Ngày càng nhiều người tạo hình xăm trên cơ thể. Theo thống kê, cứ 4 người trong độ tuổi 18 đến 30 thì có 1 người xăm hình (65% trong đó là phụ nữ) và tỷ lệ này sẽ tăng lên 40% trong vài năm tới. Sau đây là một số loại xăm phổ biến.Xăm nghiệp dư: Bất kỳ ai cũng có thể xăm mực, than, hoặc tro dưới da với một cái ghim băng. Những hình xăm tự làm thường không đẹp như chuyên nghiệp. Những hình xăm như vậy thường được thực hiện trong điều kiện mất vệ sinh và nguy cơ nhiễm trùng cao.Hình xăm văn hóa: Mỗi nền văn hóa khác nhau thì có hình xăm truyền thống khác nhau. Những hình xăm này có mục đích hoặc ý nghĩa đặc biệt. Nó thể hiện tín ngưỡng hoặc đơn thuần là biểu tượng của cái đẹp.Xăm chuyên nghiệp: Loại xăm này được thực hiện bởi những nghệ sĩ có đăng ký hành nghề và thực hiện trên máy xăm - được gọi là "súng xăm".Xăm thẩm mỹ: Hình xăm không phải lúc nào cũng là những thiết kế hoặc mang thông điệp, đôi khi nó đơn giản chỉ là hình trang điểm vĩnh viễn. Loại này gồm: xăm mắt, viền môi, môi, lông mi, lông mày, tóc giả... Do mực xăm bị phai theo thời gian nên người ta thường phải dặm màu lại cho tươi.
Hình xăm y tế: Nhiều trường hợp hình xăm được dùng như một dấu hiệu chỉ bệnh tật. Ví dụ người có bệnh tiểu đường mãn tính dùng hình xăm để cảnh báo nhân viên y tế trong trường hợp khẩn cấp. Người xạ trị nhiều lần được xăm để đánh dấu đường truyền. Hoặc sau phẫu thuật bầu ngực, bác sĩ sẽ xăm nhũ hoa.Hầu hết mọi người xăm vì 2 lý do: muốn thể hiện cá tính; hoặc biểu lộ họ thuộc về một nhóm người nào đó. Nếu bạn muốn xăm, hãy dành thời gian suy nghĩ về hình xăm, chỗ xăm và ai là người sẽ nhìn thấy hình xăm đó của bạn.
Chọn phòng xăm: Xăm vĩnh viễn đòi hỏi phải rách da và tiếp xúc với máu, dịch cơ thể. Trước hết, hãy chắc chắn phòng xăm thật sạch sẽ như phòng bác sĩ (mẹo: kiểm tra toilet). Bạn nên kiểm tra giấy phép hành nghề (còn hạn) của người xăm. Nơi xăm phải cách biệt, có sàn cứng, sạch và không có các chi tiết chứa vi khuẩn gây bệnh.
Trước và trong khi xăm, bạn đừng uống rượu hoặc uống thuốc (đặc biệt là thuốc giảm đau aspirin). Đừng xăm nếu bạn đang ốm. Hãy đảm bảo là kim tiêm phải vô trùng và dùng một lần. Kiểm tra phòng xăm có máy diệt khuẩn các thiết bị sau khi sử dụng. Người xăm phải rửa sạch tay và đeo găng tay vô trùng. Đọc kỹ thông tin: màu mực xăm, nhà sản xuất, lô sản xuất, hạn sử dụng...
Những rủi ro: 1. Nhiễm Trùng. Bất kỳ loại xăm nào cũng chứa nguy cơ, tệ nhất là lây bệnh nguy hiểm (HIV, viêm gan C...) từ kim "bẩn". Bạn cũng có thể bị lây tụ khuẩn cầu vàng, chốc lở, viêm mô tế bào, nhiễm trùng da sâu... Ngoài kim tiêm, mực xăm có nấm mốc, vi khuẩn sẽ gây hại cho mắt, phổi và các cơ quan khác của cơ thể.
2. Dị ứng. Một số người bị dị ứng với mực xăm, đặc biệt là mực đỏ. Trong ảnh là cô gái bị dị ứng màu đỏ của mực xăm môi. Loại dị ứng với thuốc nhuộm hoặc kim loại khi xăm có thể làm tổn thương các mô, gây sưng hoặc nổi mẩn.
Xóa hình xăm. Hình xăm sẽ dễ xóa hơn nếu là màu đen. Nhưng dù kết quả thế nào, bạn cũng đừng hy vọng làn da trở lại như trước khi bị xăm hình.
Kỹ thuật xóa xăm: Có 3 cách cơ bản: cắt da bị xăm; xóa mờ (mài da kỹ thuật số); hoặc xóa bằng tia laser. Hầu hết các bác sĩ ưa xóa bằng tia laser. Trong ảnh là cách xóa xăm bằng tia laser. Vết sẹo ở dưới sẽ được xóa bằng mài da. Một số loại mực khó xóa hơn, cần phải xóa lại nhiều lần. Tuy vậy, hình xăm sẽ không thể biến mất 100%. Tuyệt đối không tự xóa bằng thủ công hoặc nhờ người xăm xóa, bởi dung dịch thủ công có thể là a xít, gây tổn thương khủng khiếp cho da.
Các màu xăm khác nhau sẽ cần đến những loại tia laser khác nhau để làm vỡ màu xăm thành các mảnh nhỏ trước khi biến mất. Ngay sau khi điều trị, chỗ da xăm trước đây có thể bị trắng lên. Màu da sẽ tự nhiên dần dần theo thời gian.Xóa xăm cũng có nguy cơ bị dị ứng khi các tia laser phá vỡ màu xăm. Ở hình trái tim trong ảnh, một vài tia laser khác nhau đã gây mụn nước. Tuy nhiên, chăm sóc da thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng này.Nguy cơ để lại sẹo do xóa xăm. Không phải ca xóa xăm nào cũng hoàn hảo, trong hình là một trường hợp xóa xăm bằng tia laser để lại sẹo.Dị ứng lá móng khi xăm tạm thời. Nhiều người không thích xăm vĩnh viễn, tìm đến cách xăm "ngắn hạn" bằng vẽ mực lá móng. Trong ảnh là một trường hợp dị ứng khủng khiếp khi vẽ bằng loại mực này. Cây lá móng nâu đỏ chỉ được dùng để nhuộm tóc, không được dùng cho da. Bạn cũng nên tránh màu lá móng đen và xanh. Các màu sắc này được tạo từ nhựa than đá, thường gây những phản ứng nghiêm trọng.
Ngày càng nhiều người tạo hình xăm trên cơ thể. Theo thống kê, cứ 4 người trong độ tuổi 18 đến 30 thì có 1 người
xăm hình (65% trong đó là phụ nữ) và tỷ lệ này sẽ tăng lên 40% trong vài năm tới. Sau đây là một số loại xăm phổ biến.
Xăm nghiệp dư: Bất kỳ ai cũng có thể xăm mực, than, hoặc tro dưới da với một cái ghim băng. Những hình xăm tự làm thường không đẹp như chuyên nghiệp. Những hình xăm như vậy thường được thực hiện trong điều kiện mất vệ sinh và nguy cơ nhiễm trùng cao.
Hình xăm văn hóa: Mỗi nền văn hóa khác nhau thì có hình xăm truyền thống khác nhau. Những hình xăm này có mục đích hoặc ý nghĩa đặc biệt. Nó thể hiện tín ngưỡng hoặc đơn thuần là biểu tượng của cái đẹp.
Xăm chuyên nghiệp: Loại xăm này được thực hiện bởi những nghệ sĩ có đăng ký hành nghề và thực hiện trên máy xăm - được gọi là "súng xăm".
Xăm thẩm mỹ: Hình xăm không phải lúc nào cũng là những thiết kế hoặc mang thông điệp, đôi khi nó đơn giản chỉ là hình trang điểm vĩnh viễn. Loại này gồm: xăm mắt, viền môi, môi, lông mi, lông mày, tóc giả... Do mực xăm bị phai theo thời gian nên người ta thường phải dặm màu lại cho tươi.
Hình xăm y tế: Nhiều trường hợp hình xăm được dùng như một dấu hiệu chỉ bệnh tật. Ví dụ người có bệnh tiểu đường mãn tính dùng hình xăm để cảnh báo nhân viên y tế trong trường hợp khẩn cấp. Người xạ trị nhiều lần được xăm để đánh dấu đường truyền. Hoặc sau phẫu thuật bầu ngực, bác sĩ sẽ xăm nhũ hoa.
Hầu hết mọi người xăm vì 2 lý do: muốn thể hiện cá tính; hoặc biểu lộ họ thuộc về một nhóm người nào đó. Nếu bạn muốn xăm, hãy dành thời gian suy nghĩ về hình xăm, chỗ xăm và ai là người sẽ nhìn thấy hình xăm đó của bạn.
Chọn phòng xăm: Xăm vĩnh viễn đòi hỏi phải rách da và tiếp xúc với máu, dịch cơ thể. Trước hết, hãy chắc chắn phòng xăm thật sạch sẽ như phòng bác sĩ (mẹo: kiểm tra toilet). Bạn nên kiểm tra giấy phép hành nghề (còn hạn) của người xăm. Nơi xăm phải cách biệt, có sàn cứng, sạch và không có các chi tiết chứa vi khuẩn gây bệnh.
Trước và trong khi xăm, bạn đừng uống rượu hoặc uống thuốc (đặc biệt là thuốc giảm đau aspirin). Đừng xăm nếu bạn đang ốm. Hãy đảm bảo là kim tiêm phải vô trùng và dùng một lần. Kiểm tra phòng xăm có máy diệt khuẩn các thiết bị sau khi sử dụng. Người xăm phải rửa sạch tay và đeo găng tay vô trùng. Đọc kỹ thông tin: màu mực xăm, nhà sản xuất, lô sản xuất, hạn sử dụng...
Những rủi ro: 1. Nhiễm Trùng. Bất kỳ loại xăm nào cũng chứa nguy cơ, tệ nhất là lây bệnh nguy hiểm (HIV, viêm gan C...) từ kim "bẩn". Bạn cũng có thể bị lây tụ khuẩn cầu vàng, chốc lở, viêm mô tế bào, nhiễm trùng da sâu... Ngoài kim tiêm, mực xăm có nấm mốc, vi khuẩn sẽ gây hại cho mắt, phổi và các cơ quan khác của cơ thể.
2. Dị ứng. Một số người bị dị ứng với mực xăm, đặc biệt là mực đỏ. Trong ảnh là cô gái bị dị ứng màu đỏ của mực xăm môi. Loại dị ứng với thuốc nhuộm hoặc kim loại khi xăm có thể làm tổn thương các mô, gây sưng hoặc nổi mẩn.
Xóa hình xăm. Hình xăm sẽ dễ xóa hơn nếu là màu đen. Nhưng dù kết quả thế nào, bạn cũng đừng hy vọng làn da trở lại như trước khi bị xăm hình.
Kỹ thuật xóa xăm: Có 3 cách cơ bản: cắt da bị xăm; xóa mờ (mài da kỹ thuật số); hoặc xóa bằng tia laser. Hầu hết các bác sĩ ưa xóa bằng tia laser. Trong ảnh là cách xóa xăm bằng tia laser. Vết sẹo ở dưới sẽ được xóa bằng mài da. Một số loại mực khó xóa hơn, cần phải xóa lại nhiều lần. Tuy vậy, hình xăm sẽ không thể biến mất 100%. Tuyệt đối không tự xóa bằng thủ công hoặc nhờ người xăm xóa, bởi dung dịch thủ công có thể là a xít, gây tổn thương khủng khiếp cho da.
Các màu xăm khác nhau sẽ cần đến những loại tia laser khác nhau để làm vỡ màu xăm thành các mảnh nhỏ trước khi biến mất. Ngay sau khi điều trị, chỗ da xăm trước đây có thể bị trắng lên. Màu da sẽ tự nhiên dần dần theo thời gian.
Xóa xăm cũng có nguy cơ bị dị ứng khi các tia laser phá vỡ màu xăm. Ở hình trái tim trong ảnh, một vài tia laser khác nhau đã gây
mụn nước. Tuy nhiên, chăm sóc da thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng này.
Nguy cơ để lại sẹo do xóa xăm. Không phải ca xóa xăm nào cũng hoàn hảo, trong hình là một trường hợp xóa xăm bằng tia laser để lại sẹo.
Dị ứng lá móng khi xăm tạm thời. Nhiều người không thích xăm vĩnh viễn, tìm đến cách xăm "ngắn hạn" bằng vẽ mực lá móng. Trong ảnh là một trường hợp dị ứng khủng khiếp khi vẽ bằng loại mực này. Cây lá móng nâu đỏ chỉ được dùng để nhuộm tóc, không được dùng cho da. Bạn cũng nên tránh màu lá móng đen và xanh. Các màu sắc này được tạo từ nhựa than đá, thường gây những phản ứng nghiêm trọng.