Được thành lập bởi Willy Koenig vào năm 1977, hãng độ Koenig đã từng một thời cực kỳ nổi tiếng giống như Mansory hiện nay, do "chuyên trị" độ "hết bài" các dòng siêu xe châu Âu đắt tiền. Trong đó, chiếc Koenig Ferrari Testarossa là một trong những sản phẩm đáng nhớ nhất của hãng.Dựa trên cơ sở một chiếc Ferrari Testarossa đời 1988, Koenig đã độ lại chiếc xe với gói bodykit do hãng "thửa riêng", với thiết kế lấy cảm hứng từ mẫu Ferrari F512M đời sau.Khi Koenig còn hoạt động, thị trường độ xe chưa phát triển như hiện nay, và gói độ bodykit của hãng đã khiến Enzo Ferrari - nhà sáng lập hãng siêu xe Ý cực kỳ tức giận. Ông thậm chí đã gửi thư cảnh cáo tới Koenig, yêu cầu hãng gỡ toàn bộ logo Ferrari khi không coi Koenig Testarossa là một chiếc Ferrari thực thụ nữa.Không chỉ dừng lại ở đó, Koenig còn tiếp tục "phớt lờ" cảnh báo của Ferrari và thiết kế phần đuôi phía sau bản độ Testarossa của hãng với cánh gió và ống xả đặt giữa tương tự siêu xe huyền thoại F40.Ngoài ra, để chuẩn bị cho các nâng cấp động cơ, hãng cũng tích hợp những thiết kế riêng của mình vào, chẳng hạn như những khe hút gió mới ở phía sau cửa kính hai bên thân xe.Tuy đã độ lại ngoại thất của Testarossa đến mức khiến Ferrari "phát cáu" nhưng Koenig lại giữ nguyên thiết kế nội thất của xe, chỉ bọc lại hoàn toàn trong gam màu đỏ khá "nhức mắt".Ra đời từ cuối thập niên 80, Koenig Testarossa thiếu vắng gần như tất cả các trang bị điện tử hỗ trợ của một siêu xe hiện đại. Cùng với hộp số sàn 6 cấp, nó đòi hỏi người lái phải có trình độ nhất định mới có thể điều khiển an toàn. Thậm chi nội thất của chiếc xe còn không có túi khí!Ở bên dưới lớp vỏ hào nhoáng, chiếc Testarossa của Koenig đã được gắn thêm các thanh ổn định ngang thân xe, lốp rộng hơn và trên hết là những nâng cấp động cơ để khiến xe đạt hiệu năng vận hành tối thượng.Với tăng áp kép cùng một loạt các cải tiến khác, khối động cơ 12 xi-lanh nằm ngang của Testarossa sau khi qua "bàn tay" của Koenig đã có công suất lên tới 800 mã lực. Để dễ so sánh, chiếc siêu xe LaFerrari đầu bảng của Ferrari hiện nay chỉ mạnh hơn 150 mã lực, trong khi Koenig Testarossa vẫn mạnh hơn chiếc F12Berlinetta tới 50 mã lực.Thậm chí ngay cả tới ngày nay, đa số các hãng độ vẫn chỉ nâng cấp những chiếc Ferrari đạt mức công suất dao động khoảng 800 mã lực. Chưa dừng lại ở đó, Koenig còn có bản độ Testarossa Competition thậm chí còn mạnh hơn, với công suất lên tới 1000 mã lực.Ngay cả hiện nay với một loạt các trang bị điện tử hỗ trợ, những siêu xe với công suất 1000 mã lực vẫn là những cỗ máy đầy nguy hiểm, chính vì vậy có thể dễ dàng tưởng tượng các "tạo phẩm" của Koenig trong thập niên 80 "nguy hiểm" tới mức nào.Ngày nay, Koenig chỉ còn sống trong "cái bóng" từ quá khứ của hãng, khi không còn khả năng độ một chiếc xe hoàn chỉnh mà chỉ có thể sản xuất những phụ tùng riêng lẻ. Chính vì vậy, những chiếc xe đã từng được Koenig độ ngày nay đã trở thành "hàng hiếm" và có giá trị cao.
Được thành lập bởi Willy Koenig vào năm 1977, hãng độ Koenig đã từng một thời cực kỳ nổi tiếng giống như Mansory hiện nay, do "chuyên trị" độ "hết bài" các dòng siêu xe châu Âu đắt tiền. Trong đó, chiếc Koenig Ferrari Testarossa là một trong những sản phẩm đáng nhớ nhất của hãng.
Dựa trên cơ sở một chiếc Ferrari Testarossa đời 1988, Koenig đã độ lại chiếc xe với gói bodykit do hãng "thửa riêng", với thiết kế lấy cảm hứng từ mẫu Ferrari F512M đời sau.
Khi Koenig còn hoạt động, thị trường độ xe chưa phát triển như hiện nay, và gói độ bodykit của hãng đã khiến Enzo Ferrari - nhà sáng lập hãng siêu xe Ý cực kỳ tức giận. Ông thậm chí đã gửi thư cảnh cáo tới Koenig, yêu cầu hãng gỡ toàn bộ logo Ferrari khi không coi Koenig Testarossa là một chiếc Ferrari thực thụ nữa.
Không chỉ dừng lại ở đó, Koenig còn tiếp tục "phớt lờ" cảnh báo của Ferrari và thiết kế phần đuôi phía sau bản độ Testarossa của hãng với cánh gió và ống xả đặt giữa tương tự siêu xe huyền thoại F40.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho các nâng cấp động cơ, hãng cũng tích hợp những thiết kế riêng của mình vào, chẳng hạn như những khe hút gió mới ở phía sau cửa kính hai bên thân xe.
Tuy đã độ lại ngoại thất của Testarossa đến mức khiến Ferrari "phát cáu" nhưng Koenig lại giữ nguyên thiết kế nội thất của xe, chỉ bọc lại hoàn toàn trong gam màu đỏ khá "nhức mắt".
Ra đời từ cuối thập niên 80, Koenig Testarossa thiếu vắng gần như tất cả các trang bị điện tử hỗ trợ của một siêu xe hiện đại. Cùng với hộp số sàn 6 cấp, nó đòi hỏi người lái phải có trình độ nhất định mới có thể điều khiển an toàn. Thậm chi nội thất của chiếc xe còn không có túi khí!
Ở bên dưới lớp vỏ hào nhoáng, chiếc Testarossa của Koenig đã được gắn thêm các thanh ổn định ngang thân xe, lốp rộng hơn và trên hết là những nâng cấp động cơ để khiến xe đạt hiệu năng vận hành tối thượng.
Với tăng áp kép cùng một loạt các cải tiến khác, khối động cơ 12 xi-lanh nằm ngang của Testarossa sau khi qua "bàn tay" của Koenig đã có công suất lên tới 800 mã lực. Để dễ so sánh, chiếc siêu xe LaFerrari đầu bảng của Ferrari hiện nay chỉ mạnh hơn 150 mã lực, trong khi Koenig Testarossa vẫn mạnh hơn chiếc F12Berlinetta tới 50 mã lực.
Thậm chí ngay cả tới ngày nay, đa số các hãng độ vẫn chỉ nâng cấp những chiếc Ferrari đạt mức công suất dao động khoảng 800 mã lực. Chưa dừng lại ở đó, Koenig còn có bản độ Testarossa Competition thậm chí còn mạnh hơn, với công suất lên tới 1000 mã lực.
Ngay cả hiện nay với một loạt các trang bị điện tử hỗ trợ, những siêu xe với công suất 1000 mã lực vẫn là những cỗ máy đầy nguy hiểm, chính vì vậy có thể dễ dàng tưởng tượng các "tạo phẩm" của Koenig trong thập niên 80 "nguy hiểm" tới mức nào.
Ngày nay, Koenig chỉ còn sống trong "cái bóng" từ quá khứ của hãng, khi không còn khả năng độ một chiếc xe hoàn chỉnh mà chỉ có thể sản xuất những phụ tùng riêng lẻ. Chính vì vậy, những chiếc xe đã từng được Koenig độ ngày nay đã trở thành "hàng hiếm" và có giá trị cao.