Hình ảnh thú vị về những chiếc yên xe được thầy Dũng (giáo viên trường THPT Châu Thành 2, Đồng Tháp) viết lên những lời nhắc nhở học sinh về việc gắn kính chiếu hậu xe máy được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây "bão" mạng trong ngày gần đây. Ảnh: FB.Những chiếc xe không gắn kính chiếu hậu đều bị thầy giáo "điểm danh". Trên yên xe là những dòng nhắc nhở nhẹ nhàng như: "Gắn kiếng và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện", hay "Xe rất phong cách! Gắn thêm kiếng xe vào + đội mũ bảo hiểm đúng quy định", "Đừng để hạ hạnh kiểm vì lí do này"...Thay vì bắt ép, quát nạt học trò, thầy Dũng đã dùng cách "chấn chỉnh" học trò độc đáo và vô cùng hiệu quả. Dưới mỗi lời nhắc, thầy không quên ký tên một cách hài hước "thầy Dũng", "Mr. Dũng".Chính sự gần gũi, giản dị của thầy Dũng đã khiến học trò tâm phục, khẩu phục và vui vẻ làm theo lời thầy nhắc. "Nghìn like cho thầy giáo vui tính", "Thầy giáo trường người ta", "ôi! thầy giáo của năm"... là những dòng bình luận đầy yêu thương của cư dân mạng dành thầy giáo đáng mến này.Nhận những "án phạt" từ thầy giáo, nhưng học trò lại nể phục, kính trọng và coi đó như kỷ niệm đáng nhớ của thời cắp sách tới trường. Đó là câu chuyện về cách "trị" trò lười từng gây xôn xao cộng đồng mạng tại trường Đại học bách khoa Đà Nẵng. Thầy Trần Đức Chính (hay được học trò đặt biệt danh là thầy Chính ghi chồng) "trị" tội lười lau bảng của học trò bằng cách viết bài giảng mới lên bảng cũ bẩn.Thậm chí, thầy giáo còn tuyên bố trước là sẽ kiểm tra cuối giờ, ai không nhìn thấy bài giảng mới thì cũng không phải là lỗi ở thầy, mà lỗi do ai thì chúng ta biết rồi đấy...Với cách "trị" cao tay thế này hẳn là tình trạng lười lau bảng trước khi bắt đầu tiết học của thầysẽ thuyên giảm.Với học trò lười, thầy giáo trẻ Nguyễn Việt Phương (sinh năm 1989) lại có những lời nhận xét "bá đạo" và đầy suy ngẫm cho các bài kiểm tra."Em định sống như này đến bao giờ", "Đọc bài của em như đọc 1 cuốn tiểu thuyết, rất dài và khó hiểu" hay "Em nên viết thư pháp vào mùa xuân đi để tăng thêm thu nhập"... là những lời nhận xét có 1-0-2 của thầy.Sau mỗi trận cười nghiêng ngả vì lời phê của thầy giáo, học trò lại suy ngẫm về những lỗi của mình trong bài kiểm tra.Đó là cách mà thầy giáo này gần gũi sinh viên hơn và có thể giúp sinh viên sớm chấn chỉnh lại việc học để đạt kết quả tốt.
Hình ảnh thú vị về những chiếc yên xe được thầy Dũng (giáo viên trường THPT Châu Thành 2, Đồng Tháp) viết lên những lời nhắc nhở học sinh về việc gắn kính chiếu hậu xe máy được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây "bão" mạng trong ngày gần đây. Ảnh: FB.
Những chiếc xe không gắn kính chiếu hậu đều bị thầy giáo "điểm danh". Trên yên xe là những dòng nhắc nhở nhẹ nhàng như: "Gắn kiếng và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện", hay "Xe rất phong cách! Gắn thêm kiếng xe vào + đội mũ bảo hiểm đúng quy định", "Đừng để hạ hạnh kiểm vì lí do này"...
Thay vì bắt ép, quát nạt học trò, thầy Dũng đã dùng cách "chấn chỉnh" học trò độc đáo và vô cùng hiệu quả. Dưới mỗi lời nhắc, thầy không quên ký tên một cách hài hước "thầy Dũng", "Mr. Dũng".
Chính sự gần gũi, giản dị của thầy Dũng đã khiến học trò tâm phục, khẩu phục và vui vẻ làm theo lời thầy nhắc. "Nghìn like cho thầy giáo vui tính", "Thầy giáo trường người ta", "ôi! thầy giáo của năm"... là những dòng bình luận đầy yêu thương của cư dân mạng dành thầy giáo đáng mến này.
Nhận những "án phạt" từ thầy giáo, nhưng học trò lại nể phục, kính trọng và coi đó như kỷ niệm đáng nhớ của thời cắp sách tới trường. Đó là câu chuyện về cách "trị" trò lười từng gây xôn xao cộng đồng mạng tại trường Đại học bách khoa Đà Nẵng. Thầy Trần Đức Chính (hay được học trò đặt biệt danh là thầy Chính ghi chồng) "trị" tội lười lau bảng của học trò bằng cách viết bài giảng mới lên bảng cũ bẩn.
Thậm chí, thầy giáo còn tuyên bố trước là sẽ kiểm tra cuối giờ, ai không nhìn thấy bài giảng mới thì cũng không phải là lỗi ở thầy, mà lỗi do ai thì chúng ta biết rồi đấy...Với cách "trị" cao tay thế này hẳn là tình trạng lười lau bảng trước khi bắt đầu tiết học của thầysẽ thuyên giảm.
Với học trò lười, thầy giáo trẻ Nguyễn Việt Phương (sinh năm 1989) lại có những lời nhận xét "bá đạo" và đầy suy ngẫm cho các bài kiểm tra.
"Em định sống như này đến bao giờ", "Đọc bài của em như đọc 1 cuốn tiểu thuyết, rất dài và khó hiểu" hay "Em nên viết thư pháp vào mùa xuân đi để tăng thêm thu nhập"... là những lời nhận xét có 1-0-2 của thầy.
Sau mỗi trận cười nghiêng ngả vì lời phê của thầy giáo, học trò lại suy ngẫm về những lỗi của mình trong bài kiểm tra.
Đó là cách mà thầy giáo này gần gũi sinh viên hơn và có thể giúp sinh viên sớm chấn chỉnh lại việc học để đạt kết quả tốt.