Võ sĩ đạo là một thuật ngữ thường dùng để chỉ nam giới Nhật Bản. Tuy nhiên, phái đẹp ở quốc gia này cũng được huấn luyện võ đạo giống như nam giới. Người ta gọi họ là "Onna-Bugeisha" (tức nữ võ sĩ đạo). Nữ samurai cũng thực hành chiến đấu với những người đồng đạo là nam giới. Tuy nhiên, họ thường sử dụng một thanh kiếm giống như lưỡi dao và tương đối nhẹ.
Theo những tài liệu lịch sử của Nhật Bản, các nữ võ sĩ đạo thời xưa có số lượng khá đông. Vai trò của họ trong các trận chiến được đánh giá cao. Căn cứ kết quả phân tích DNA của các thi thể chiến binh samurai tử trận trong trận chiến Senbon Matsubaru năm 1580, 35 trong tổng số 105 võ sĩ đạo là nữ. Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát, kiểm tra các khu vực xung quanh đều cho ra kết quả tương tự. Một trong những điểm đặc biệt và ấn tượng nhất về võ sĩ đạo Nhật Bản là bộ áo giáp và mũ. Chiếc áo giáp được thiết kế và trang trí công phu và mỗi phần trong đó có những chức năng khác nhau. Trong thời kì đầu, samurai sử dụng áo giáp dạng phẳng nhưng sau là giáp tấm. Giáp tấm (lamellar) là loại giáp được làm bằng cách kết các miếng kim loại thành các đĩa nhỏ rồi phủ sơn mài lên để chống thấm nước. Cuối cùng, những tấm nhỏ này được kết lại bằng dây da thuộc, tấm này hơi chồng lên tấm kia. Bộ áo giáp còn được thiết kế rất linh hoạt giúp cho võ sĩ đạo linh hoạt tác chiến trên chiến trường. Cánh tay và ống chân cũng được bảo vệ bằng chiếc khiên làm từ thép.
Mũ giáp hay còn gọi là Kabuto được làm bằng cách gắn các tấm kim loại với nhau. Người ta thiết kế Kabuto rất cầu kì với các mối ghép được tán đinh theo hình rặng núi. Nhiều samurai thuộc đẳng cấp cao còn gắn cả biểu tượng gia tộc và các vật trang trí cầu kì khác lên mũ giáp của họ. Một số kabuto còn bao gồm mặt nạ kim loại mang gương mặt ma quỷ, với râu ria làm từ lông bờm ngựa. Mũ giáp vừa có tác dụng bảo vệ phần đầu của võ sĩ đạo cũng như khiến kẻ thù khiếp sợ phần nào.
Ít người biết, samurai khá cởi mở khi bàn về tình dục. Giống như những chiến binh dân tộc Sparta, võ sĩ đạo của Nhật Bản không chỉ chấp nhận mối quan hệ đồng tính mà còn khuyến khích, động viên đối tượng này. Thời xưa, mối quan hệ đặc biệt này thường gồm một võ sĩ đạo giàu kinh nghiệm với chiến binh mới nhập đạo và đang trong quá trình huấn luyện.
Quá trình huấn luyện võ sĩ đạo Nhật Bản được gọi là wakashudo (con đường của thanh niên) và quan hệ đồng tính diễn ra rất phổ biến trong các lớp học wakashudo. Samurai nào nói không với kiểu quan hệ này có thể phải hứng chịu những lời dị nghị của mọi người. Bộ phim “The Last Samurai” nổi tiếng đề cập đến một số người đặc biệt không mang dòng máu Nhật Bản có thể chiến đấu bên cạnh các samurai mạnh mẽ của xứ sở hoa anh đào. Sau đó, họ có cơ hội trở thành samurai đích thực. Một số trường hợp được samurai Nhật Bản tặng cho vũ khí và đặt cho một cái tên mới mang âm hưởng của người Nhật Bản.
Lịch sử thế giới ghi nhận 4 người đàn ông phương Tây được “phong” làm samurai là: nhà thám hiểm William Adams, đồng nghiệp của William là Jan van Joosten Lodensteijn, lính hải quân Eugene Collache và nhà buôn Edward Schnell. Trong số những samurai ngoại quốc trên, võ sĩ đạo Adams là người đầu tiên và có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản. Nhiều người nghĩ rằng, samurai giống như một lực lượng tinh nhuệ gồm những thành viên thiện chiến, cừ khôi như lính đặc nhiệm SEAL của Mỹ hay binh sĩ đặc nhiệm Spetznaz của Nga. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn chính xác. Hầu như mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều có cơ hội trở thành võ sĩ đạo.
Trên thực tế, vào thời kỳ đỉnh cao của samurai, trên 10% dân số nước này là võ sĩ đạo. Với số lượng đông như vậy, tầng lớp võ sĩ đạo có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của quốc gia này trong suốt thời gian dài.
Trang phục của samurai nhìn khá giống quần áo của những ngôi sao nhạc rock. Phong cách ăn mặc của họ ảnh hưởng phần nào đến phong cách thời trang mỗi thời đại. Trong những dịp trang trọng nhất, samurai thường không mặc những bộ quần áo bắt mắt nhằm gây ấn tượng với mọi người. Tuy nhiên, thiết kế quần áo của họ vẫn toát lên dáng vẻ oai hùng của võ sĩ đạo. Trang phục samurai thường mặc bao gồm quần hakama có ống rộng và bộ kimono hay hitatare. Họ thường đi guốc gỗ hay sandal. Một trong những phong cách thời trang ấn tượng của họ là kiểu búi tóc. Ngoại trừ nhà tu hành Phật giáo, tất cả tầng lớp xã hội đều có các kiểu búi tóc khác nhau và chúng có lịch sử hàng trăm năm. Một trong những điểm nổi bật nhất của võ sĩ đạo là người ta cạo trọc tóc ở phần trước đầu và búi tóc lên. Việc cạo một phần tóc ở phía trước rất hữu dụng và giúp samurai thoải mái hơn khi đội mũ giáp.
Samurai sử dụng nhiều vũ khí khác nhau. Ban đầu, họ sử dụng một thanh kiếm gọi là chokuto - một phiên bản nhỏ và mỏng hơn của thanh kiếm thẳng mà các hiệp sĩ thời trung cổ thường dùng. Sau đó, võ sĩ đạo chuyển sang dùng kiếm cong và cuối cùng phát triển thành kiếm dài, hơi cong gọi là katana. Đây được cho là loại kiếm nổi tiếng nhất thế giới. Tầng lớp võ sĩ đạo được giáo dục rất tốt. Samurai Nhật Bản có học vấn khá cao và cũng rất giỏi trong lĩnh vực toán học. Nhiều samurai còn tham gia các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.
Samurai còn biết sáng tác thơ phú, vẽ tranh, trà đạo… Thêm vào đó, họ còn nghiên cứu cả thư pháp, văn học và nghệ thuật cắm hoa. Samurai Nhật Bản sống ở thế kỷ XVI có thân hình khá thấp bé, cao khoảng 160-165 cm. Trong khi đó, những hiệp sĩ châu Âu sống ở thời kỳ đó sở hữu chiều cao vượt trội, khoảng 180-196 cm. Nghi lễ tự sát của samurai Nhật Bản là một trong những điều đáng sợ nhất của tầng lớp võ sĩ. Họ thường tự mổ bụng để kết liễu mạng sống của mình và nó còn được gọi là "hara-kiri". Võ sĩ đạo sẽ tự sát theo phương thức đó nếu như bị kẻ thù bắt được hay phạm lỗi lầm to lớn không thể dung thứ. Mổ bụng tự sát có thể là một hành động tự nguyện hay là sự trừng phạt. Hành động này được coi là điều cao quý và đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Trước khi thực hiện nghi lễ mổ bụng tự sát, samurai tắm rửa sạch sẽ và mặc trang phục trắng. Sau đó, võ sĩ đạo ăn những món khoái khẩu giống như bữa ăn cuối cùng của tử tù. Kế đến, người ta sẽ đặt một lưỡi dao lên đĩa trống trên bàn ăn. Lúc này, võ sĩ trên sẽ làm một bài thơ bày tỏ những lời trăn trối cuối cùng. Sau khi viết xong bài thơ, người này sẽ cầm dao và tự rạch bụng mình.
Võ sĩ đạo là một thuật ngữ thường dùng để chỉ nam giới Nhật Bản. Tuy nhiên, phái đẹp ở quốc gia này cũng được huấn luyện võ đạo giống như nam giới. Người ta gọi họ là "Onna-Bugeisha" (tức nữ võ sĩ đạo). Nữ samurai cũng thực hành chiến đấu với những người đồng đạo là nam giới. Tuy nhiên, họ thường sử dụng một thanh kiếm giống như lưỡi dao và tương đối nhẹ.
Theo những tài liệu lịch sử của Nhật Bản, các nữ võ sĩ đạo thời xưa có số lượng khá đông. Vai trò của họ trong các trận chiến được đánh giá cao. Căn cứ kết quả phân tích DNA của các thi thể chiến binh samurai tử trận trong trận chiến Senbon Matsubaru năm 1580, 35 trong tổng số 105 võ sĩ đạo là nữ. Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát, kiểm tra các khu vực xung quanh đều cho ra kết quả tương tự.
Một trong những điểm đặc biệt và ấn tượng nhất về võ sĩ đạo Nhật Bản là bộ áo giáp và mũ. Chiếc áo giáp được thiết kế và trang trí công phu và mỗi phần trong đó có những chức năng khác nhau. Trong thời kì đầu, samurai sử dụng áo giáp dạng phẳng nhưng sau là giáp tấm. Giáp tấm (lamellar) là loại giáp được làm bằng cách kết các miếng kim loại thành các đĩa nhỏ rồi phủ sơn mài lên để chống thấm nước. Cuối cùng, những tấm nhỏ này được kết lại bằng dây da thuộc, tấm này hơi chồng lên tấm kia. Bộ áo giáp còn được thiết kế rất linh hoạt giúp cho võ sĩ đạo linh hoạt tác chiến trên chiến trường. Cánh tay và ống chân cũng được bảo vệ bằng chiếc khiên làm từ thép.
Mũ giáp hay còn gọi là Kabuto được làm bằng cách gắn các tấm kim loại với nhau. Người ta thiết kế Kabuto rất cầu kì với các mối ghép được tán đinh theo hình rặng núi. Nhiều samurai thuộc đẳng cấp cao còn gắn cả biểu tượng gia tộc và các vật trang trí cầu kì khác lên mũ giáp của họ. Một số kabuto còn bao gồm mặt nạ kim loại mang gương mặt ma quỷ, với râu ria làm từ lông bờm ngựa. Mũ giáp vừa có tác dụng bảo vệ phần đầu của võ sĩ đạo cũng như khiến kẻ thù khiếp sợ phần nào.
Ít người biết, samurai khá cởi mở khi bàn về tình dục. Giống như những chiến binh dân tộc Sparta, võ sĩ đạo của Nhật Bản không chỉ chấp nhận mối quan hệ đồng tính mà còn khuyến khích, động viên đối tượng này. Thời xưa, mối quan hệ đặc biệt này thường gồm một võ sĩ đạo giàu kinh nghiệm với chiến binh mới nhập đạo và đang trong quá trình huấn luyện.
Quá trình huấn luyện võ sĩ đạo Nhật Bản được gọi là wakashudo (con đường của thanh niên) và quan hệ đồng tính diễn ra rất phổ biến trong các lớp học wakashudo. Samurai nào nói không với kiểu quan hệ này có thể phải hứng chịu những lời dị nghị của mọi người.
Bộ phim “The Last Samurai” nổi tiếng đề cập đến một số người đặc biệt không mang dòng máu Nhật Bản có thể chiến đấu bên cạnh các samurai mạnh mẽ của xứ sở hoa anh đào. Sau đó, họ có cơ hội trở thành samurai đích thực. Một số trường hợp được samurai Nhật Bản tặng cho vũ khí và đặt cho một cái tên mới mang âm hưởng của người Nhật Bản.
Lịch sử thế giới ghi nhận 4 người đàn ông phương Tây được “phong” làm samurai là: nhà thám hiểm William Adams, đồng nghiệp của William là Jan van Joosten Lodensteijn, lính hải quân Eugene Collache và nhà buôn Edward Schnell. Trong số những samurai ngoại quốc trên, võ sĩ đạo Adams là người đầu tiên và có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản.
Nhiều người nghĩ rằng, samurai giống như một lực lượng tinh nhuệ gồm những thành viên thiện chiến, cừ khôi như lính đặc nhiệm SEAL của Mỹ hay binh sĩ đặc nhiệm Spetznaz của Nga. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn chính xác. Hầu như mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều có cơ hội trở thành võ sĩ đạo.
Trên thực tế, vào thời kỳ đỉnh cao của samurai, trên 10% dân số nước này là võ sĩ đạo. Với số lượng đông như vậy, tầng lớp võ sĩ đạo có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của quốc gia này trong suốt thời gian dài.
Trang phục của samurai nhìn khá giống quần áo của những ngôi sao nhạc rock. Phong cách ăn mặc của họ ảnh hưởng phần nào đến phong cách thời trang mỗi thời đại. Trong những dịp trang trọng nhất, samurai thường không mặc những bộ quần áo bắt mắt nhằm gây ấn tượng với mọi người. Tuy nhiên, thiết kế quần áo của họ vẫn toát lên dáng vẻ oai hùng của võ sĩ đạo.
Trang phục samurai thường mặc bao gồm quần hakama có ống rộng và bộ kimono hay hitatare. Họ thường đi guốc gỗ hay sandal. Một trong những phong cách thời trang ấn tượng của họ là kiểu búi tóc. Ngoại trừ nhà tu hành Phật giáo, tất cả tầng lớp xã hội đều có các kiểu búi tóc khác nhau và chúng có lịch sử hàng trăm năm. Một trong những điểm nổi bật nhất của võ sĩ đạo là người ta cạo trọc tóc ở phần trước đầu và búi tóc lên. Việc cạo một phần tóc ở phía trước rất hữu dụng và giúp samurai thoải mái hơn khi đội mũ giáp.
Samurai sử dụng nhiều vũ khí khác nhau. Ban đầu, họ sử dụng một thanh kiếm gọi là chokuto - một phiên bản nhỏ và mỏng hơn của thanh kiếm thẳng mà các hiệp sĩ thời trung cổ thường dùng.
Sau đó, võ sĩ đạo chuyển sang dùng kiếm cong và cuối cùng phát triển thành kiếm dài, hơi cong gọi là katana. Đây được cho là loại kiếm nổi tiếng nhất thế giới.
Tầng lớp võ sĩ đạo được giáo dục rất tốt. Samurai Nhật Bản có học vấn khá cao và cũng rất giỏi trong lĩnh vực toán học. Nhiều samurai còn tham gia các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.
Samurai còn biết sáng tác thơ phú, vẽ tranh, trà đạo… Thêm vào đó, họ còn nghiên cứu cả thư pháp, văn học và nghệ thuật cắm hoa.
Samurai Nhật Bản sống ở thế kỷ XVI có thân hình khá thấp bé, cao khoảng 160-165 cm. Trong khi đó, những hiệp sĩ châu Âu sống ở thời kỳ đó sở hữu chiều cao vượt trội, khoảng 180-196 cm.
Nghi lễ tự sát của samurai Nhật Bản là một trong những điều đáng sợ nhất của tầng lớp võ sĩ. Họ thường tự mổ bụng để kết liễu mạng sống của mình và nó còn được gọi là "hara-kiri". Võ sĩ đạo sẽ tự sát theo phương thức đó nếu như bị kẻ thù bắt được hay phạm lỗi lầm to lớn không thể dung thứ. Mổ bụng tự sát có thể là một hành động tự nguyện hay là sự trừng phạt. Hành động này được coi là điều cao quý và đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Trước khi thực hiện nghi lễ mổ bụng tự sát, samurai tắm rửa sạch sẽ và mặc trang phục trắng. Sau đó, võ sĩ đạo ăn những món khoái khẩu giống như bữa ăn cuối cùng của tử tù. Kế đến, người ta sẽ đặt một lưỡi dao lên đĩa trống trên bàn ăn. Lúc này, võ sĩ trên sẽ làm một bài thơ bày tỏ những lời trăn trối cuối cùng. Sau khi viết xong bài thơ, người này sẽ cầm dao và tự rạch bụng mình.