Đa phần các bạn trẻ sau khi không sống ở Việt Nam sẽ chuyển đến các nước có nền kinh tế và cơ sở vật chất phát triển hơn như Mỹ, Anh hay Canada. Nhưng việc đến "lục địa đen" thì ít người nghĩ tới ngoại trừ cô bạn Minh Ngọc, người vừa qua đã chia sẻ câu chuyện về việc sang châu Phi làm giáo viên mầm non của mình trên MXH.Minh Ngọc (22 tuổi) đã lên đường sang Sudan để trở thành cô giáo mầm non ở châu Phi. Nói về quyết định của mình cô gái Việt Nam nhỏ nhắn này cho biết rằng việc tới châu Phi là điều đã nghĩ đến từ lâu và nó giúp cô thực hiện được hai việc đó là vừa du lịch khám phá vừa để mở mang thêm kĩ năng nghề nghiệp ở môi trường cực mới lạ, ở một quốc gia của đạo Hồi, lãnh thổ của sa mạc.Để đủ điều kiện tới Sudan, Minh Ngọc phải trải qua 3 vòng tuyển chọn gắt gao. Đầu tiên xét duyệt hồ sơ, vòng 2 là thi năng lực tiếng Anh và cuối cùng là phỏng vấn với Academic Manager của nhà trường. Sau khi trúng tuyển, cô được nhà trường gửi E-visa và vé máy bay để sang Sudan. Ở đây, cô được trợ cấp nhà ở, phương tiện đi lại, điện nước và được trả lương theo tháng.Minh tiết lộ bảng biểu một ngày của mình rằng: "Mình là người Việt duy nhất dạy mầm non trong trường. Tính đến nay, mình đã ở Sudan được hơn 4 tháng. Môi trường giáo dục trẻ mầm non ở đây rất khác biệt. Từ mầm non, trẻ em đã học rất nhiều từ Tiếng Anh, Toán, Âm nhạc, ICT. Nhưng thời gian học tập trong ngày chỉ từ 9h - 10h30 và 11h15 tới 12h45".Ở một môi trường mới bao giờ cũng vô vàn khó khăn, Minh Ngọc nhớ lại những ngày mình mới qua Sudan và chia sẻ rằng do các bé còn nhỏ, lại không hề biết tiếng Anh nên cô trò khá khó khăn trong giao tiếp. Vì thế, cô giáo mầm non Việt Nam này đã phải học cấp tốc tiếng Ả Rập, kết hợp ngôn ngữ cơ thể để trò chuyện, dạy dỗ và hòa nhập cùng các em.Nói về bọn trẻ, Minh Ngọc tâm sự rằng, rất thương các bé, mỗi ngày đến trường chúng phải tự mang đồ ăn tới lớp cho đủ bữa sáng và bữa trưa. Cũng từ điều trên, cô giáo 9X Việt Nam mới ngộ ra rằng ở mỗi quốc gia, sẽ có nền giáo dục khác nhau. Ở Đức người ta dạy trẻ tư duy, ở Việt Nam các cô giáo dạy trẻ nhận biết còn ở Sudan, bọn trẻ được dạy cách tự lập.Nói về những giờ lên tiết của mình, Minh Ngọc cảm thấy may mắn khi tất cả học sinh đều hào hứng với tiết học tiếng Anh và Toán của cô mỗi ngày. Điều đó khiến Ngọc rất xúc động và tràn đầy động lực để tiếp tục gieo mầm con chữ nơi quốc gia bốn bề là sa mạc này.Không chỉ sống tình cảm, các bé còn chính là "giáo viên" dạy tiếng Ả Rập cho Minh Ngọc. Khi dạy tiếng Anh cho các bé, vào giờ ra chơi Ngọc sẽ hỏi lại những từ ấy trong tiếng Ả Rập là gì. Đây là cách học nhanh nhất giúp cô bạn 9X Việt Nam hoàn thiện kĩ năng nói tiếp Ả Rập của mình.Còn với những giáo viên bản địa, Minh Ngọc chia sẻ họ vô cùng thân thiện và sống tập thể. Khi Ngọc ốm hay bận xin về sớm, giáo viên lớp bên cạnh sẽ sang hỗ trợ cho tới khi hết tiết. Họ nhớ tên tất cả học sinh của các lớp. Đặc biệt, vấn đề bạo lực học đường tuyệt đối không xảy ra trong trường.Chuyến hành trình tại Sudan Minh Ngọc đã mang lại cho cô rất nhiều thứ, từ cái nhìn chân thực hơn với quốc gia châu Phi từng bị nhiều người nói là nguy hiểm, nghèo nàn. Bên cạnh đó, cô gái Việt này còn cảm nhận được tình người cũng như cách giáo dục rất lạ mà phải đến tận nơi bản địa này mới có thể cảm nhận được. Ảnh trong bài: FBNV.Mời quý độc giả xem clip Em là cô giáo mầm non - Nguồn: Trường Bách Việt
Đa phần các bạn trẻ sau khi không sống ở Việt Nam sẽ chuyển đến các nước có nền kinh tế và cơ sở vật chất phát triển hơn như Mỹ, Anh hay Canada. Nhưng việc đến "lục địa đen" thì ít người nghĩ tới ngoại trừ cô bạn Minh Ngọc, người vừa qua đã chia sẻ câu chuyện về việc sang châu Phi làm giáo viên mầm non của mình trên MXH.
Minh Ngọc (22 tuổi) đã lên đường sang Sudan để trở thành cô giáo mầm non ở châu Phi. Nói về quyết định của mình cô gái Việt Nam nhỏ nhắn này cho biết rằng việc tới châu Phi là điều đã nghĩ đến từ lâu và nó giúp cô thực hiện được hai việc đó là vừa du lịch khám phá vừa để mở mang thêm kĩ năng nghề nghiệp ở môi trường cực mới lạ, ở một quốc gia của đạo Hồi, lãnh thổ của sa mạc.
Để đủ điều kiện tới Sudan, Minh Ngọc phải trải qua 3 vòng tuyển chọn gắt gao. Đầu tiên xét duyệt hồ sơ, vòng 2 là thi năng lực tiếng Anh và cuối cùng là phỏng vấn với Academic Manager của nhà trường. Sau khi trúng tuyển, cô được nhà trường gửi E-visa và vé máy bay để sang Sudan. Ở đây, cô được trợ cấp nhà ở, phương tiện đi lại, điện nước và được trả lương theo tháng.
Minh tiết lộ bảng biểu một ngày của mình rằng: "Mình là người Việt duy nhất dạy mầm non trong trường. Tính đến nay, mình đã ở Sudan được hơn 4 tháng. Môi trường giáo dục trẻ mầm non ở đây rất khác biệt. Từ mầm non, trẻ em đã học rất nhiều từ Tiếng Anh, Toán, Âm nhạc, ICT. Nhưng thời gian học tập trong ngày chỉ từ 9h - 10h30 và 11h15 tới 12h45".
Ở một môi trường mới bao giờ cũng vô vàn khó khăn, Minh Ngọc nhớ lại những ngày mình mới qua Sudan và chia sẻ rằng do các bé còn nhỏ, lại không hề biết tiếng Anh nên cô trò khá khó khăn trong giao tiếp. Vì thế, cô giáo mầm non Việt Nam này đã phải học cấp tốc tiếng Ả Rập, kết hợp ngôn ngữ cơ thể để trò chuyện, dạy dỗ và hòa nhập cùng các em.
Nói về bọn trẻ, Minh Ngọc tâm sự rằng, rất thương các bé, mỗi ngày đến trường chúng phải tự mang đồ ăn tới lớp cho đủ bữa sáng và bữa trưa. Cũng từ điều trên, cô giáo 9X Việt Nam mới ngộ ra rằng ở mỗi quốc gia, sẽ có nền giáo dục khác nhau. Ở Đức người ta dạy trẻ tư duy, ở Việt Nam các cô giáo dạy trẻ nhận biết còn ở Sudan, bọn trẻ được dạy cách tự lập.
Nói về những giờ lên tiết của mình, Minh Ngọc cảm thấy may mắn khi tất cả học sinh đều hào hứng với tiết học tiếng Anh và Toán của cô mỗi ngày. Điều đó khiến Ngọc rất xúc động và tràn đầy động lực để tiếp tục gieo mầm con chữ nơi quốc gia bốn bề là sa mạc này.
Không chỉ sống tình cảm, các bé còn chính là "giáo viên" dạy tiếng Ả Rập cho Minh Ngọc. Khi dạy tiếng Anh cho các bé, vào giờ ra chơi Ngọc sẽ hỏi lại những từ ấy trong tiếng Ả Rập là gì. Đây là cách học nhanh nhất giúp cô bạn 9X Việt Nam hoàn thiện kĩ năng nói tiếp Ả Rập của mình.
Còn với những giáo viên bản địa, Minh Ngọc chia sẻ họ vô cùng thân thiện và sống tập thể. Khi Ngọc ốm hay bận xin về sớm, giáo viên lớp bên cạnh sẽ sang hỗ trợ cho tới khi hết tiết. Họ nhớ tên tất cả học sinh của các lớp. Đặc biệt, vấn đề bạo lực học đường tuyệt đối không xảy ra trong trường.
Chuyến hành trình tại Sudan Minh Ngọc đã mang lại cho cô rất nhiều thứ, từ cái nhìn chân thực hơn với quốc gia châu Phi từng bị nhiều người nói là nguy hiểm, nghèo nàn. Bên cạnh đó, cô gái Việt này còn cảm nhận được tình người cũng như cách giáo dục rất lạ mà phải đến tận nơi bản địa này mới có thể cảm nhận được. Ảnh trong bài: FBNV.
Mời quý độc giả xem clip Em là cô giáo mầm non - Nguồn: Trường Bách Việt