Mạng Sina dẫn thông báo từ Đài Truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) cho hay, hôm 11/10, một chiếc chiến đấu cơ J-10 bị rơi trong quá trình bay huấn luyện.Nguyên nhân được xác định ban đầu là do sự cố kĩ thuật khiến động cơ máy bay ngừng hoạt động ngay trên không. Đây là sự cố vô cùng nghiêm trọng với các loại máy bay quân sự nói riêng và thế giới máy bay nói chung.Tuy nhiên, CCTV không tiết lộ địa điểm máy bay gặp nạn.Chiếc J-10 rơi xuống đất gây ra vụ cháy nổ lớn khi trên máy bay còn tới 2,5 tấn nhiên liệu và gần 200 quả đạn pháo 30mm (trong thân máy bay).Rất may, viên phi công trước khi nhảy dù thoát hiểm đã kịp lái máy bay ra xa khu đông dân cư.Trong ảnh là phi công Lý Thông – phi công điều khiển chiếc tiêm kích J-10 gặp nạn hôm 11/10. Anh này cho biết là đã cố gắng khởi động lại động cơ nhiều lần nhưng thất bại.Việc chiếc chiến đấu cơ J-10 gặp nạn do hỏng động cơ một lần nữa khiến người ta phải nghi ngờ chất lượng các động cơ phản lực Thái Hành WS-10A mà Trung Quốc sao chép công nghệ mẫu AL-31F của Nga. Rõ ràng, động cơ phản lực vẫn là “nút thắt cổ chai” khó tháo của công nghiệp hàng không Trung Quốc.Hiện Không quân Trung Quốc có trong biên chế khoảng 240 chiếc J-10 các biến thể trong khi hải quân sở hữu khoảng 24 chiếc.
Mạng Sina dẫn thông báo từ Đài Truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) cho hay, hôm 11/10, một chiếc chiến đấu cơ J-10 bị rơi trong quá trình bay huấn luyện.
Nguyên nhân được xác định ban đầu là do sự cố kĩ thuật khiến động cơ máy bay ngừng hoạt động ngay trên không. Đây là sự cố vô cùng nghiêm trọng với các loại máy bay quân sự nói riêng và thế giới máy bay nói chung.
Tuy nhiên, CCTV không tiết lộ địa điểm máy bay gặp nạn.
Chiếc J-10 rơi xuống đất gây ra vụ cháy nổ lớn khi trên máy bay còn tới 2,5 tấn nhiên liệu và gần 200 quả đạn pháo 30mm (trong thân máy bay).
Rất may, viên phi công trước khi nhảy dù thoát hiểm đã kịp lái máy bay ra xa khu đông dân cư.
Trong ảnh là phi công Lý Thông – phi công điều khiển chiếc tiêm kích J-10 gặp nạn hôm 11/10. Anh này cho biết là đã cố gắng khởi động lại động cơ nhiều lần nhưng thất bại.
Việc chiếc chiến đấu cơ J-10 gặp nạn do hỏng động cơ một lần nữa khiến người ta phải nghi ngờ chất lượng các động cơ phản lực Thái Hành WS-10A mà Trung Quốc sao chép công nghệ mẫu AL-31F của Nga. Rõ ràng, động cơ phản lực vẫn là “nút thắt cổ chai” khó tháo của công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Hiện Không quân Trung Quốc có trong biên chế khoảng 240 chiếc J-10 các biến thể trong khi hải quân sở hữu khoảng 24 chiếc.