1. Pilenai: Vào ngày 25/2/1336, lâu đài của Pilenai (hiện nay ở Lithuania) bị các kỵ sĩ Teutonic bao vây. Khi đó, quân đội do Công tước Margiris chỉ huy, đã chiến đấu rất dũng cảm. Do chỉ có khoảng 4.000 binh sĩ bảo vệ lâu đài nên Công tước nhận ra rằng, ông và binh sĩ của mình không thể giành chiến thắng. Ông cũng nhận thức rõ một khi thất bại, tất cả tài sản của họ sẽ bị cướp sạch và người dân trong lâu đài sẽ bị biến thành nô lệ. Vì thế, ông kêu gọi quân sĩ đốt hết tài sản và sau đó tự tử hàng loạt. Vở opera Pilenai của Vytautas Klova đã tái hiện lại cuộc bao vây có kết thúc bi thảm này. 2. Saipan: Cuộc chiến của đảo Saipan là một trong những trận chiến được biết đến nhiều nhất vì dám thách thức, đương đầu với quân đội Mỹ. Đây cũng là nơi xảy ra thảm kịch binh sĩ, người dân tự sát tập thể. Lo sợ quân đội Mỹ sẽ tra tấn và giết hại, quân đội Nhật Bản đã tuyên truyền và kêu gọi người dân Saipan tới bờ biển, rồi nhảy khỏi vách đá để giải thoát bản thân. Một trong những địa điểm tự sát tập thể nổi tiếng nhất là vách đá Marpi cao 250m. Đầu tiên, những đứa trẻ lớn hơn đẩy bọn trẻ nhỏ tuổi xuống biển. Sau đó, những người mẹ lại làm điều đó với con trưởng của mình. Kế đến, chồng đẩy vợ xuống vách đá, rồi cũng quyên thân theo vợ con. Ước tính có khoảng 22.000 thường dân Saipan đã tự sát tập thể theo cách này.
3. Pháo đài Chittorgarh: Jauhar là một hành động tự tử tập thể của người Ấn Độ, xảy ra vào năm 1303. Khi đó, Chittorgarh là một thành phố thuộc Rajput và là một pháo đài kiên cố. Tuy nhiên, khi Alauddin Khilji đã bao vây và công phá pháo đài này. Vì lo sợ nữ hoàng Rani Padmini và phụ nữ ở Chittorgarh sẽ rơi vào tay Khilji và bị cưỡng bức nên tất cả phụ nữ đã đồng loạt tự sát. Đàn ông trong thành thì chiến đấu dũng cảm cho đến hơi thở cuối cùng.
4. Nghi lễ Puputan ở Badung, Bali: Ngày 20/9/1906, quân đội Hà Lan tấn công Bali và gặp sự kháng cự yếu ớt. Khi binh sĩ Hà Lan tiến vào thị trấn Badung, họ kinh hãi nhận ra người dân nơi đây đã tự sát hàng loạt. Những gia đình hoàng gia Bali đã dự đoán được sự xuất hiện của người Hà Lan và hiểu rằng mình không có khả năng chống cự. Vì vậy, nhà vua cùng gia đình và hàng trăm tùy tùng đã tự sát tập thể. Trong tiếng Anh, nghi lễ Puputan của người Bali có nghĩa là "kết thúc". Theo đó, đàn ông và phụ nữ đã đâm chính mình và các con (ngay cả trẻ sơ sinh và những người lớn tuổi nhất trong gia đình).
5. Dân tộc Giéc-manh: Đây là nhóm dân số Đức sống ở xung quanh châu Âu khoảng 200 năm trước khi ra đời đạo Thiên chúa. Khoảng 100 năm trước Công nguyên, người Giéc-manh quyết định thực hiện chuyến phiêu lưu và di cư về phía Nam và Tây nhằm đến vùng đất tốt hơn, địa hình bằng phẳng hơn để canh tác. Tuy nhiên, vùng đất đó nhanh chóng bị đế chế La Mã xâm chiếm, mở rộng. Khi đó, tướng quân La Mã Gaius đã chỉ huy đội quân đàn áp làn sóng di cư của người Giéc-manh. Trọng trận chiến đó, gần 90.000 người Giéc-manh thiệt mạng và vua Giéc-manh Teutobod đã bị bắt. Marius đã đưa ra một điều kiện đầu hàng cho người Giéc-manh đó là vua Teutobod phải “dâng” 300 phụ nữ đã kết hôn và tặng họ cho những người đàn ông La Mã. Những người phụ nữ đã cầu xin Marius cho họ đến làm việc ở đền Ceres và Venus nhưng mong muốn của họ đều bị từ chối. Vào sáng hôm sau, khi người La Mã đánh thức phụ nữ Giéc-manh thức dậy thì kinh hãi phát hiện ra tất cả đã tự sát.
6. Numantina: Là một thị trấn nhỏ ở phía Bắc của Tây Ban Nha, tồn tại trong thế kỷ thứ II trước công nguyên. Nơi này đã bị xóa sổ vào năm 133 trước công nguyên. Người Numantia vô cùng tự hào về bản thân và sẵn sàng tự sát tập thể. Tinh thần tự sát của người Numantia được thể hiện đậm nét trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Khi đó, lực lượng Cộng hòa và Nacionales của Pháp đều lấy hình ảnh kiên cường, bất khuất của người Numantia để kêu gọi lực lượng của mình trung thành và sẵn sàng chết khi xung trận. Với họ, thà chết vinh còn hơn sống nhục.
7. Điệu nhảy Zalongo: Chiến tranh Souli diễn ra vào năm 1803 là một trận chiến giữa người Souli và quân đội Ottoman - Albania. Sau khi cảm nhận được thất bại đang đến gần, người Souli đã đưa một nhóm nhỏ phụ nữ và con cái của họ đến núi Zalongo rồi tự sát tập thể. Hành động đó được gọi là “Điệu nhảy Zalongo”. Khi đó, những người phụ nữ đã ném con cái của họ ra khỏi vách đá, rồi cũng tự sát theo. Truyền thuyết kể rằng, họ nhảy ra khỏi vách đá trong khi đang ca hát nhảy múa. Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã được ra đời nhân sự kiện này. Nghệ sĩ người Pháp Ary Scheffer đã thực hiện hai bức tranh và một tượng đài ở núi Zalongo năm 1950 để kỷ niệm sự hy sinh của người dân nơi đây. Ngày nay, “Điệu nhảy Zalongo” trở thành một bài hát, điệu nhảy dân gian phổ biến trên khắp Hy Lạp.8. Masada: Masada là một pháo đài trên núi nhìn ra Biển Chết. Trong những năm 1960, các cuộc khai quật khảo cổ ở Masada đã có những phát hiện lớn sau khi tìm thấy mộ của vua Ai Cập Tutankhamen. Năm 73 sau công nguyên, người Do Thái bị quân đội La Mã bao vây. Một trong những sự kiện nổi bật của cuộc chiến đó là chỉ huy quân đội Masada Elazar Ben- Yair đã ra lệnh cho binh sĩ của mình giết vợ con trước khi dùng thanh kiếm đó tự sát. Theo ước tính, khoảng 960 người Do Thái ở Masada đã chết như vậy.
9. Huyền thoại 47 samurai trả thù cho chủ nhân và tự sát tập thể: Sự việc xảy ra vào mùa xuân năm 1701. Khi đó, lãnh chúa Asano của thành Ako và lãnh chúa Munehare Date tỉnh Sendai được đại tướng quân giao nhiệm vụ tiếp đón các khâm sai tại lâu đài của đại tướng quân (Shogun) Tokugawa Tsunayoshi ở Edo (Tokyo). Vị quan lớn Kira được đại tướng quân giao trọng trách đến giúp đỡ hai vị lãnh chúa trẻ trong việc học hỏi các nghi thức của buổi lễ để không xảy ra sai xót nào. Tuy nhiên, Kira vô cùng bất mãn với lãnh chúa Asano vì không được ông này hối lộ những món đồ có giá trị. Vì vậy, tham quan Kira chẳng dạy gì cho lãnh chúa Asano.
Đến ngày hành lễ, tham quan Kira còn không nói cho lãnh chúa Asano biết phải quỳ xuống ở phía trên hay ở dưới cùng của lối đi để chào đón thiên hoàng. Quá bực tức trước thái độ khinh miệt, hợm hĩnh của Kira, lãnh chúa Asano đã rút dao găm tấn công tham quan và khiến y bị thương ở mặt. Do đó, Asano đã bị phán tội chết và phải tự sát bằng cách mổ bụng theo nghi lễ tự sát của samurai. Khi hung tin đó truyền về thành Ako, tất cả mọi người đều bàng hoàng và cảm thấy lãnh chúa Asano đã chết một cách oan ức. 321 Samurai dưới trướng lãnh chúa quá cố bỗng chốc trở thành “lãng nhân” (Ronin - Samurai mất chủ). Trưởng quân sư Oishi Kuranosuke và 60 lãng nhân đã lên kế hoạch báo thù cho chủ nhân của mình.
Đêm 14/12/1702, 47 lãng nhân đã đột nhập vào nhà riêng của tên tham quan này và chặt đầu y. Sau đó, họ đem đầu Kira đến mộ phần lãnh chúa Asano ở Tuyền Nhạc Tự để bái tế linh hồn chủ nhân quá cố. Sau đó, đại tướng quân đã bắt toàn bộ họ vì tội giết quan lại, mua bán trái phép vũ khí… Nhưng nể tình 47 lãng nhân trung thành với chủ nhân nên ông tha mạng cho người trẻ tuổinhất. 46 lãng nhân còn lại bị phán tội chết và được tự sát theo truyền thống của võ sĩ đạo. Sau đó, họ được chôn cất bên cạnh mộ của chủ nhân mình.
1. Pilenai: Vào ngày 25/2/1336, lâu đài của Pilenai (hiện nay ở Lithuania) bị các kỵ sĩ Teutonic bao vây. Khi đó, quân đội do Công tước Margiris chỉ huy, đã chiến đấu rất dũng cảm. Do chỉ có khoảng 4.000 binh sĩ bảo vệ lâu đài nên Công tước nhận ra rằng, ông và binh sĩ của mình không thể giành chiến thắng. Ông cũng nhận thức rõ một khi thất bại, tất cả tài sản của họ sẽ bị cướp sạch và người dân trong lâu đài sẽ bị biến thành nô lệ. Vì thế, ông kêu gọi quân sĩ đốt hết tài sản và sau đó tự tử hàng loạt. Vở opera Pilenai của Vytautas Klova đã tái hiện lại cuộc bao vây có kết thúc bi thảm này.
2. Saipan: Cuộc chiến của đảo Saipan là một trong những trận chiến được biết đến nhiều nhất vì dám thách thức, đương đầu với quân đội Mỹ. Đây cũng là nơi xảy ra thảm kịch binh sĩ, người dân tự sát tập thể. Lo sợ quân đội Mỹ sẽ tra tấn và giết hại, quân đội Nhật Bản đã tuyên truyền và kêu gọi người dân Saipan tới bờ biển, rồi nhảy khỏi vách đá để giải thoát bản thân. Một trong những địa điểm tự sát tập thể nổi tiếng nhất là vách đá Marpi cao 250m. Đầu tiên, những đứa trẻ lớn hơn đẩy bọn trẻ nhỏ tuổi xuống biển. Sau đó, những người mẹ lại làm điều đó với con trưởng của mình. Kế đến, chồng đẩy vợ xuống vách đá, rồi cũng quyên thân theo vợ con. Ước tính có khoảng 22.000 thường dân Saipan đã tự sát tập thể theo cách này.
3. Pháo đài Chittorgarh: Jauhar là một hành động tự tử tập thể của người Ấn Độ, xảy ra vào năm 1303. Khi đó, Chittorgarh là một thành phố thuộc Rajput và là một pháo đài kiên cố. Tuy nhiên, khi Alauddin Khilji đã bao vây và công phá pháo đài này. Vì lo sợ nữ hoàng Rani Padmini và phụ nữ ở Chittorgarh sẽ rơi vào tay Khilji và bị cưỡng bức nên tất cả phụ nữ đã đồng loạt tự sát. Đàn ông trong thành thì chiến đấu dũng cảm cho đến hơi thở cuối cùng.
4. Nghi lễ Puputan ở Badung, Bali: Ngày 20/9/1906, quân đội Hà Lan tấn công Bali và gặp sự kháng cự yếu ớt. Khi binh sĩ Hà Lan tiến vào thị trấn Badung, họ kinh hãi nhận ra người dân nơi đây đã tự sát hàng loạt. Những gia đình hoàng gia Bali đã dự đoán được sự xuất hiện của người Hà Lan và hiểu rằng mình không có khả năng chống cự. Vì vậy, nhà vua cùng gia đình và hàng trăm tùy tùng đã tự sát tập thể. Trong tiếng Anh, nghi lễ Puputan của người Bali có nghĩa là "kết thúc". Theo đó, đàn ông và phụ nữ đã đâm chính mình và các con (ngay cả trẻ sơ sinh và những người lớn tuổi nhất trong gia đình).
5. Dân tộc Giéc-manh: Đây là nhóm dân số Đức sống ở xung quanh châu Âu khoảng 200 năm trước khi ra đời đạo Thiên chúa. Khoảng 100 năm trước Công nguyên, người Giéc-manh quyết định thực hiện chuyến phiêu lưu và di cư về phía Nam và Tây nhằm đến vùng đất tốt hơn, địa hình bằng phẳng hơn để canh tác. Tuy nhiên, vùng đất đó nhanh chóng bị đế chế La Mã xâm chiếm, mở rộng. Khi đó, tướng quân La Mã Gaius đã chỉ huy đội quân đàn áp làn sóng di cư của người Giéc-manh. Trọng trận chiến đó, gần 90.000 người Giéc-manh thiệt mạng và vua Giéc-manh Teutobod đã bị bắt. Marius đã đưa ra một điều kiện đầu hàng cho người Giéc-manh đó là vua Teutobod phải “dâng” 300 phụ nữ đã kết hôn và tặng họ cho những người đàn ông La Mã. Những người phụ nữ đã cầu xin Marius cho họ đến làm việc ở đền Ceres và Venus nhưng mong muốn của họ đều bị từ chối. Vào sáng hôm sau, khi người La Mã đánh thức phụ nữ Giéc-manh thức dậy thì kinh hãi phát hiện ra tất cả đã tự sát.
6. Numantina: Là một thị trấn nhỏ ở phía Bắc của Tây Ban Nha, tồn tại trong thế kỷ thứ II trước công nguyên. Nơi này đã bị xóa sổ vào năm 133 trước công nguyên. Người Numantia vô cùng tự hào về bản thân và sẵn sàng tự sát tập thể. Tinh thần tự sát của người Numantia được thể hiện đậm nét trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Khi đó, lực lượng Cộng hòa và Nacionales của Pháp đều lấy hình ảnh kiên cường, bất khuất của người Numantia để kêu gọi lực lượng của mình trung thành và sẵn sàng chết khi xung trận. Với họ, thà chết vinh còn hơn sống nhục.
7. Điệu nhảy Zalongo: Chiến tranh Souli diễn ra vào năm 1803 là một trận chiến giữa người Souli và quân đội Ottoman - Albania. Sau khi cảm nhận được thất bại đang đến gần, người Souli đã đưa một nhóm nhỏ phụ nữ và con cái của họ đến núi Zalongo rồi tự sát tập thể. Hành động đó được gọi là “Điệu nhảy Zalongo”. Khi đó, những người phụ nữ đã ném con cái của họ ra khỏi vách đá, rồi cũng tự sát theo. Truyền thuyết kể rằng, họ nhảy ra khỏi vách đá trong khi đang ca hát nhảy múa. Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã được ra đời nhân sự kiện này. Nghệ sĩ người Pháp Ary Scheffer đã thực hiện hai bức tranh và một tượng đài ở núi Zalongo năm 1950 để kỷ niệm sự hy sinh của người dân nơi đây. Ngày nay, “Điệu nhảy Zalongo” trở thành một bài hát, điệu nhảy dân gian phổ biến trên khắp Hy Lạp.
8. Masada: Masada là một pháo đài trên núi nhìn ra Biển Chết. Trong những năm 1960, các cuộc khai quật khảo cổ ở Masada đã có những phát hiện lớn sau khi tìm thấy mộ của vua Ai Cập Tutankhamen. Năm 73 sau công nguyên, người Do Thái bị quân đội La Mã bao vây. Một trong những sự kiện nổi bật của cuộc chiến đó là chỉ huy quân đội Masada Elazar Ben- Yair đã ra lệnh cho binh sĩ của mình giết vợ con trước khi dùng thanh kiếm đó tự sát. Theo ước tính, khoảng 960 người Do Thái ở Masada đã chết như vậy.
9. Huyền thoại 47 samurai trả thù cho chủ nhân và tự sát tập thể: Sự việc xảy ra vào mùa xuân năm 1701. Khi đó, lãnh chúa Asano của thành Ako và lãnh chúa Munehare Date tỉnh Sendai được đại tướng quân giao nhiệm vụ tiếp đón các khâm sai tại lâu đài của đại tướng quân (Shogun) Tokugawa Tsunayoshi ở Edo (Tokyo).
Vị quan lớn Kira được đại tướng quân giao trọng trách đến giúp đỡ hai vị lãnh chúa trẻ trong việc học hỏi các nghi thức của buổi lễ để không xảy ra sai xót nào. Tuy nhiên, Kira vô cùng bất mãn với lãnh chúa Asano vì không được ông này hối lộ những món đồ có giá trị. Vì vậy, tham quan Kira chẳng dạy gì cho lãnh chúa Asano.
Đến ngày hành lễ, tham quan Kira còn không nói cho lãnh chúa Asano biết phải quỳ xuống ở phía trên hay ở dưới cùng của lối đi để chào đón thiên hoàng. Quá bực tức trước thái độ khinh miệt, hợm hĩnh của Kira, lãnh chúa Asano đã rút dao găm tấn công tham quan và khiến y bị thương ở mặt.
Do đó, Asano đã bị phán tội chết và phải tự sát bằng cách mổ bụng theo nghi lễ tự sát của samurai. Khi hung tin đó truyền về thành Ako, tất cả mọi người đều bàng hoàng và cảm thấy lãnh chúa Asano đã chết một cách oan ức. 321 Samurai dưới trướng lãnh chúa quá cố bỗng chốc trở thành “lãng nhân” (Ronin - Samurai mất chủ). Trưởng quân sư Oishi Kuranosuke và 60 lãng nhân đã lên kế hoạch báo thù cho chủ nhân của mình.
Đêm 14/12/1702, 47 lãng nhân đã đột nhập vào nhà riêng của tên tham quan này và chặt đầu y. Sau đó, họ đem đầu Kira đến mộ phần lãnh chúa Asano ở Tuyền Nhạc Tự để bái tế linh hồn chủ nhân quá cố. Sau đó, đại tướng quân đã bắt toàn bộ họ vì tội giết quan lại, mua bán trái phép vũ khí… Nhưng nể tình 47 lãng nhân trung thành với chủ nhân nên ông tha mạng cho người trẻ tuổinhất. 46 lãng nhân còn lại bị phán tội chết và được tự sát theo truyền thống của võ sĩ đạo. Sau đó, họ được chôn cất bên cạnh mộ của chủ nhân mình.