Ngày 13/4, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (ảnh) đã họp nội các để đưa ra quyết định cuối cùng về việc xử lý nước nhiễm phóng xạ dồn ứ nhiều năm qua ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima kể từ sau thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011. Ảnh: Reuters.Theo đó, chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả hơn 1 triệu tấn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý bằng công nghệ tiên tiến ra biển. Chính phủ Nhật sẽ tăng cường nỗ lực giám sát hoạt động xả thải. Ảnh chụp các bồn chứa nước tại nhà máy hạt nhân Fukushima. Ảnh: Reuters."Việc xả nước thải đã qua xử lý là một vấn đề không thể tránh khỏi khi ngừng hoạt động nhà máy Fukushima Daiichi", Thủ tướng Suga nhấn mạnh, đồng thời cam kết nỗ lực hết sức để đảm bảo nước thải này ở mức an toàn. Ảnh: Reuters.Về thời gian triển khai kế hoạch xả nước nhiễm xạ ra biển, Thủ tướng Suga nêu rõ, sau khi việc xây dựng các cơ sở có liên quan tới việc xả nước hoàn thành cũng như đảm bảo các quy định an toàn, Nhật Bản sẽ bắt đầu xả nước trong 2 năm tới và quá trình này dự kiến kéo dài hàng thập kỷ. Ảnh: Reuters.Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã lên tiếng sau khi Nhật Bản thông báo kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra đại dương. Ảnh: Các bồn chứa nước nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: EPA.Hôm 13/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích chính phủ Nhật Bản là "vô trách nhiệm" khi quyết định xả hơn 1 triệu tấn nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima ra biển. Phía Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản đảo ngược quyết định. Ảnh: Kyodo.“Nhật Bản vẫn chưa sử dụng hết các biện pháp. Bất chấp sự phản đối ở trong và ngoài nước, Nhật Bản đã quyết định đơn phương xả nước thải hạt nhân của nhà máy Fukushima ra biển mà không có sự tham vấn đầy đủ từ các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. Hành động này là cực kỳ vô trách nhiệm, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự an toàn của người dân các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay. Ảnh: Nhà máy điện cạnh biển. Ảnh: France24.Cùng ngày, Hàn Quốc cũng bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về quyết định của Nhật Bản. Ảnh: Ông Koo Yoon-cheol, người đứng đầu Văn phòng Điều phối Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.Ông Koo Yoon-cheol cho biết, Hàn Quốc sẽ "thực hiện mọi biện pháp cần thiết" để đảm bảo an toàn cho người dân Hàn Quốc trước nguồn nước bị ô nhiễm từ nhà máy Fukushima. Ảnh: Yonhap.Ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu tập Đại sứ của Tokyo để phản đối quyết định của chính phủ Nhật Bản. Hãng RT của Nga dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao thứ hai của Hàn Quốc, Choi Jong-Moon, đã chỉ trích Đại sứ Nhật Bản vì không công khai hết chi tiết kế hoạch xả nước, trong đó có số lượng và tốc độ chất lỏng ô nhiễm được xả ra. Ảnh: EPA.Ông Choi cũng bày tỏ thất vọng rằng đã không có các cuộc bàn bạc giữa Nhật và các nước láng giềng trước khi quyết định được đưa ra về cách thức xả nước từ nhà máy Fukushima. Ảnh: Yonhap."Quan điểm của chúng tôi là không nên đưa ra quyết định trừ khi có đánh giá rõ ràng về tác động đối với sức khỏe người dân và môi trường biển", một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sau cuộc họp. Ảnh: Reuters.Được biết, sáng 13/4, chính phủ Hàn Quốc đã triệu tập một cuộc họp khẩn giữa các bộ ngành liên quan để thảo luận về biện pháp ứng phó với quyết định của Tokyo. Ảnh: AP.Trong khi đó, Mỹ thể hiện sự đồng cảm với Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Nhật Bản đã "minh bạch về quyết định của mình" và "dường như đã thông qua một cách tiếp cận phù hợp với những tiêu chuẩn an toàn hạt nhân được toàn cầu chấp nhận".Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 13/4 cũng bày tỏ ủng hộ quyết định của Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, đồng thời khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình giám sát việc xả thải này. Ảnh: Các bồn chứa nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: Kyodo News.Theo IAEA, việc xả nước thải của Nhật Bản là phù hợp với thông lệ quốc tế và khả thi về mặt kỹ thuật. "Tôi tin tưởng rằng chính phủ (Nhật Bản) sẽ tiếp tục tương tác với tất cả các bên một cách minh bạch và cởi mở trong quá trình thực hiện quyết định này", Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi (ảnh) nhấn mạnh. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Bức tường chắn sóng khổng lồ ở Nhật Bản (Nguồn video: VTV)
Ngày 13/4, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (ảnh) đã họp nội các để đưa ra quyết định cuối cùng về việc xử lý nước nhiễm phóng xạ dồn ứ nhiều năm qua ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima kể từ sau thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011. Ảnh: Reuters.
Theo đó, chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả hơn 1 triệu tấn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý bằng công nghệ tiên tiến ra biển. Chính phủ Nhật sẽ tăng cường nỗ lực giám sát hoạt động xả thải. Ảnh chụp các bồn chứa nước tại nhà máy hạt nhân Fukushima. Ảnh: Reuters.
"Việc xả nước thải đã qua xử lý là một vấn đề không thể tránh khỏi khi ngừng hoạt động nhà máy Fukushima Daiichi", Thủ tướng Suga nhấn mạnh, đồng thời cam kết nỗ lực hết sức để đảm bảo nước thải này ở mức an toàn. Ảnh: Reuters.
Về thời gian triển khai kế hoạch xả nước nhiễm xạ ra biển, Thủ tướng Suga nêu rõ, sau khi việc xây dựng các cơ sở có liên quan tới việc xả nước hoàn thành cũng như đảm bảo các quy định an toàn, Nhật Bản sẽ bắt đầu xả nước trong 2 năm tới và quá trình này dự kiến kéo dài hàng thập kỷ. Ảnh: Reuters.
Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã lên tiếng sau khi Nhật Bản thông báo kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra đại dương. Ảnh: Các bồn chứa nước nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: EPA.
Hôm 13/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích chính phủ Nhật Bản là "vô trách nhiệm" khi quyết định xả hơn 1 triệu tấn nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima ra biển. Phía Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản đảo ngược quyết định. Ảnh: Kyodo.
“Nhật Bản vẫn chưa sử dụng hết các biện pháp. Bất chấp sự phản đối ở trong và ngoài nước, Nhật Bản đã quyết định đơn phương xả nước thải hạt nhân của nhà máy Fukushima ra biển mà không có sự tham vấn đầy đủ từ các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. Hành động này là cực kỳ vô trách nhiệm, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự an toàn của người dân các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay. Ảnh: Nhà máy điện cạnh biển. Ảnh: France24.
Cùng ngày, Hàn Quốc cũng bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về quyết định của Nhật Bản. Ảnh: Ông Koo Yoon-cheol, người đứng đầu Văn phòng Điều phối Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Ông Koo Yoon-cheol cho biết, Hàn Quốc sẽ "thực hiện mọi biện pháp cần thiết" để đảm bảo an toàn cho người dân Hàn Quốc trước nguồn nước bị ô nhiễm từ nhà máy Fukushima. Ảnh: Yonhap.
Ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu tập Đại sứ của Tokyo để phản đối quyết định của chính phủ Nhật Bản. Hãng RT của Nga dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao thứ hai của Hàn Quốc, Choi Jong-Moon, đã chỉ trích Đại sứ Nhật Bản vì không công khai hết chi tiết kế hoạch xả nước, trong đó có số lượng và tốc độ chất lỏng ô nhiễm được xả ra. Ảnh: EPA.
Ông Choi cũng bày tỏ thất vọng rằng đã không có các cuộc bàn bạc giữa Nhật và các nước láng giềng trước khi quyết định được đưa ra về cách thức xả nước từ nhà máy Fukushima. Ảnh: Yonhap.
"Quan điểm của chúng tôi là không nên đưa ra quyết định trừ khi có đánh giá rõ ràng về tác động đối với sức khỏe người dân và môi trường biển", một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sau cuộc họp. Ảnh: Reuters.
Được biết, sáng 13/4, chính phủ Hàn Quốc đã triệu tập một cuộc họp khẩn giữa các bộ ngành liên quan để thảo luận về biện pháp ứng phó với quyết định của Tokyo. Ảnh: AP.
Trong khi đó, Mỹ thể hiện sự đồng cảm với Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Nhật Bản đã "minh bạch về quyết định của mình" và "dường như đã thông qua một cách tiếp cận phù hợp với những tiêu chuẩn an toàn hạt nhân được toàn cầu chấp nhận".
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 13/4 cũng bày tỏ ủng hộ quyết định của Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, đồng thời khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình giám sát việc xả thải này. Ảnh: Các bồn chứa nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: Kyodo News.
Theo IAEA, việc xả nước thải của Nhật Bản là phù hợp với thông lệ quốc tế và khả thi về mặt kỹ thuật. "Tôi tin tưởng rằng chính phủ (Nhật Bản) sẽ tiếp tục tương tác với tất cả các bên một cách minh bạch và cởi mở trong quá trình thực hiện quyết định này", Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi (ảnh) nhấn mạnh. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Bức tường chắn sóng khổng lồ ở Nhật Bản (Nguồn video: VTV)