Theo thông tin đăng tải trên trang mạng Sina (Trung Quốc), Lý Liên Anh xuất thân vốn là kép hát, vừa hát hay lại có vẻ ngoài hào hoa, phong nhã nên đã lọt mắt xanh Từ Hy. Theo ghi chép trong sử sách, Từ Hy vô cùng sủng ái ông ta, điều này khiến quyền lực của Lý Liên Anh ngút trời, trong triều ai cũng phải kiêng nể. Nguồn ảnh: Baidu.Tương truyền chính ông ta là người đã giúp Từ Hy sửa di chúc của vua Hàm Phong để giúp đỡ bà ta thoát được tội chết, đồng thời còn giúp bà ta đưa Đồng Trị lên ngôi. Nguồn ảnh: Baidu.Thậm chí ông ta còn lặn lội vào kỹ viện học thuật chải tóc "Ngọc trâm" để trị bệnh đau đầu cho Từ Hy nên càng được sủng ái. Lý Liên Anh cũng chính là người bức hiếp Quang Tự, đối xử tàn nhẫn với hoàng thượng nhưng vì có Từ Hy bênh vực, bao che nên Quang Tự đành phải nhẫn nhịn Lý Liên Anh nhiều lần. Nguồn ảnh: Baidu.Sau vụ Mậu Tuất chính biến, hoàng đế Quang Tự còn bị Lý Liên Anh xúi Từ Hy giam lỏng trong một phòng bẩn thỉu, không cho ăn no mặc ấm và chịu nhục nhã tới khi chết. Chính ông ta cũng là người đẩy Trân phi ái phi mà Quang Tự nhất mực sủng ái xuống giếng. Nguồn ảnh: Baidu.Theo lý mà nói, Quang Tự sẽ là người hận thấu xương Lý Liên Anh nhưng không ngờ trước khi lâm chung, Quang Tự lại di ngôn lại hai việc hệ trọng: Thứ nhất, phải mưu sát Viên Thế Khải, thứ hai cần phải đối xử tốt Lý Liên Anh. Nguồn ảnh: Baidu.Có câu chuyện kể rằng khi Từ Hy, Quang Tự bị liên quân bát tự truy đuổi tháo chạy đến Tây An. Trên đường chạy nạn họ tìm một chỗ dừng chân tạm nghỉ. Từ Hy vốn quen đòi hỏi chỗ của mình lúc nào cũng phải như hành cung tức là phải có điều kiện tốt, được đãi ngộ chăm sóc tốt. Nguồn ảnh: Baidu.Sau khi Lý Liên Anh đỡ Từ Hy nằm nghỉ bèn hỏi tiểu thái giám bên cạnh xem hoàng thượng nghỉ ở đâu để ông ta đi thỉnh an. Căn phòng hoàng thượng ở không có ánh sáng, lạnh lẽo. Giường của hoàng thượng chỉ trải một cái đệm mà không có chăn. Nguồn ảnh: Baidu.Lý Liên Anh vội vàng về lấy chiếc chăn của mình mang sang cho hoàng thượng và quỳ xuống tâu rằng: "Mong hoàng thượng đành chịu ấm ức dùng tạm chăn của nô tài ạ". Lý Liên Anh đắp xong chăn cho hoàng thượng rồi gục mặt vào đầu gối hoàng thượng mà khóc to rằng: "Bệ hạ, sao mệnh chúng ta lại khổ thế này?". Nguồn ảnh: Baidu.Đêm hôm đó, Lý Liên Anh không về ngủ mà đứng hầu ở bên ngoài. Mỗi lần hoàng đế Quang Tự ho là ông ta lại vội vàng mang cốc nước đến. Có lẽ tấm chân tình của Lý Liên Anh đã khiến Quang Tự vô cùng cảm động. Nguồn ảnh: Baidu.Thực ra, Lý Liên Anh là người rất khôn khéo biết đối nhân xử thế. Ông ta hiểu chủ nhân của mình có điểm mạnh điểm yếu gì. Ông ta biết nắm thời cuộc, biết người hiểu ta. Ông ta biết cách lúc nào mình cần phải thể hiện, lúc nào cần lui ra phía sau và lúc nào cần phải tấn công phòng thủ. Nguồn ảnh: Baidu.Cả cuộc đời ông ta có thể nói ngắn gọn trong một câu: "Sống là vì Từ Hi và chết cũng là vì Từ Hi". Nếu chủ nhân được hưởng phúc tôi cũng được hưởng phúc còn chủ nhân gặp nguy nan tôi cũng chịu nguy nan. Chủ nhân chết chưa đầy hai năm thì vội vàng theo kịp để hầu hạ dưới suối vàng. Nguồn ảnh: Baidu.Suy cho cùng Lý Liên Anh là người thế nào hậu thế còn có nhiều phán xét trái chiều. Nhưng có thể khẳng định Lý Liên Anh chính là hình mẫu điển hình về một nô tài tận trung tận nghĩa, sống có đầu có cuối trong xã hội phong kiến. Nguồn ảnh: Baidu.
Theo thông tin đăng tải trên trang mạng Sina (Trung Quốc), Lý Liên Anh xuất thân vốn là kép hát, vừa hát hay lại có vẻ ngoài hào hoa, phong nhã nên đã lọt mắt xanh Từ Hy. Theo ghi chép trong sử sách, Từ Hy vô cùng sủng ái ông ta, điều này khiến quyền lực của Lý Liên Anh ngút trời, trong triều ai cũng phải kiêng nể. Nguồn ảnh: Baidu.
Tương truyền chính ông ta là người đã giúp Từ Hy sửa di chúc của vua Hàm Phong để giúp đỡ bà ta thoát được tội chết, đồng thời còn giúp bà ta đưa Đồng Trị lên ngôi. Nguồn ảnh: Baidu.
Thậm chí ông ta còn lặn lội vào kỹ viện học thuật chải tóc "Ngọc trâm" để trị bệnh đau đầu cho Từ Hy nên càng được sủng ái. Lý Liên Anh cũng chính là người bức hiếp Quang Tự, đối xử tàn nhẫn với hoàng thượng nhưng vì có Từ Hy bênh vực, bao che nên Quang Tự đành phải nhẫn nhịn Lý Liên Anh nhiều lần. Nguồn ảnh: Baidu.
Sau vụ Mậu Tuất chính biến, hoàng đế Quang Tự còn bị Lý Liên Anh xúi Từ Hy giam lỏng trong một phòng bẩn thỉu, không cho ăn no mặc ấm và chịu nhục nhã tới khi chết. Chính ông ta cũng là người đẩy Trân phi ái phi mà Quang Tự nhất mực sủng ái xuống giếng. Nguồn ảnh: Baidu.
Theo lý mà nói, Quang Tự sẽ là người hận thấu xương Lý Liên Anh nhưng không ngờ trước khi lâm chung, Quang Tự lại di ngôn lại hai việc hệ trọng: Thứ nhất, phải mưu sát Viên Thế Khải, thứ hai cần phải đối xử tốt Lý Liên Anh. Nguồn ảnh: Baidu.
Có câu chuyện kể rằng khi Từ Hy, Quang Tự bị liên quân bát tự truy đuổi tháo chạy đến Tây An. Trên đường chạy nạn họ tìm một chỗ dừng chân tạm nghỉ. Từ Hy vốn quen đòi hỏi chỗ của mình lúc nào cũng phải như hành cung tức là phải có điều kiện tốt, được đãi ngộ chăm sóc tốt. Nguồn ảnh: Baidu.
Sau khi Lý Liên Anh đỡ Từ Hy nằm nghỉ bèn hỏi tiểu thái giám bên cạnh xem hoàng thượng nghỉ ở đâu để ông ta đi thỉnh an. Căn phòng hoàng thượng ở không có ánh sáng, lạnh lẽo. Giường của hoàng thượng chỉ trải một cái đệm mà không có chăn. Nguồn ảnh: Baidu.
Lý Liên Anh vội vàng về lấy chiếc chăn của mình mang sang cho hoàng thượng và quỳ xuống tâu rằng: "Mong hoàng thượng đành chịu ấm ức dùng tạm chăn của nô tài ạ". Lý Liên Anh đắp xong chăn cho hoàng thượng rồi gục mặt vào đầu gối hoàng thượng mà khóc to rằng: "Bệ hạ, sao mệnh chúng ta lại khổ thế này?". Nguồn ảnh: Baidu.
Đêm hôm đó, Lý Liên Anh không về ngủ mà đứng hầu ở bên ngoài. Mỗi lần hoàng đế Quang Tự ho là ông ta lại vội vàng mang cốc nước đến. Có lẽ tấm chân tình của Lý Liên Anh đã khiến Quang Tự vô cùng cảm động. Nguồn ảnh: Baidu.
Thực ra, Lý Liên Anh là người rất khôn khéo biết đối nhân xử thế. Ông ta hiểu chủ nhân của mình có điểm mạnh điểm yếu gì. Ông ta biết nắm thời cuộc, biết người hiểu ta. Ông ta biết cách lúc nào mình cần phải thể hiện, lúc nào cần lui ra phía sau và lúc nào cần phải tấn công phòng thủ. Nguồn ảnh: Baidu.
Cả cuộc đời ông ta có thể nói ngắn gọn trong một câu: "Sống là vì Từ Hi và chết cũng là vì Từ Hi". Nếu chủ nhân được hưởng phúc tôi cũng được hưởng phúc còn chủ nhân gặp nguy nan tôi cũng chịu nguy nan. Chủ nhân chết chưa đầy hai năm thì vội vàng theo kịp để hầu hạ dưới suối vàng. Nguồn ảnh: Baidu.
Suy cho cùng Lý Liên Anh là người thế nào hậu thế còn có nhiều phán xét trái chiều. Nhưng có thể khẳng định Lý Liên Anh chính là hình mẫu điển hình về một nô tài tận trung tận nghĩa, sống có đầu có cuối trong xã hội phong kiến. Nguồn ảnh: Baidu.