Ra mắt lần đầu vào năm 1958 sau 10 năm công ty xe máy Honda được thành lập, Honda Super Cub đã nhanh chóng trở thành một mẫu xe phân khối nhỏ được ưa chuộng trên toàn Thế giới.Năm 1966, thế hệ thứ 2 của Super Cub ra đời với thiết kế đầu mới, cùng với động cơ chuyển từ loại có xú-páp đặt trên đỉnh máy, điều khiển bằng thanh đẩy (OHV) sang loại sử dụng trục cam ở trên đỉnh (OHC).Với thay đổi này, dù giữ nguyên dung tích 50 cc nhưng công suất của xe đã tăng lên từ 4,5 thành 4,8 mã lực.Thiết kế động cơ này cho tới bây giờ vẫn tiếp tục được ứng dụng trên các đời Super Cub, với chỉ có một số thay đổi để khiến máy hoạt động tiết kiệm và hiệu quả hơn.Tại Việt Nam, những chiếc Super Cub C50 đời đầu được gọi với cái tên dân dã là Honda Dame, xuất phát từ chữ "madame" (quý bà) trong tiếng Pháp do đây vốn là loại xe dành cho nữ.Chiếc Dame mà các bạn đang thấy trong bài viết này được nhập vào Việt Nam từ năm 1967, và từng thuộc sở hữu của một thiếu tướng cấp cao tại TP HCM từng sử dụng.Sau này, chiếc xe đã được một nhà sưu tập cất công săn lùng và đưa ra ngoài Hà Nội. Dù đã gần 50 tuổi nhưng chiếc xe vẫn còn nguyên bản tới 90% và đang ở trong trạng thái hoàn hảo.Ngay cả đôi giảm xóc "giò gà" đặc trưng của dòng Super Cub vẫn còn rất đằm và không bị hiện tượng "nâng đầu" khi bóp mạnh phanh trước như nhiều chiếc Cub cũ khác.Không như các thế hệ Super Cub sau này với ổ khóa đưa lên sau yếm trái (Cub 79) hay cổ xe (Cub 81), ổ khóa của Dame được đặt ở "cốp" bên trái của xe.Nước sơn màu xanh lá cây vẫn còn gần như nguyên bản, tuy nhiên một số chi tiết không hoàn hảo đã được người cháu của vị tướng "chấm" nhẹ lại. Ngoài ra, những tem dán trên xe cũng hoàn toàn là "zin".Chân chống bên bằng nhôm, nằm cạnh hộp xích là một phụ kiện không kèm theo xe, do Honda Dame vốn chỉ có chân chống giữa. Trước đây, chiếc xe đã từng bị đổi dàn để chân để có chân chống bên như các đời Cub sau này nhưng sau khi về tay nhà sưu tập, dàn để chân đã được trả về nguyên bản.Bộ yên của xe với khung vẫn còn "lành lặn" sau 48 năm.Yên xe có bản lề ngược và không có khóa. Một lẫy nhỏ có lò xo nằm ở phần đầu yên giúp cố định yên vào với bình xăng.Bảng đồng hồ của xe đơn giản, với duy nhất đồng hồ báo tốc độ.Lốc máy đã phai màu theo năm tháng, nhưng chủ xe không bắn lại sơn để tạo sự đồng đều với các chi tiết khác trên xe. Tuy nhiên, động cơ vẫn hoạt động hoàn hảo khi chỉ cần đạp một cú, máy sẽ ngay lập tức nổ.Dù vẫn có 3 số, nhưng Dame có cơ cấu số 1 lùi - 2 và 3 tiến thay vì 3 số tiến của các đời Super Cub sau này.Với công suất máy chỉ gần 5 mã lực, chiếc xe phải rất vất vả mới có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 45-50 km/h. Tuy nhiên, tốc độ này cũng là quá đủ đối với một chiếc xe chạy trong thành thị vào năm 1967.Đã từng một thời được coi là "báu vật" đối với bất kỳ người chủ sở hữu nào, sau này những chiếc Cub và Dame đã bị "trưng dụng" làm xe chở hàng khi các dòng xe hiện đại hơn vào Việt Nam. Chính vì vậy, một chiếc Dame còn trong tình trạng hoàn hảo quả thực là "bảo vật" khó có thể kiếm được ngày nay.
Ra mắt lần đầu vào năm 1958 sau 10 năm công ty xe máy Honda được thành lập, Honda Super Cub đã nhanh chóng trở thành một mẫu xe phân khối nhỏ được ưa chuộng trên toàn Thế giới.
Năm 1966, thế hệ thứ 2 của Super Cub ra đời với thiết kế đầu mới, cùng với động cơ chuyển từ loại có xú-páp đặt trên đỉnh máy, điều khiển bằng thanh đẩy (OHV) sang loại sử dụng trục cam ở trên đỉnh (OHC).
Với thay đổi này, dù giữ nguyên dung tích 50 cc nhưng công suất của xe đã tăng lên từ 4,5 thành 4,8 mã lực.
Thiết kế động cơ này cho tới bây giờ vẫn tiếp tục được ứng dụng trên các đời Super Cub, với chỉ có một số thay đổi để khiến máy hoạt động tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam, những chiếc Super Cub C50 đời đầu được gọi với cái tên dân dã là Honda Dame, xuất phát từ chữ "madame" (quý bà) trong tiếng Pháp do đây vốn là loại xe dành cho nữ.
Chiếc Dame mà các bạn đang thấy trong bài viết này được nhập vào Việt Nam từ năm 1967, và từng thuộc sở hữu của một thiếu tướng cấp cao tại TP HCM từng sử dụng.
Sau này, chiếc xe đã được một nhà sưu tập cất công săn lùng và đưa ra ngoài Hà Nội. Dù đã gần 50 tuổi nhưng chiếc xe vẫn còn nguyên bản tới 90% và đang ở trong trạng thái hoàn hảo.
Ngay cả đôi giảm xóc "giò gà" đặc trưng của dòng Super Cub vẫn còn rất đằm và không bị hiện tượng "nâng đầu" khi bóp mạnh phanh trước như nhiều chiếc Cub cũ khác.
Không như các thế hệ Super Cub sau này với ổ khóa đưa lên sau yếm trái (Cub 79) hay cổ xe (Cub 81), ổ khóa của Dame được đặt ở "cốp" bên trái của xe.
Nước sơn màu xanh lá cây vẫn còn gần như nguyên bản, tuy nhiên một số chi tiết không hoàn hảo đã được người cháu của vị tướng "chấm" nhẹ lại. Ngoài ra, những tem dán trên xe cũng hoàn toàn là "zin".
Chân chống bên bằng nhôm, nằm cạnh hộp xích là một phụ kiện không kèm theo xe, do Honda Dame vốn chỉ có chân chống giữa. Trước đây, chiếc xe đã từng bị đổi dàn để chân để có chân chống bên như các đời Cub sau này nhưng sau khi về tay nhà sưu tập, dàn để chân đã được trả về nguyên bản.
Bộ yên của xe với khung vẫn còn "lành lặn" sau 48 năm.
Yên xe có bản lề ngược và không có khóa. Một lẫy nhỏ có lò xo nằm ở phần đầu yên giúp cố định yên vào với bình xăng.
Bảng đồng hồ của xe đơn giản, với duy nhất đồng hồ báo tốc độ.
Lốc máy đã phai màu theo năm tháng, nhưng chủ xe không bắn lại sơn để tạo sự đồng đều với các chi tiết khác trên xe. Tuy nhiên, động cơ vẫn hoạt động hoàn hảo khi chỉ cần đạp một cú, máy sẽ ngay lập tức nổ.
Dù vẫn có 3 số, nhưng Dame có cơ cấu số 1 lùi - 2 và 3 tiến thay vì 3 số tiến của các đời Super Cub sau này.
Với công suất máy chỉ gần 5 mã lực, chiếc xe phải rất vất vả mới có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 45-50 km/h. Tuy nhiên, tốc độ này cũng là quá đủ đối với một chiếc xe chạy trong thành thị vào năm 1967.
Đã từng một thời được coi là "báu vật" đối với bất kỳ người chủ sở hữu nào, sau này những chiếc Cub và Dame đã bị "trưng dụng" làm xe chở hàng khi các dòng xe hiện đại hơn vào Việt Nam. Chính vì vậy, một chiếc Dame còn trong tình trạng hoàn hảo quả thực là "bảo vật" khó có thể kiếm được ngày nay.