Nghệ thuật làm đẹp ở thế kỷ vàng của Geisha được tiếp tục từ những năm 60 của thế kỷ XIX và đến đầu thế kỷ XX. Chính trong thời kỳ này đã lập ra một hệ thống phức tạp và tinh tế về giáo dục những “phụ nữ-hoa”, tức Geisha.
Hệ thống này bao gồm văn học, vẽ, âm nhạc và một nghệ thuật bắt buộc là kokon-tokoro - là những phương thức làm đẹp, khiến người phụ nữ trông thật hoàn hảo.
Làn da: Không được có khiếm khuyết. Làn da của Geisha phải mịn màng và nhẵn nhụi, không được nhão, không được xuất hiện một nốt đen.
Để giữ cho thân thể của mình được hoàn hảo, Geisha đã dùng những loại mặt nạ bôi khác nhau và các hợp chất làm mịn từ đất sét, dầu thực vật và muối biển. Đôi mắt: là vũ khí chính yếu. Đôi mắt long lanh phải thu hút sự chú ý bằng trí tuệ.
Vì thế, các Geisha đã vẽ lông mày hình vòng cung và tô đen thật đậm. Khi bước vào phòng, họ cụp mắt xuống để khoe với khách quầng mắt hình vòng cung màu đỏ hoặc đường chân mày đen. Để trên quầng mắt không bị các nếp nhăn ở mí, Geisha đã phủ lên mi một lớp phấn sáng màu gần như trong suốt. Vùng mắt giữa mí và lông mày được tô đỏ.
Các Maiko thì quầng mắt chỉ tô phấn góc trên mí, còn lông mày thì phủ phấn lên. Tại một số trường đào tạo Geisha, người ta làm sáng lông mày bằng cách tô màu vàng nhạt.
Đôi môi: Đây là bộ phận trên gương mặt Geisha được các nhà thơ Nhật Bản vô cùng hâm mộ, mê mẩn.
Họ ví làn môi của Geisha như những cánh hoa và trái quả chín mọng. Những người phụ nữ tô môi bằng một lớp son đỏ bóng được làm từ cánh hoa hồng, quả nghệ tây và dầu thực vật. Những Geisha tập sự - nghĩa là các Maiko chỉ tô phần giữa môi, vào ban ngày các cô gái chỉ tô son môi dưới. Geisha dùng karamel để làm bóng môi. Mái tóc dài: Đây là một điều kiện bắt buộc. Suốt nhiều thế kỷ, phụ nữ Nhật đều nuôi tóc cho dài hết mức. Điều này cho phép họ tạo nên những kiểu tóc lộng lẫy và kiểu cách đến mức kỳ lạ.Ngón tay: là một chi tiết quan trọng trong giao tiếp không lời. Bàn tay của Geisha phải sạch sẽ và được chăm chút cẩn thận.
Do đó, những người đẹp thường xuyên sơn móng tay, dùng kem làm ẩm da tay và tránh phơi nắng.
Điệu bộ và dáng đi: Khi bước vào phòng, bước đi của Geisha không được vội vã, hai vai phải bất động và thở thật nhẹ.
Còn những Maiko thường đi đôi xabo cao 15 cm, có đeo một chiếc chuông nhỏ được gọi là okobo.
Dáng đi của Geisha thì phải uyển chuyển và quyến rũ, gọi là “dáng đi tám bước” hoặc là ukeaium, tức “dáng đi bơi lướt”. Khi bước đi, hông lắc tự do và bàn chân đưa ra phía trước gần như là đi trên các đầu ngón chân. Tiêu chuẩn một Geisha dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản, gồm: khari, bitai và akanune. Khari - tinh thần. Geisha không được nhượng bộ nhưng phải điềm tĩnh, biết nhẫn nhục nhưng dũng cảm, truyền thống nhưng không quá khuôn phép.
Bitai - sự yểu điệu. Đó là sự ve vãn đi đôi với khêu gợi nhã nhặn nhưng không bao giờ đi quá mức độ. Đó là sự quyến rũ mà không phóng đãng.
Akanuke - sự tinh tế. Vẻ đẹp lý tưởng cần phải đúng mực nhưng hoàn hảo. Cô gái phải ý thức được mình nên có được đức tính khiêm nhường, thanh cao và độ lượng.
Nghệ thuật làm đẹp ở thế kỷ vàng của Geisha được tiếp tục từ những năm 60 của thế kỷ XIX và đến đầu thế kỷ XX. Chính trong thời kỳ này đã lập ra một hệ thống phức tạp và tinh tế về giáo dục những “phụ nữ-hoa”, tức Geisha.
Hệ thống này bao gồm văn học, vẽ, âm nhạc và một nghệ thuật bắt buộc là kokon-tokoro - là những phương thức làm đẹp, khiến người phụ nữ trông thật hoàn hảo.
Làn da: Không được có khiếm khuyết. Làn da của Geisha phải mịn màng và nhẵn nhụi, không được nhão, không được xuất hiện một nốt đen.
Để giữ cho thân thể của mình được hoàn hảo, Geisha đã dùng những loại mặt nạ bôi khác nhau và các hợp chất làm mịn từ đất sét, dầu thực vật và muối biển.
Đôi mắt: là vũ khí chính yếu. Đôi mắt long lanh phải thu hút sự chú ý bằng trí tuệ.
Vì thế, các Geisha đã vẽ lông mày hình vòng cung và tô đen thật đậm.
Khi bước vào phòng, họ cụp mắt xuống để khoe với khách quầng mắt hình vòng cung màu đỏ hoặc đường chân mày đen. Để trên quầng mắt không bị các nếp nhăn ở mí, Geisha đã phủ lên mi một lớp phấn sáng màu gần như trong suốt. Vùng mắt giữa mí và lông mày được tô đỏ.
Các Maiko thì quầng mắt chỉ tô phấn góc trên mí, còn lông mày thì phủ phấn lên. Tại một số trường đào tạo Geisha, người ta làm sáng lông mày bằng cách tô màu vàng nhạt.
Đôi môi: Đây là bộ phận trên gương mặt Geisha được các nhà thơ Nhật Bản vô cùng hâm mộ, mê mẩn.
Họ ví làn môi của Geisha như những cánh hoa và trái quả chín mọng.
Những người phụ nữ tô môi bằng một lớp son đỏ bóng được làm từ cánh hoa hồng, quả nghệ tây và dầu thực vật. Những Geisha tập sự - nghĩa là các Maiko chỉ tô phần giữa môi, vào ban ngày các cô gái chỉ tô son môi dưới. Geisha dùng karamel để làm bóng môi.
Mái tóc dài: Đây là một điều kiện bắt buộc. Suốt nhiều thế kỷ, phụ nữ Nhật đều nuôi tóc cho dài hết mức. Điều này cho phép họ tạo nên những kiểu tóc lộng lẫy và kiểu cách đến mức kỳ lạ.
Ngón tay: là một chi tiết quan trọng trong giao tiếp không lời. Bàn tay của Geisha phải sạch sẽ và được chăm chút cẩn thận.
Do đó, những người đẹp thường xuyên sơn móng tay, dùng kem làm ẩm da tay và tránh phơi nắng.
Điệu bộ và dáng đi: Khi bước vào phòng, bước đi của Geisha không được vội vã, hai vai phải bất động và thở thật nhẹ.
Còn những Maiko thường đi đôi xabo cao 15 cm, có đeo một chiếc chuông nhỏ được gọi là okobo.
Dáng đi của Geisha thì phải uyển chuyển và quyến rũ, gọi là “dáng đi tám bước” hoặc là ukeaium, tức “dáng đi bơi lướt”. Khi bước đi, hông lắc tự do và bàn chân đưa ra phía trước gần như là đi trên các đầu ngón chân.
Tiêu chuẩn một Geisha dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản, gồm: khari, bitai và akanune. Khari - tinh thần. Geisha không được nhượng bộ nhưng phải điềm tĩnh, biết nhẫn nhục nhưng dũng cảm, truyền thống nhưng không quá khuôn phép.
Bitai - sự yểu điệu. Đó là sự ve vãn đi đôi với khêu gợi nhã nhặn nhưng không bao giờ đi quá mức độ. Đó là sự quyến rũ mà không phóng đãng.
Akanuke - sự tinh tế. Vẻ đẹp lý tưởng cần phải đúng mực nhưng hoàn hảo. Cô gái phải ý thức được mình nên có được đức tính khiêm nhường, thanh cao và độ lượng.