Bằng phương pháp lắp đặt nhà lưới với chi phí tiết kiệm tối đa, làm giá thể hữu cơ ngay trên nền đất ngập, hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh vừa thí điểm thành công mô hình này tại nông trường Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP HCM).Được mệnh danh là “vùng đất chết” vì quanh năm nước ngập, đất bị nhiễm phèn nặng, việc canh tác nông nghiệp ở HTX này gặp rất nhiều khó khăn. Nông dân trực tiếp trồng rau hữu cơ trên đất phèn thường không đem lại hiệu quả. Ông Võ Thành Dũng, Phó giám đốc HTX cho biết, đã bắt đầu thực hiện mô hình này từ năm 2012. Trong đó, khó khăn nhất là phải tìm được nguồn hữu cơ giá rẻ làm đất nhân tạo.HTX hiện đang trồng thí điểm trên diện tích 2000m2. Tính tổng cộng chi phí lắp đặt nhà màng, nguồn đất nhân tạo, cây giống… chỉ khoảng 40 – 50 triệu/1.000m2. Sau khi phủ bạt nền, vun đất nhân tạo cao độ 10cm thì bắt đầu trồng và thu hoạch. Đặc điểm nổi bật của phương pháp canh tác này là rau quả trồng trong nhà màng phòng trừ sâu bệnh gây hại; tận dụng được hết các phế thải nông nghiệp như lục bình, cỏ dại, các loại rác thải hữu cơ từ chợ đầu mối.Vì không phải tốn công xử lý đất, làm cỏ, lại không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu nên mô hình này không những giảm được giá thành sản phẩm mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Do không kén chọn đất nên mô hình này có thể áp dụng trên mọi loại đất, kể cả đất nghèo kiệt vẫn có thể sản xuất được rau cho năng suất cao.Ngoài ra, đây còn là mô hình trình diễn để bà con quanh vùng có thể tham quan học tập và nhân rộng vì tài nguyên đất còn nhiều. Sau thành công bước đầu, đơn vị này đang tính đến việc triển khai lắp đặt hệ thống tưới phun tự động. “Cùng với việc cải tạo lại lối đi cho sạch sẽ, nông dân có thể đủng đỉnh mang giày đi dạo trong vườn, hoặc tha hồ đi chơi, cứ canh đúng giờ về nhà bấm nút”, đại diện hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh cho biết.Chị Lương Mỹ Hạnh (ấp 3, xã Phạm Văn Hai) cho biết, chị đã sử dụng rau của HTX từ nửa năm nay vì yên tâm vào chất lượng: “Rau trồng trên đất hữu cơ, phát triển xanh tốt nhưng vẫn giữ được hương và vị. Đặc biệt, ở đây còn có rau cải xanh cay nồng như mù tạt, loại này không dễ tìm thấy ngoài chợ”. Chị Hạnh cũng chia sẻ nên phát triển rộng diện tích trồng theo mô hình này vì trong siêu thị cũng có rau sạch nhưng giá cao và không phải ai cũng thường xuyên lui tới.Sau khi hoàn thiện quy trình khép kín sản xuất rau sạch, HTX sẽ chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho xã viên. “Hiện nay, các mặt hàng nông sản đang chịu sự cạnh tranh giữa thực phẩm an toàn và không an toàn. Phương pháp canh tác mới nếu được nhân rộng, không chỉ đa dạng nguồn cung thực phẩm sạch mà còn góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng”, ông Dũng nói.
Bằng phương pháp lắp đặt nhà lưới với chi phí tiết kiệm tối đa, làm giá thể hữu cơ ngay trên nền đất ngập, hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh vừa thí điểm thành công mô hình này tại nông trường Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP HCM).
Được mệnh danh là “vùng đất chết” vì quanh năm nước ngập, đất bị nhiễm phèn nặng, việc canh tác nông nghiệp ở HTX này gặp rất nhiều khó khăn. Nông dân trực tiếp trồng rau hữu cơ trên đất phèn thường không đem lại hiệu quả. Ông Võ Thành Dũng, Phó giám đốc HTX cho biết, đã bắt đầu thực hiện mô hình này từ năm 2012. Trong đó, khó khăn nhất là phải tìm được nguồn hữu cơ giá rẻ làm đất nhân tạo.
HTX hiện đang trồng thí điểm trên diện tích 2000m2. Tính tổng cộng chi phí lắp đặt nhà màng, nguồn đất nhân tạo, cây giống… chỉ khoảng 40 – 50 triệu/1.000m2. Sau khi phủ bạt nền, vun đất nhân tạo cao độ 10cm thì bắt đầu trồng và thu hoạch. Đặc điểm nổi bật của phương pháp canh tác này là rau quả trồng trong nhà màng phòng trừ sâu bệnh gây hại; tận dụng được hết các phế thải nông nghiệp như lục bình, cỏ dại, các loại rác thải hữu cơ từ chợ đầu mối.
Vì không phải tốn công xử lý đất, làm cỏ, lại không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu nên mô hình này không những giảm được giá thành sản phẩm mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Do không kén chọn đất nên mô hình này có thể áp dụng trên mọi loại đất, kể cả đất nghèo kiệt vẫn có thể sản xuất được rau cho năng suất cao.
Ngoài ra, đây còn là mô hình trình diễn để bà con quanh vùng có thể tham quan học tập và nhân rộng vì tài nguyên đất còn nhiều. Sau thành công bước đầu, đơn vị này đang tính đến việc triển khai lắp đặt hệ thống tưới phun tự động. “Cùng với việc cải tạo lại lối đi cho sạch sẽ, nông dân có thể đủng đỉnh mang giày đi dạo trong vườn, hoặc tha hồ đi chơi, cứ canh đúng giờ về nhà bấm nút”, đại diện hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh cho biết.
Chị Lương Mỹ Hạnh (ấp 3, xã Phạm Văn Hai) cho biết, chị đã sử dụng rau của HTX từ nửa năm nay vì yên tâm vào chất lượng: “Rau trồng trên đất hữu cơ, phát triển xanh tốt nhưng vẫn giữ được hương và vị. Đặc biệt, ở đây còn có rau cải xanh cay nồng như mù tạt, loại này không dễ tìm thấy ngoài chợ”. Chị Hạnh cũng chia sẻ nên phát triển rộng diện tích trồng theo mô hình này vì trong siêu thị cũng có rau sạch nhưng giá cao và không phải ai cũng thường xuyên lui tới.
Sau khi hoàn thiện quy trình khép kín sản xuất rau sạch, HTX sẽ chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho xã viên. “Hiện nay, các mặt hàng nông sản đang chịu sự cạnh tranh giữa thực phẩm an toàn và không an toàn. Phương pháp canh tác mới nếu được nhân rộng, không chỉ đa dạng nguồn cung thực phẩm sạch mà còn góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng”, ông Dũng nói.