Ngoài bánh chưng, cây Nêu thì Tết xưa còn đặc biệt với những tiếng đùng đoàng, tí tách của các dây pháo hồng. Ngày nay, do sự nguy hiểm nên việc đốt pháo đã bị cấm. Nhưng trên mạng xã hội những dân mạng 7X, 8X vẫn "gây nhớ" tiếng pháo bằng việc sưu tầm những bức ảnh cực độc và hiếm.Theo quan niệm xưa, tiếng pháo ngày Tết có ý nghĩa để xua đuổi tà ma và mong ước cho một năm làm ăn và sinh sống suôn sẻ. Bên cạnh đó, những quả pháo nhỏ móc nhau trên một sợi dây tim, nhớ tiếng nổ đêm ba mươi, nhớ màu đỏ nhuộm thắm khoảnh sân nhà sáng mùng một khiến không khí trở nên vô cùng nhộn nhịp.Theo hoài niệm của các dân mạng 7X, 8X: "Tết xưa đói thật chỉ mong có bánh chưng, có kẹo trứng chim, có miếng mứt dừa nhưng vui nhất vẫn là chạy theo đám trẻ con trong ngõ nhặt tìm xác pháo chưa cháy hết để đập cho nổ. Ngày nay thì không còn rồi nhưng mỗi thời mỗi khác".Xác pháo Tết hồng một góc phố, tiếng đùng đoàng nghe vui tai được các dân mạng hoài niệm trong bộ ảnh được đăng tải trên mạng xã hội cách đây chưa lâu.Những tràng pháo cúng tất niên của đình miếu, công sở, của nhà nhà trong xóm làng, tiếng âm vang rộn rã của hàng trăm, hàng ngàn dây pháo cùng rộ lên vào giờ phút giao thừa chen lẫn trong tiếng chuông trống bát nhã trầm hùng của chùa, tiếng binh boong thánh thót của chuông giáo đường đã làm nên cái Tết xưa.Sau đó âm thanh và mùi thuốc pháo vẫn cứ còn lan tỏa rải rác mãi lâu trong các lễ cúng đầu năm và kéo dài cho đến ngày "khai hạ" (hạ nêu) mùng bảy tết.Có rất nhiều loại pháo khác nhau: pháo tép; pháo đùng; pháo cối; pháo dây; pháo chuột; pháo thăng thiên được người dân Việt Nam sử dụng trong những ngày Tết xưa.Từ Bắc đến Nam, có không ít làng nghề sống bằng nghề làm pháo như làng Bình Đà; Đồng Kỵ; Nam Ô.Sáng mùng 1, phía trước các hiên nhà ngập tràn xác pháo.Từng dây pháo nổ đi theo đó là những tràng vỗ tay không ngớt của đám trẻ trong xóm.Mời quý độc giả xem clip Đốt Pháo Ngày Tết Quê Xưa - Nguồn: Miền Tây Quê Tôi@Youtube
Ngoài bánh chưng, cây Nêu thì Tết xưa còn đặc biệt với những tiếng đùng đoàng, tí tách của các dây pháo hồng. Ngày nay, do sự nguy hiểm nên việc đốt pháo đã bị cấm. Nhưng trên mạng xã hội những dân mạng 7X, 8X vẫn "gây nhớ" tiếng pháo bằng việc sưu tầm những bức ảnh cực độc và hiếm.
Theo quan niệm xưa, tiếng pháo ngày Tết có ý nghĩa để xua đuổi tà ma và mong ước cho một năm làm ăn và sinh sống suôn sẻ. Bên cạnh đó, những quả pháo nhỏ móc nhau trên một sợi dây tim, nhớ tiếng nổ đêm ba mươi, nhớ màu đỏ nhuộm thắm khoảnh sân nhà sáng mùng một khiến không khí trở nên vô cùng nhộn nhịp.
Theo hoài niệm của các dân mạng 7X, 8X: "Tết xưa đói thật chỉ mong có bánh chưng, có kẹo trứng chim, có miếng mứt dừa nhưng vui nhất vẫn là chạy theo đám trẻ con trong ngõ nhặt tìm xác pháo chưa cháy hết để đập cho nổ. Ngày nay thì không còn rồi nhưng mỗi thời mỗi khác".
Xác pháo Tết hồng một góc phố, tiếng đùng đoàng nghe vui tai được các dân mạng hoài niệm trong bộ ảnh được đăng tải trên mạng xã hội cách đây chưa lâu.
Những tràng pháo cúng tất niên của đình miếu, công sở, của nhà nhà trong xóm làng, tiếng âm vang rộn rã của hàng trăm, hàng ngàn dây pháo cùng rộ lên vào giờ phút giao thừa chen lẫn trong tiếng chuông trống bát nhã trầm hùng của chùa, tiếng binh boong thánh thót của chuông giáo đường đã làm nên cái Tết xưa.
Sau đó âm thanh và mùi thuốc pháo vẫn cứ còn lan tỏa rải rác mãi lâu trong các lễ cúng đầu năm và kéo dài cho đến ngày "khai hạ" (hạ nêu) mùng bảy tết.
Có rất nhiều loại pháo khác nhau: pháo tép; pháo đùng; pháo cối; pháo dây; pháo chuột; pháo thăng thiên được người dân Việt Nam sử dụng trong những ngày Tết xưa.
Từ Bắc đến Nam, có không ít làng nghề sống bằng nghề làm pháo như làng Bình Đà; Đồng Kỵ; Nam Ô.
Sáng mùng 1, phía trước các hiên nhà ngập tràn xác pháo.
Từng dây pháo nổ đi theo đó là những tràng vỗ tay không ngớt của đám trẻ trong xóm.
Mời quý độc giả xem clip Đốt Pháo Ngày Tết Quê Xưa - Nguồn: Miền Tây Quê Tôi@Youtube