Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh San, sinh năm 1900 có lòng
yêu nước và tinh thần chống Pháp. Ngay từ nhỏ, hoàng tử Vĩnh San đã có
tư chất thông minh, nhanh nhẹn và tháo vát. Năm 1907, sau khi
phế truất vua Thành Thái vì có thái độ bất hợp tác và chống đối Pháp,
chính quyền thực dân muốn chọn trong số các con của Thành Thái, một
người ngoan ngoãn, biết nghe lời, phục tùng để đưa lên kế vị. Hoàng tử
Vĩnh San mới 8 tuổi được chọn lên ngôi, hiệu là Duy Tân. Trái
với mong muốn của thực dân Pháp, lớn lên trong cảnh đất nước bị đô hộ,
lầm than, cơ cực, vị vua trẻ tuổi luôn có ý thức cứu nước, cứu dân. Vua
Duy Tân dự định tham dự cuộc khởi nghĩa chống Pháp nhưng bị lộ. Bị thực
dân Pháp bắt, dùng mọi biện pháp từ mua chuộc tới hăm dọa nhưng vua Duy
Tân vẫn không khuất phục. Chúng đày nhà vua sang đảo Réunion. Vua Duy Tân tham gia quân đội Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai rồi giải ngũ với quân hàm thiếu tá. Vua Duy Tân mất năm 1945 trong một vụ tai nạn máy bay khi ông đang trên đường trở về Réunion. Vua Khải Định sinh năm 1885 tên thật là Bửu Đảo, con của vua Đồng Khánh
và bà Tiên Cung Dương Thị Thục. Khi vua Đồng Khánh qua đời, Bửu Đảo còn
nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa
Công. Việc Bửu Đảo lên ngôi không hoàn toàn suôn sẻ vì sau khi
buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt
Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không
chịu nên Pháp phải chiều theo ý. Ngày 18/5/1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên
ngôi lấy niên hiệu là Khải Định. Khải Định bị đánh giá là một vị
vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình
và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không
tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả
kích trên báo chí đương thời. Vua Khải Định sáng tác ra võ phục,
thường mặc trong các buổi lễ, bị nhiều người chê lai căng. Vua Khải Định
đi săn vịt trời ở hồ Tịnh Tâm. Vua mặc đồ đi săn theo kiểu Tây nhưng các quan thị vệ theo hầu vẫn
cứ áo dài, khăn đóng, bài ngà. Chỉ có một cái mới: Thị vệ cấp lớn được
đi giày ống kiểu Tây.Khải Định không được lòng dân chúng, làm
vua được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (tức
6/11/1925), thọ 40 tuổi.
Vua Bảo Đại sinh năm 1913, tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Thụy, là con trai độc
nhất của vua Khải Định. Đến nǎm 10 tuổi, Vĩnh Thụy được phong làm Đông
cung thái tử. Sau khi trở thành người kế vị, Vĩnh Thụy được trao
cho Khâm sứ Sác-lơ mang về Pháp đào tạo. Nǎm 1925, vua Khải Định mất,
thế tử Vĩnh Thụy về chịu tang và được nối ngôi cha, lấy hiệu là Bảo Đại
khi mới 13 tuổi. Sau khi lên ngôi, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp
tục học tập cho đến khi tốt nghiệp Trung học (tương đương học vị tú tài
Pháp). Trong thời gian vua ở nước ngoài, Hội đồng phụ chính điều hành
mọi việc triều đình. Mọi việc khác đều thuộc quyền nhà nước bảo hộ.
Triều đình Huế chỉ còn là bộ máy tay sai do thực dân Pháp trả lương.
Tháng 8/1932, lúc này Bảo Đại đã 19 tuổi, cùng triều quan xuống tàu về
nước. Sau 10 nǎm đào tạo ở “mẫu quốc” trở về, Bảo Đại cho ban hành hàng
loạt chính sách cải cách nhưng thực chất chỉ là hình thức mị dân. Bắt
đầu bằng cách bãi bỏ những trò vái lạy, không để cho các quan khấu đầu
quỳ tấu ở trước sân đình. Điều này tưởng như chẳng có gì lớn lao, nhưng đối với
các quan lại phong kiến trước đây là điều hệ trọng. Trước hàng
vạn người dân dự mít tinh ở Ngọ Môn ngày 30/4/1945, Bảo Đại đọc chiếu thoái
vị, nộp ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ ta, và tuyên bố: “Thà làm dân
một nước độc lập, hơn làm vua một nước nô lệ” và nhận huy hiệu trở thành
công dân Vĩnh Thụy, chấm dứt thời đại quân chủ của Việt Nam. Lúc đó,
Bảo Đại 32 tuổi, làm vua được 19 nǎm.
Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh San, sinh năm 1900 có lòng
yêu nước và tinh thần chống Pháp. Ngay từ nhỏ, hoàng tử Vĩnh San đã có
tư chất thông minh, nhanh nhẹn và tháo vát.
Năm 1907, sau khi
phế truất vua Thành Thái vì có thái độ bất hợp tác và chống đối Pháp,
chính quyền thực dân muốn chọn trong số các con của Thành Thái, một
người ngoan ngoãn, biết nghe lời, phục tùng để đưa lên kế vị. Hoàng tử
Vĩnh San mới 8 tuổi được chọn lên ngôi, hiệu là Duy Tân.
Trái
với mong muốn của thực dân Pháp, lớn lên trong cảnh đất nước bị đô hộ,
lầm than, cơ cực, vị vua trẻ tuổi luôn có ý thức cứu nước, cứu dân. Vua
Duy Tân dự định tham dự cuộc khởi nghĩa chống Pháp nhưng bị lộ. Bị thực
dân Pháp bắt, dùng mọi biện pháp từ mua chuộc tới hăm dọa nhưng vua Duy
Tân vẫn không khuất phục. Chúng đày nhà vua sang đảo Réunion.
Vua Duy Tân tham gia quân đội Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai rồi giải ngũ với quân hàm thiếu tá.
Vua Duy Tân mất năm 1945 trong một vụ tai nạn máy bay khi ông đang trên đường trở về Réunion.
Vua Khải Định sinh năm 1885 tên thật là Bửu Đảo, con của vua Đồng Khánh
và bà Tiên Cung Dương Thị Thục. Khi vua Đồng Khánh qua đời, Bửu Đảo còn
nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa
Công.
Việc Bửu Đảo lên ngôi không hoàn toàn suôn sẻ vì sau khi
buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt
Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không
chịu nên Pháp phải chiều theo ý. Ngày 18/5/1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên
ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.
Khải Định bị đánh giá là một vị
vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình
và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không
tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả
kích trên báo chí đương thời. Vua Khải Định sáng tác ra võ phục,
thường mặc trong các buổi lễ, bị nhiều người chê lai căng.
Vua Khải Định
đi săn vịt trời ở hồ Tịnh Tâm. Vua mặc đồ đi săn theo kiểu Tây nhưng các quan thị vệ theo hầu vẫn
cứ áo dài, khăn đóng, bài ngà. Chỉ có một cái mới: Thị vệ cấp lớn được
đi giày ống kiểu Tây.
Khải Định không được lòng dân chúng, làm
vua được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (tức
6/11/1925), thọ 40 tuổi.
Vua Bảo Đại sinh năm 1913, tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Thụy, là con trai độc
nhất của vua Khải Định. Đến nǎm 10 tuổi, Vĩnh Thụy được phong làm Đông
cung thái tử.
Sau khi trở thành người kế vị, Vĩnh Thụy được trao
cho Khâm sứ Sác-lơ mang về Pháp đào tạo. Nǎm 1925, vua Khải Định mất,
thế tử Vĩnh Thụy về chịu tang và được nối ngôi cha, lấy hiệu là Bảo Đại
khi mới 13 tuổi.
Sau khi lên ngôi, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp
tục học tập cho đến khi tốt nghiệp Trung học (tương đương học vị tú tài
Pháp). Trong thời gian vua ở nước ngoài, Hội đồng phụ chính điều hành
mọi việc triều đình. Mọi việc khác đều thuộc quyền nhà nước bảo hộ.
Triều đình Huế chỉ còn là bộ máy tay sai do thực dân Pháp trả lương.
Tháng 8/1932, lúc này Bảo Đại đã 19 tuổi, cùng triều quan xuống tàu về
nước. Sau 10 nǎm đào tạo ở “mẫu quốc” trở về, Bảo Đại cho ban hành hàng
loạt chính sách cải cách nhưng thực chất chỉ là hình thức mị dân.
Bắt
đầu bằng cách bãi bỏ những trò vái lạy, không để cho các quan khấu đầu
quỳ tấu ở trước sân đình. Điều này tưởng như chẳng có gì lớn lao, nhưng đối với
các quan lại phong kiến trước đây là điều hệ trọng.
Trước hàng
vạn người dân dự mít tinh ở Ngọ Môn ngày 30/4/1945, Bảo Đại đọc chiếu thoái
vị, nộp ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ ta, và tuyên bố: “Thà làm dân
một nước độc lập, hơn làm vua một nước nô lệ” và nhận huy hiệu trở thành
công dân Vĩnh Thụy, chấm dứt thời đại quân chủ của Việt Nam. Lúc đó,
Bảo Đại 32 tuổi, làm vua được 19 nǎm.