Những bộ quần áo đồng phục là dấu ấn khó phai nhất trong đời học sinh. Đối với các học sinh Nhật Bản, đồng phục đối với họ không chỉ đơn thuần là quần áo mà nó còn là văn hóa, tượng trưng cho tuổi thanh xuân.Người Nhật rất yêu mến văn hóa đồng phục của họ và thứ trang phục đặc biệt này cũng quy tụ được một lượng fan đông đảo khắp thế giới, truyền cảm hứng cho nhiều thiết kế trang phục học đường tại nhiều quốc gia khác. 1. Lịch sử của bộ đồng phục Nhật Bản. Đồng phục Nhật Bản đã có tuổi đời tới 150 năm. Nó lần đầu tiên được ra đời vào thời Minh Trị với mục đích là nhằm xóa bỏ đi khoảng cách giàu nghèo trong trường học. Kiểu đồng phục đầu tiên là một bộ áo sơ mi đi kèm kimono và quần hakama (quần hakama là kiểu quần giống váy xếp nếp). Sau đó, khi văn hóa phương Tây du nhập, đồng phục Nhật Bản có nhiều sự đổi khác. Học sinh mặc áo khoác tên gọi là Gakuran có phần cổ cao, đứng và quần thủy thủ màu xanh đen hoặc đen lấy cảm hứng từ trang phục quân đội Phổ (Vào thời điểm đó quân đội Phồ được xem là mạnh nhất thế giới). Bộ đồng phục phong cách thủy thủ nổi tiếng của xứ Phù Tang được ra đời vào năm 1920. Tới năm 1980, áo khoác blazer đổ bộ vào trường học. 2. Các kiểu đồng phục nữ sinh phổ biến tại Nhật. Đồng phục nữ sinh Nhật Bản gây được ấn tượng đẹp bởi sự nữ tính, trong sáng, duyên dáng. Có rất nhiều kiểu váy áo đồng phục. Một số loại phổ biến như: Đồng phục áo blazer (ảnh). Đồng phục áo ngắn bolero.Đồng phục lịch thiệp theo phong cách trường Eton (Một ngôi trường nổi tiếng chuyên đào tạo chính trị gia ở Anh).Đồng phục kiểu váy yếm.Đồng phục váy kèm dây đeo qua vai.Đồng phục váy liền. 3. Đồng phục Nhật có gì? Đồng phục trường tư và trường công của Nhật Bản cũng có nhiều sự khác biệt. Đồng phục trường tư thường phức tạp và nhiều món phụ kiện hơn trường công. Tuy nhiên tại một số trường không phổ biến, học sinh có thể mặc trang phục gần giống đồng phục mà họ có thể mua tại các hãng thời trang có dòng hàng đặc biệt dành cho giới trẻ. Họ có thể chọn váy và nơ nhiều màu khác nhau và phối chúng khá thời trang. Một số nhãn hàng Nhật Bản cũng tung ra các sản phẩm độc đáo có thiết kế lấy ý tưởng từ đồng phục. Vào mùa đông giá, học sinh tại Nhật Bản thường mặc áo vest không tay hoặc carddigan len. Màu sắc cơ bản thường là trắng, đen, xám, be.Đôi tất mà học sinh Nhật thường đi cũng thay đổi liên tục trong nhiều năm qua. Chúng không chỉ là tất để giữ ấm chân mùa đông mà còn thay đổi tổng thể trang phục. Đôi tất học sinh ngày nay thường có chiều dài ngay dưới đầu gối. Một kiểu tất khác cũng khá phổ biến là tất dài 2/3 chiều dài tính từ đầu gối đến gót chân.Ngoài ra có một kiểu tất khá hay ho mà nữ sinh Nhật đang rất ưa chuộng là tất trễ, xếp nhún rất dễ thương.Về giày, học sinh Nhật thường dùng giày lười, giày mô ca đế thấp từ 3 – 5 cm, làm từ da. Màu sắc thường là đen và nâu.Đồng phục nữ sinh Nhật Bản không thể thiếu những chiếc nơ xinh xắn. Chúng thường ít khi bị quy định quá chặt chẽ mà việc chọn lựa thường theo gu thời trang cá nhân. Chọn được chiếc nơ ưng ý để phối cùng đồng phục khá thú vị. Chiều dài váy của đồng phục Nhật Bản thông thường cao 15cm trên đầu gối. Váy nữ sinh xứ hoa anh đào thường gây ấn tượng về độ ngắn. Nó bắt nguồn từ đặc thù của nước Nhật là một đất nước chịu nhiều thiên tai, đất đai nhiều nơi khô cằn, không thích hợp cho việc trồng trọt. Xưa kia bông sợi là thứ rất hiếm hoi vì thế trang phục dệt từ nhiều sợi là thứ rất đắt đỏ.Mặc dù váy ngắn bắt nguồn từ truyền thống xưa nhưng nó cũng đem lại cho học sinh nhiều phiền toái. Dù đi tất, nhưng vào thời tiết buốt giá tại Nhật vào mùa đông, chiếc váy ngắn vẫn đem tới nguy cơ về căn bệnh thấp khớp. Ngoài ra khi mưa gió, lũ lụt, chiếc váy ngắn cũng gây ra không ít tình huống tế nhị cho các cô gái trẻ.
Những bộ quần áo đồng phục là dấu ấn khó phai nhất trong đời học sinh. Đối với các học sinh Nhật Bản, đồng phục đối với họ không chỉ đơn thuần là quần áo mà nó còn là văn hóa, tượng trưng cho tuổi thanh xuân.
Người Nhật rất yêu mến văn hóa đồng phục của họ và thứ trang phục đặc biệt này cũng quy tụ được một lượng fan đông đảo khắp thế giới, truyền cảm hứng cho nhiều thiết kế trang phục học đường tại nhiều quốc gia khác.
1. Lịch sử của bộ đồng phục Nhật Bản. Đồng phục Nhật Bản đã có tuổi đời tới 150 năm. Nó lần đầu tiên được ra đời vào thời Minh Trị với mục đích là nhằm xóa bỏ đi khoảng cách giàu nghèo trong trường học. Kiểu đồng phục đầu tiên là một bộ áo sơ mi đi kèm kimono và quần hakama (quần hakama là kiểu quần giống váy xếp nếp).
Sau đó, khi văn hóa phương Tây du nhập, đồng phục Nhật Bản có nhiều sự đổi khác. Học sinh mặc áo khoác tên gọi là Gakuran có phần cổ cao, đứng và quần thủy thủ màu xanh đen hoặc đen lấy cảm hứng từ trang phục quân đội Phổ (Vào thời điểm đó quân đội Phồ được xem là mạnh nhất thế giới). Bộ đồng phục phong cách thủy thủ nổi tiếng của xứ Phù Tang được ra đời vào năm 1920. Tới năm 1980, áo khoác blazer đổ bộ vào trường học.
2. Các kiểu đồng phục nữ sinh phổ biến tại Nhật. Đồng phục nữ sinh Nhật Bản gây được ấn tượng đẹp bởi sự nữ tính, trong sáng, duyên dáng. Có rất nhiều kiểu váy áo đồng phục. Một số loại phổ biến như: Đồng phục áo blazer (ảnh).
Đồng phục áo ngắn bolero.
Đồng phục lịch thiệp theo phong cách trường Eton (Một ngôi trường nổi tiếng chuyên đào tạo chính trị gia ở Anh).
Đồng phục kiểu váy yếm.
Đồng phục váy kèm dây đeo qua vai.
Đồng phục váy liền.
3. Đồng phục Nhật có gì? Đồng phục trường tư và trường công của Nhật Bản cũng có nhiều sự khác biệt. Đồng phục trường tư thường phức tạp và nhiều món phụ kiện hơn trường công. Tuy nhiên tại một số trường không phổ biến, học sinh có thể mặc trang phục gần giống đồng phục mà họ có thể mua tại các hãng thời trang có dòng hàng đặc biệt dành cho giới trẻ. Họ có thể chọn váy và nơ nhiều màu khác nhau và phối chúng khá thời trang. Một số nhãn hàng Nhật Bản cũng tung ra các sản phẩm độc đáo có thiết kế lấy ý tưởng từ đồng phục.
Vào mùa đông giá, học sinh tại Nhật Bản thường mặc áo vest không tay hoặc carddigan len. Màu sắc cơ bản thường là trắng, đen, xám, be.
Đôi tất mà học sinh Nhật thường đi cũng thay đổi liên tục trong nhiều năm qua. Chúng không chỉ là tất để giữ ấm chân mùa đông mà còn thay đổi tổng thể trang phục. Đôi tất học sinh ngày nay thường có chiều dài ngay dưới đầu gối. Một kiểu tất khác cũng khá phổ biến là tất dài 2/3 chiều dài tính từ đầu gối đến gót chân.
Ngoài ra có một kiểu tất khá hay ho mà nữ sinh Nhật đang rất ưa chuộng là tất trễ, xếp nhún rất dễ thương.
Về giày, học sinh Nhật thường dùng giày lười, giày mô ca đế thấp từ 3 – 5 cm, làm từ da. Màu sắc thường là đen và nâu.
Đồng phục nữ sinh Nhật Bản không thể thiếu những chiếc nơ xinh xắn. Chúng thường ít khi bị quy định quá chặt chẽ mà việc chọn lựa thường theo gu thời trang cá nhân. Chọn được chiếc nơ ưng ý để phối cùng đồng phục khá thú vị. Chiều dài váy của đồng phục Nhật Bản thông thường cao 15cm trên đầu gối. Váy nữ sinh xứ hoa anh đào thường gây ấn tượng về độ ngắn. Nó bắt nguồn từ đặc thù của nước Nhật là một đất nước chịu nhiều thiên tai, đất đai nhiều nơi khô cằn, không thích hợp cho việc trồng trọt. Xưa kia bông sợi là thứ rất hiếm hoi vì thế trang phục dệt từ nhiều sợi là thứ rất đắt đỏ.
Mặc dù váy ngắn bắt nguồn từ truyền thống xưa nhưng nó cũng đem lại cho học sinh nhiều phiền toái. Dù đi tất, nhưng vào thời tiết buốt giá tại Nhật vào mùa đông, chiếc váy ngắn vẫn đem tới nguy cơ về căn bệnh thấp khớp. Ngoài ra khi mưa gió, lũ lụt, chiếc váy ngắn cũng gây ra không ít tình huống tế nhị cho các cô gái trẻ.