Nhiếp ảnh gia Jaeger đã có mặt ở Ba Lan trong thời gian từ năm 1939 - 1940 để ghi dấu cuộc sống của người Do Thái. Trong ảnh là hai phụ nữ trẻ và một người đàn ông không rõ danh tính đứng phía sau hàng rào dây thép gai ở Kutno năm 1939.
Những tấm ảnh của ông Jaeger được xuất bản lần đầu trên tạp chí LIFE giúp độc giả phần nào hình dung được cuộc sống cơ cực của người Do Thái ở Ba Lan khi bị Đức quốc xã chiếm đóng.
Trước khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan năm 1939, Thủ đô Warsaw là khu vực có khoảng 350.000 người Do Thái sinh sống. Điều đó khiến nơi đây trở thành cộng đồng người Do Thái lớn thứ hai trên thế giới. Trong ảnh là ba người đàn ông đứng trước nơi ở tồi tàn, chật chội.
Nhưng sau khi phát xít Đức tấn công và nắm quyền kiểm soát mảnh đất này, ngày 12/10/1940, chính quyền Hitler đã ra một sắc lệnh buộc cộng đồng người Do Thái ở Thủ đô Warsaw và các thị trấn lân cận đến sống ở khu vực rộng1,3 dặm vuông và bị xây kín lại bởi những bức tường cao 3m. Theo ước tính, hơn 400.000 người Do Thái ở Ba Lan phải sống trong các khu ổ chuột. Theo Bảo tàng Diệt chủng Mỹ, trung bình 7,2 người cùng sống trong một phòng chật hẹp tại đó. Với điều kiện sống tồi tệ, xập xệ như vậy, hàng ngàn người dân Ba Lan chết vì đói và bệnh tật trong khoảng thời gian "địa ngục" này. Trong ảnh là người đàn ông Do Thái lớn tuổi nói chuyện với sĩ quan Đức quốc xã năm 1939.
Nhiếp ảnh gia Jaeger đã có mặt ở Ba Lan trong thời gian từ năm 1939 - 1940 để ghi dấu cuộc sống của người Do Thái. Trong ảnh là hai phụ nữ trẻ và một người đàn ông không rõ danh tính đứng phía sau hàng rào dây thép gai ở Kutno năm 1939.
Những tấm ảnh của ông Jaeger được xuất bản lần đầu trên tạp chí LIFE giúp độc giả phần nào hình dung được cuộc sống cơ cực của người Do Thái ở Ba Lan khi bị Đức quốc xã chiếm đóng.
Trước khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan năm 1939, Thủ đô Warsaw là khu vực có khoảng 350.000 người Do Thái sinh sống. Điều đó khiến nơi đây trở thành cộng đồng người Do Thái lớn thứ hai trên thế giới. Trong ảnh là ba người đàn ông đứng trước nơi ở tồi tàn, chật chội.
Nhưng sau khi phát xít Đức tấn công và nắm quyền kiểm soát mảnh đất này, ngày 12/10/1940, chính quyền Hitler đã ra một sắc lệnh buộc cộng đồng người Do Thái ở Thủ đô Warsaw và các thị trấn lân cận đến sống ở khu vực rộng1,3 dặm vuông và bị xây kín lại bởi những bức tường cao 3m.
Theo ước tính, hơn 400.000 người Do Thái ở Ba Lan phải sống trong các khu ổ chuột. Theo Bảo tàng Diệt chủng Mỹ, trung bình 7,2 người cùng sống trong một phòng chật hẹp tại đó. Với điều kiện sống tồi tệ, xập xệ như vậy, hàng ngàn người dân Ba Lan chết vì đói và bệnh tật trong khoảng thời gian "địa ngục" này. Trong ảnh là người đàn ông Do Thái lớn tuổi nói chuyện với sĩ quan Đức quốc xã năm 1939.