Cánh cổng tới địa ngục ở Turkmenistan là một chiếc hố rộng 70m luôn rực cháy hơn 40 năm qua. Chuyện bắt đầu vào năm 1971. Một nhóm các nhà địa chất học đã vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm, dẫn đến việc sụp đổ toàn bộ khu vực và giàn khoan ở phía trên. Khi đó, chuyên gia quan ngại điều đó sẽ khiến nhiều loại khí nguy hiểm bị thải ra bên ngoài. Vì vậy, họ đã đốt lửa để triệt tiêu các loại khí trên. Kể từ đó, khí bắt lửa và cháy liên tục từ đó tới nay. Do miệng hố nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm khiến cho ngọn lửa đó rực cháy suốt thời gian qua mà không bao giờ tắt. Nó trở thành địa danh đáng sợ mà du khách không nên ghé thăm.
Vùng trũng Afar ở phía Đông châu Phi là một trong hai điểm trên Trái đất có thể nhìn thấy các dãy núi ngầm dưới biển trồi lên. Đây chính là nơi mà hai mảng kiến tạo địa chất gặp nhau và cũng là nơi diễn ra những hoạt động địa chất mạnh nhất thế giới. Cụ thể, chỉ trong hai tháng từ tháng 9-11/2005, vùng trũng Afar đã xảy ra 165 trận động đất với cường độ trên 3.9 độ Richter và nhiều trận động đất nhỏ khác diễn ra liên tục trong suốt thời gian qua. Thêm vào đó, nơi đây có Erta Ale - một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới. Theo phân tích, đánh giá của các nhà khoa học, khu vực Sừng châu Phi sẽ sớm tách ra khỏi lục địa đang nằm ở khu vực trên. Namaskara là một khu vực thuộc Iceland và nằm dưới chân núi Namafjall. Nó cũng là một trong những núi lửa hoạt động mạnh tại khu vực này. Bề mặt khu vực này được bao phủ bởi các solfaratas - hồ bùn rộng từ 1-10m. Phía giữa những hồ bùn đó là miệng phun hơi nước cùng một loạt các loại khí núi lửa khác. Từ đó tạo thành một màn sương bao phủ khắp mặt đất. Chính vì vậy, nơi đây không có loài thực vật nào có thể tồn tại và tạo nên cảm giác đáng sợ cho con người mỗi khi đặt chân đến đây. Công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar được bao phủ bởi những khối đá nhọn. Một số khối đá cao tới 120m. Chúng có hình thù và chiều cao "khủng" như vậy là do nước biển ăn mòn và đỉnh của nó trở nên sắc nhọn như con dao cạo. Điểm đặc biệt khác của nơi đây đó là hàng trăm loài động thực vật quý hiếm trên thế giới chỉ có ở công viên này. Đây cũng là một trong những địa danh mà các nhà khoa học ít nghiên cứu nhất. Bởi lẽ, địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở, nguy hiểm khiến các nhà khoa học gặp không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Nhiều người từng đến công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha nhưng số lượng nhà khoa học có thể quay trở về chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều đó chứng tỏ mức độ nguy hiểm của nơi này.Hồ nước xanh của Nga có độ sâu khoảng 250m là một trong những địa danh đáng sợ nhất thế giới. Địa danh này có hệ thống hang động dày đặc và sâu nhất từng được con người khám phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được phần đáy hồ. Một số người cho rằng, hồ nước này không có đáy nên con người khó có thể biết tường tận về nó. Sở dĩ hồ nước này có màu xanh là do hàm lượng lưu huỳnh rất cao ở trong nước. Chính vì nước có màu sắc kỳ lạ như vậy nên thợ lặn và các nhà nghiên cứu không muốn ở lại dưới đáy hồ quá lâu.
Vịnh Truk ở đảo quốc Micronesia là một trong những "nghĩa địa" tàu bè lớn nhất thế giới. Cụ thể, vào tháng 2/1944, quân Mỹ tấn công và đánh chìm 60 tàu cùng 275 máy bay của Nhật Bản. Kể từ đó cho đến nay, hàng trăm xác máy bay, tàu chiến vẫn nằm yên dưới đáy đại dương cùng với một số lượng nhỏ bom chưa nổ, các thùng nhu yếu phẩm và cả hài cốt binh sĩ tử nạn của hai bên.
Great Pacific Garbage Patch ở Thái Bình Dương là một trong những "bãi rác" nhựa lớn nhất thế giới, với 13.000 rác thải/km2. Thỉnh thoảng, con người sẽ nhìn thấy những tảng rác thải lớn nổi trên bề mặt. Chính vì vậy, nơi đây trở thành mối đe dọa cho sự sinh tồn của động vật hoang dã biển và gia cầm. Rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi và có chứa hóa chất, động vật ăn phải có thể chết dần, chết mòn vì ngộ độc.
Sông Jiapingtang nằm ở bên ngoài thành phố Thượng Hải, Trung Quốc là một trong những địa điểm đáng sợ trên thế giới. Sở dĩ, nơi này có biệt danh như vậy vì trong tháng 4/2013, người ta đã trục vớt khoảng 16.000 xác lợn chết từ con sông này. Điều đáng nói là sông Jiapingtang là một nhánh của sông Hoàng Phố - nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 23 triệu người. Vì vậy, nó ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân. Một khoảng thời gian ngắn sau đó, gần 1.000 con vịt khác cũng chết tại con sông đó khiến cho nước biển biến thành màu đen kịt. Những lớp tảo mỏng và có mùi ghê sợ khiến nơi đây trở thành địa điểm hắc ám nhất thế giới.
Đây là hình ảnh "dòng sông máu" đáng sợ nằm bên ngoài nhà máy đóng gói thịt ở Dallas, Mỹ được chụp năm 2012. Một phi công đã chụp được tấm ảnh này khi dòng nước đỏ thẫm đổ về sông Trinity, khiến cho nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nặng.
Theo CNN, khoảng 9.000.000-13.000.000 thùng dầu bị tràn ra khu đồng bằng Niger ở ở Nigeria trong vòng 50 năm qua, khiến cho đất đai trồng trọt chăn nuôi của khu vực này bị ảnh hưởng. Cụ thể là kế sinh nhai của 31 triệu nông dân bị ảnh hưởng theo. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, để loại bỏ hoàn toàn chỗ dầu tràn, con người phải mất 30 năm và trong 5 năm đầu tiên sẽ phải chi 1 tỷ USD.
Hồ Karachay của Nga từng là một bãi rác thải hạt nhân. Vì vậy, nơi đây được cho là một trong những địa điểm ô nhiễm và nguy hiểm nhất trên Trái đất. Theo số liệu đo đạc năm 1990, nếu người nào đó đứng gần hồ Karachay trong một giờ đồng hồ thì có thể chết ngay tại chỗ.
Lâm Phần, Trung Quốc là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, xuất phát từ ngành công nghiệp sản xuất than cung cấp cho các nhà máy điện. Nhiều cơ sở sản xuất than trái phép "mọc lên như nấm" tại đây, cộng thêm việc không xử lý triệt để vấn đề khí, rác thải ra không khí và nguồn nước khiến nơi này bị ô nhiễm nặng. Nơi đây còn được ví là thảm họa Chernobyl phiên bản Trung Quốc. Hiện, chính quyền sở tại đã có những biện pháp để cải thiện tình hình nhưng quá trình đó diễn ra chậm chạp và chưa có hiệu quả rõ rệt.
Dzerzhinsk là khu vực từng sản xuất vũ khí hóa học lớn nhất lịch sử của Nga. Nơi đây trở thành địa danh mang niềm tự hào lớn của người dân xứ sở bạch dương. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của chất thải hóa học do không được xử lý đúng cách. Khoảng 300.000 người dân sống ở Dzerzhinsk trong khoảng thời gian từ năm 1930-1998 đã phải hứng chịu 300.000 tấn chất thải độc hại. Một trong số chúng có mức độ gây ô nhiễm gấp 17 triệu lần so với giới hạn an toàn cho phép.
Cánh cổng tới địa ngục ở Turkmenistan là một chiếc hố rộng 70m luôn rực cháy hơn 40 năm qua. Chuyện bắt đầu vào năm 1971. Một nhóm các nhà địa chất học đã vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm, dẫn đến việc sụp đổ toàn bộ khu vực và giàn khoan ở phía trên. Khi đó, chuyên gia quan ngại điều đó sẽ khiến nhiều loại khí nguy hiểm bị thải ra bên ngoài. Vì vậy, họ đã đốt lửa để triệt tiêu các loại khí trên. Kể từ đó, khí bắt lửa và cháy liên tục từ đó tới nay. Do miệng hố nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm khiến cho ngọn lửa đó rực cháy suốt thời gian qua mà không bao giờ tắt. Nó trở thành địa danh đáng sợ mà du khách không nên ghé thăm.
Vùng trũng Afar ở phía Đông châu Phi là một trong hai điểm trên Trái đất có thể nhìn thấy các dãy núi ngầm dưới biển trồi lên. Đây chính là nơi mà hai mảng kiến tạo địa chất gặp nhau và cũng là nơi diễn ra những hoạt động địa chất mạnh nhất thế giới. Cụ thể, chỉ trong hai tháng từ tháng 9-11/2005, vùng trũng Afar đã xảy ra 165 trận động đất với cường độ trên 3.9 độ Richter và nhiều trận động đất nhỏ khác diễn ra liên tục trong suốt thời gian qua. Thêm vào đó, nơi đây có Erta Ale - một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới. Theo phân tích, đánh giá của các nhà khoa học, khu vực Sừng châu Phi sẽ sớm tách ra khỏi lục địa đang nằm ở khu vực trên.
Namaskara là một khu vực thuộc Iceland và nằm dưới chân núi Namafjall. Nó cũng là một trong những núi lửa hoạt động mạnh tại khu vực này. Bề mặt khu vực này được bao phủ bởi các solfaratas - hồ bùn rộng từ 1-10m. Phía giữa những hồ bùn đó là miệng phun hơi nước cùng một loạt các loại khí núi lửa khác. Từ đó tạo thành một màn sương bao phủ khắp mặt đất. Chính vì vậy, nơi đây không có loài thực vật nào có thể tồn tại và tạo nên cảm giác đáng sợ cho con người mỗi khi đặt chân đến đây.
Công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar được bao phủ bởi những khối đá nhọn. Một số khối đá cao tới 120m. Chúng có hình thù và chiều cao "khủng" như vậy là do nước biển ăn mòn và đỉnh của nó trở nên sắc nhọn như con dao cạo. Điểm đặc biệt khác của nơi đây đó là hàng trăm loài động thực vật quý hiếm trên thế giới chỉ có ở công viên này. Đây cũng là một trong những địa danh mà các nhà khoa học ít nghiên cứu nhất. Bởi lẽ, địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở, nguy hiểm khiến các nhà khoa học gặp không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Nhiều người từng đến công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha nhưng số lượng nhà khoa học có thể quay trở về chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều đó chứng tỏ mức độ nguy hiểm của nơi này.
Hồ nước xanh của Nga có độ sâu khoảng 250m là một trong những địa danh đáng sợ nhất thế giới. Địa danh này có hệ thống hang động dày đặc và sâu nhất từng được con người khám phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được phần đáy hồ. Một số người cho rằng, hồ nước này không có đáy nên con người khó có thể biết tường tận về nó. Sở dĩ hồ nước này có màu xanh là do hàm lượng lưu huỳnh rất cao ở trong nước. Chính vì nước có màu sắc kỳ lạ như vậy nên thợ lặn và các nhà nghiên cứu không muốn ở lại dưới đáy hồ quá lâu.
Vịnh Truk ở đảo quốc Micronesia là một trong những "nghĩa địa" tàu bè lớn nhất thế giới. Cụ thể, vào tháng 2/1944, quân Mỹ tấn công và đánh chìm 60 tàu cùng 275 máy bay của Nhật Bản. Kể từ đó cho đến nay, hàng trăm xác máy bay, tàu chiến vẫn nằm yên dưới đáy đại dương cùng với một số lượng nhỏ bom chưa nổ, các thùng nhu yếu phẩm và cả hài cốt binh sĩ tử nạn của hai bên.
Great Pacific Garbage Patch ở Thái Bình Dương là một trong những "bãi rác" nhựa lớn nhất thế giới, với 13.000 rác thải/km2. Thỉnh thoảng, con người sẽ nhìn thấy những tảng rác thải lớn nổi trên bề mặt. Chính vì vậy, nơi đây trở thành mối đe dọa cho sự sinh tồn của động vật hoang dã biển và gia cầm. Rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi và có chứa hóa chất, động vật ăn phải có thể chết dần, chết mòn vì ngộ độc.
Sông Jiapingtang nằm ở bên ngoài thành phố Thượng Hải, Trung Quốc là một trong những địa điểm đáng sợ trên thế giới. Sở dĩ, nơi này có biệt danh như vậy vì trong tháng 4/2013, người ta đã trục vớt khoảng 16.000 xác lợn chết từ con sông này. Điều đáng nói là sông Jiapingtang là một nhánh của sông Hoàng Phố - nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 23 triệu người. Vì vậy, nó ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân. Một khoảng thời gian ngắn sau đó, gần 1.000 con vịt khác cũng chết tại con sông đó khiến cho nước biển biến thành màu đen kịt. Những lớp tảo mỏng và có mùi ghê sợ khiến nơi đây trở thành địa điểm hắc ám nhất thế giới.
Đây là hình ảnh "dòng sông máu" đáng sợ nằm bên ngoài nhà máy đóng gói thịt ở Dallas, Mỹ được chụp năm 2012. Một phi công đã chụp được tấm ảnh này khi dòng nước đỏ thẫm đổ về sông Trinity, khiến cho nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nặng.
Theo CNN, khoảng 9.000.000-13.000.000 thùng dầu bị tràn ra khu đồng bằng Niger ở ở Nigeria trong vòng 50 năm qua, khiến cho đất đai trồng trọt chăn nuôi của khu vực này bị ảnh hưởng. Cụ thể là kế sinh nhai của 31 triệu nông dân bị ảnh hưởng theo. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, để loại bỏ hoàn toàn chỗ dầu tràn, con người phải mất 30 năm và trong 5 năm đầu tiên sẽ phải chi 1 tỷ USD.
Hồ Karachay của Nga từng là một bãi rác thải hạt nhân. Vì vậy, nơi đây được cho là một trong những địa điểm ô nhiễm và nguy hiểm nhất trên Trái đất. Theo số liệu đo đạc năm 1990, nếu người nào đó đứng gần hồ Karachay trong một giờ đồng hồ thì có thể chết ngay tại chỗ.
Lâm Phần, Trung Quốc là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, xuất phát từ ngành công nghiệp sản xuất than cung cấp cho các nhà máy điện. Nhiều cơ sở sản xuất than trái phép "mọc lên như nấm" tại đây, cộng thêm việc không xử lý triệt để vấn đề khí, rác thải ra không khí và nguồn nước khiến nơi này bị ô nhiễm nặng. Nơi đây còn được ví là thảm họa Chernobyl phiên bản Trung Quốc. Hiện, chính quyền sở tại đã có những biện pháp để cải thiện tình hình nhưng quá trình đó diễn ra chậm chạp và chưa có hiệu quả rõ rệt.
Dzerzhinsk là khu vực từng sản xuất vũ khí hóa học lớn nhất lịch sử của Nga. Nơi đây trở thành địa danh mang niềm tự hào lớn của người dân xứ sở bạch dương. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của chất thải hóa học do không được xử lý đúng cách. Khoảng 300.000 người dân sống ở Dzerzhinsk trong khoảng thời gian từ năm 1930-1998 đã phải hứng chịu 300.000 tấn chất thải độc hại. Một trong số chúng có mức độ gây ô nhiễm gấp 17 triệu lần so với giới hạn an toàn cho phép.