Biệt kích hải quân hay còn được gọi là người nhái là một trong những lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Nga. Mỗi hạm đội của nước này đều được biên chế một đơn vị người nhái riêng biệt cùng với đó là các trung tâm huấn luyện và đạo tạo riêng dành cho lực lượng đặc biệt này.Bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, lực lượng người nhái Nga còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như xử lý các sự cố dưới nước, tìm kiếm cứu nạn cho đến phục vụ nghiên cứu khoa học. Trong ảnh là mẫu mũ lặn 3-bolt được Hải quân Liên Xô đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980 và sau này được Hải quân Nga tiếp tục sử dụng.Các thiết bị lặn hay bộ đồ lặn tiêu chuẩn của Hải quân Nga cho phép người mặc có thể lặn ở độ sâu từ 30-67m, chúng cũng có thể hoạt động ở vùng nước có nhiệt độ thấp từ 2 độ C trở lên.Tất nhiên với khối thiết bị nặng hàng trăm kg mang theo mỗi thợ lặn đều không thể mang được đồ nếu không có sự trợ giúp của đội hổ trợ trên mặt đất. Và bộ phận quan trọng nhất của mỗi đồ lặn là mũ lặn bằng kim loại cung cấp không khí cho thợ lặn khi dưới nước.Đối với lực lượng người nhái chiến đấu, họ được trang bị các bộ đồ lặn nhẹ hơn giúp di chuyển linh hoạt dưới nước hoặc các vùng nước cạn. Trong ảnh là một người nhái Nga thuộc Hạm đội Biển Đen với phương tiện hỗ trợ lặn RO-1.Mỗi đơn vị người nhái Nga có quân số từ 50-60 người và ở mỗi hạm đội có từ 120-200 người nhái. Để phân biệt giữa các đơn vị này, Hải quân Nga cũng sử dụng các tên gọi khác nhau tuy nhiên thông tin về lực lượng này đều tuyệt mật.Dù không nổi tiếng hay trang bị hầm hố như các đơn vị biệt kích hải quân của Mỹ, nhưng lực lượng người nhái Nga không vì thế mà kém cạnh, họ cũng có những chiến công riêng của mình và điều đáng tiếc là chúng chưa bao giờ được công bố.Quá trình đào tạo một người nhái Nga kéo dài tới 26 tuần và phải trải qua hàng loạt thử thách khắc nghiệt nhất như hành quân với đầy đủ trang bị trên quảng đường 100km, bơi 20km với một bộ đồ lặn. Cùng với đó là khả năng sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí.Trong ảnh là hai thợ lặn thuộc Hạm đội Biển Đen thực hiện buổi huấn luyện dưới nước của mình và để có thể chìm dưới nước mỗi thợ lặn phải mang những đôi giày có đế bằng chì nặng tới 23kg với mũi giày được làm bằng đồng.Trang bị của lực lượng người nhái Nga không có nhiều sự thay đổi lắm so với thời Liên Xô và chúng chưa hề lỗi thời. Trong ảnh là một đơn vị người nhái Nga với bộ đồ lặn IDA71 cùng mặt nạ dưỡng khí DSV.Trang bị vũ khí của người nhái Nga cũng khá đa dạng bên cạnh các dòng súng trường tấn Ak họ còn được trang bị các mẫu súng bắn dưới nước như APS và SPP-1Bình dưỡng khí IDA71 cho phép người nhái Nga có thể hoạt động liên tục 8 giờ dưới nước.Một nhóm người nhái thuộc Hạm đội Biển Đen tham gia huấn luyện với súng trường tấn công AKMS.Được thành lập từ năm 1941 cho đến nay đã hơn 70 năm nhưng lực lượng người nhái Nga vẫn là một ẩn số rất lớn đối Phương Tây.
Biệt kích hải quân hay còn được gọi là người nhái là một trong những lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Nga. Mỗi hạm đội của nước này đều được biên chế một đơn vị người nhái riêng biệt cùng với đó là các trung tâm huấn luyện và đạo tạo riêng dành cho lực lượng đặc biệt này.
Bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, lực lượng người nhái Nga còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như xử lý các sự cố dưới nước, tìm kiếm cứu nạn cho đến phục vụ nghiên cứu khoa học. Trong ảnh là mẫu mũ lặn 3-bolt được Hải quân Liên Xô đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980 và sau này được Hải quân Nga tiếp tục sử dụng.
Các thiết bị lặn hay bộ đồ lặn tiêu chuẩn của Hải quân Nga cho phép người mặc có thể lặn ở độ sâu từ 30-67m, chúng cũng có thể hoạt động ở vùng nước có nhiệt độ thấp từ 2 độ C trở lên.
Tất nhiên với khối thiết bị nặng hàng trăm kg mang theo mỗi thợ lặn đều không thể mang được đồ nếu không có sự trợ giúp của đội hổ trợ trên mặt đất. Và bộ phận quan trọng nhất của mỗi đồ lặn là mũ lặn bằng kim loại cung cấp không khí cho thợ lặn khi dưới nước.
Đối với lực lượng người nhái chiến đấu, họ được trang bị các bộ đồ lặn nhẹ hơn giúp di chuyển linh hoạt dưới nước hoặc các vùng nước cạn. Trong ảnh là một người nhái Nga thuộc Hạm đội Biển Đen với phương tiện hỗ trợ lặn RO-1.
Mỗi đơn vị người nhái Nga có quân số từ 50-60 người và ở mỗi hạm đội có từ 120-200 người nhái. Để phân biệt giữa các đơn vị này, Hải quân Nga cũng sử dụng các tên gọi khác nhau tuy nhiên thông tin về lực lượng này đều tuyệt mật.
Dù không nổi tiếng hay trang bị hầm hố như các đơn vị biệt kích hải quân của Mỹ, nhưng lực lượng người nhái Nga không vì thế mà kém cạnh, họ cũng có những chiến công riêng của mình và điều đáng tiếc là chúng chưa bao giờ được công bố.
Quá trình đào tạo một người nhái Nga kéo dài tới 26 tuần và phải trải qua hàng loạt thử thách khắc nghiệt nhất như hành quân với đầy đủ trang bị trên quảng đường 100km, bơi 20km với một bộ đồ lặn. Cùng với đó là khả năng sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí.
Trong ảnh là hai thợ lặn thuộc Hạm đội Biển Đen thực hiện buổi huấn luyện dưới nước của mình và để có thể chìm dưới nước mỗi thợ lặn phải mang những đôi giày có đế bằng chì nặng tới 23kg với mũi giày được làm bằng đồng.
Trang bị của lực lượng người nhái Nga không có nhiều sự thay đổi lắm so với thời Liên Xô và chúng chưa hề lỗi thời. Trong ảnh là một đơn vị người nhái Nga với bộ đồ lặn IDA71 cùng mặt nạ dưỡng khí DSV.
Trang bị vũ khí của người nhái Nga cũng khá đa dạng bên cạnh các dòng súng trường tấn Ak họ còn được trang bị các mẫu súng bắn dưới nước như APS và SPP-1
Bình dưỡng khí IDA71 cho phép người nhái Nga có thể hoạt động liên tục 8 giờ dưới nước.
Một nhóm người nhái thuộc Hạm đội Biển Đen tham gia huấn luyện với súng trường tấn công AKMS.
Được thành lập từ năm 1941 cho đến nay đã hơn 70 năm nhưng lực lượng người nhái Nga vẫn là một ẩn số rất lớn đối Phương Tây.