Nằm trong vùng quần đảo Palawan, vịnh Oyster có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra Biển Đông, cách quần đảo Trường Sa khoảng150 km, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền không thể tranh cãi. Việc phát triển một hòn đảo thiên đường xa xôi Obyster thành một cơ sở quân sự có thể làm trầm trọng thêm quan hệ Philippines, Trung Quốc vốn đã căng thẳng, vì căn cứ này nằm trên một trong những tuyến vận tải đường thủy quan trọng nhất thế giới và được coi là vùng biển giàu khoáng sản trên Biển Đông. Nhằm từng bước nâng cấp khả năng phòng vệ trước tham vọng của Trung Quốc, chính phủ Philippines đã duyệt chi 12 triệu USD để mở đường giao thông, xây dựng quân cảng... tại vịnh Oyster. Đây là một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội. Trong ảnh: quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và vị trí Philippines xây căn cứ Oyster nhìn từ Google Maps.Theo kế hoạch, căn cứ quân sự chiến lược tại vịnh Oyster sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Căn cứ sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50, 60 Thủy quân lục chiến Mỹ. Do Mỹ có ý định sử dụng bãi tập của Thủy quân lục chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á. Trong ảnh: Lính Philippines đứng trên một bến tàu gần vịnh Oyster trên đảo Palawan.Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Trong ảnh: Toàn cảnh vịnh Oyster trên đảo Palawan.Bên cạnh căn cứ Oyster, Philipinnes đã có quân cảng chiến lược tối trọng Subic. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần: 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác. Trong ảnh: Quân cảng Subic Bay. (nguồn ảnh: Reuters, AFP, Asia Time, Google...)
Nằm trong vùng quần đảo Palawan, vịnh Oyster có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra Biển Đông, cách quần đảo Trường Sa khoảng150 km, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền không thể tranh cãi.
Việc phát triển một hòn đảo thiên đường xa xôi Obyster thành một cơ sở quân sự có thể làm trầm trọng thêm quan hệ Philippines, Trung Quốc vốn đã căng thẳng, vì căn cứ này nằm trên một trong những tuyến vận tải đường thủy quan trọng nhất thế giới và được coi là vùng biển giàu khoáng sản trên Biển Đông.
Nhằm từng bước nâng cấp khả năng phòng vệ trước tham vọng của Trung Quốc, chính phủ Philippines đã duyệt chi 12 triệu USD để mở đường giao thông, xây dựng quân cảng... tại vịnh Oyster. Đây là một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội. Trong ảnh: quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và vị trí Philippines xây căn cứ Oyster nhìn từ Google Maps.
Theo kế hoạch, căn cứ quân sự chiến lược tại vịnh Oyster sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Căn cứ sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50, 60 Thủy quân lục chiến Mỹ.
Do Mỹ có ý định sử dụng bãi tập của Thủy quân lục chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á. Trong ảnh: Lính Philippines đứng trên một bến tàu gần vịnh Oyster trên đảo Palawan.
Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines. Trong ảnh: Toàn cảnh vịnh Oyster trên đảo Palawan.
Bên cạnh căn cứ Oyster, Philipinnes đã có quân cảng chiến lược tối trọng Subic. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần: 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác. Trong ảnh: Quân cảng Subic Bay. (nguồn ảnh: Reuters, AFP, Asia Time, Google...)