lên tới 270.000 quân, đến ngày 19/11/1942 lên tới 1,01 triệu quân...
Quân phát xít còn ưu thế hơn Hồng quân Liên Xô khi được hỗ trợ 3.000 khẩu pháo (tới tháng 11/1942 tăng lên 10.250 khẩu, 500 xe tăng ngay giai đoạn đầu cuộc chiến.
Ước tính 40.000 dân thường Stalingrad đã thiệt mạng bởi các vụ bắn giết, các cuộc không kích bừa bãi của Đức phát xít.
Tuy chiếm ưu thế hơn hẳn hồng quân, nhưng càng về sau quân Đức càng thất thế trước Hồng quân Liên Xô. Ngày 19/11/1942, Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch "Sao Thiên Vương" phản công. Tổng binh lực Liên Xô được huy động cho chiến dịch phản công lên tới 1,1 triệu quân và 900 xe tăng, đối diện là lực lượng Đức và chư hầu với hơn 1 triệu quân.
Chỉ sau 3 đến 4 ngày tiến công, các lực lượng tiến công Xô viết đã gặp nhau tại Kalach và đã hợp vây hoàn toàn 22 sư đoàn đối phương, một bộ phận của tập đoàn quân xe tăng số 4 và toàn bộ tập đoàn quân số 6 Đức. Tổng cộng khoảng 33 vạn quân Đức đã rơi vào vòng vây siết chặt. Ảnh: Lính Đức bị thương đang được đưa lên máy bay.
Mọi nỗ lực phá vây của quân Đức đều vô vọng trước Hồng quân Liên Xô. Ngày 31/1/1943, thống chế Paulus chỉ huy quân Đức ở Stalingrad đầu hàng vô điều kiện, hàng vạn quân Đức - Italy - Romania và Hungary ra hàng. Chiến dịch phòng thủ - phản công ở Stalingrad của Hồng quân Liên Xô kết thúc thắng lợi. Ảnh: Pháo 88 của Đức tại Stalingrad.
Tổng cộng, khoảng 1 triệu quân Đức và chư hầu thương vong, trong đó riêng quân Đức là 285.000 chết, 300.00 thương vong còn chư hầu có khoảng 413.000 thương vong. Đi kèm với đó là hơn 1.000 xe tăng, 1.500 máy bay và hàng nghìn súng pháo bị phá hủy. Hồng quân Liên Xô tất nhiên cũng chịu thiệt hại ghê gớm khi có tới 1,12 triệu thương vong (gồm 478.471 binh sĩ hi sinh, 40.000 dân thường thiệt mạng), 4.341 xe tăng bị phá hủy cùng 15.728 súng pháo, 2.769 máy bay các loại.