Nằm trên địa phận dốc Dây Diều (xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Việt phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 và hoàn thành sau đó 3 năm, vào năm 2004. Ảnh: Vntrip.Việt phủ Thành Chương ngày nay như một điểm đến được ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Vietnamnet.Không có một con số cụ thể song rõ ràng ai cũng hiểu Việt phủ của họa sĩ Thành Chương ngốn biết bao tiền của và công sức. Ảnh: Vietnamnet.Nhiều thông tin trước đây tiết lộ, để có được công trình như ngày hôm nay, người chủ Thành Chương từng phải chạy vạy từng đồng để trả tiền công thợ, để sửa chữa và xây mới. Ảnh: Nhandan.Cũng có những thời đoạn ngày họa sĩ lăn lộn với công việc xây phủ, đêm đêm lại về nằm bò ra vẽ tranh, minh họa. Ảnh: Vietnamnet.Không chỉ có vậy, rất nhiều hiện vật đã được họa sĩ Thành Chương dày công sưu tầm từ thuở ấu thơ tới ba bốn chục năm trưởng thành. Ảnh: Ngaynay.Có tượng đài đá nhỏ, họa sĩ cõng suốt trong ba lô, mang từ chiến tranh, trên Trường Sơn về. Ảnh: Ngaynay.Có chiếc giếng cổ được chuyển về từ Thanh Hóa. Ảnh: Vietnamnet.Các công trình lớn nhỏ trong Việt phủ Thành Chương được chủ nhân mua về, gom góp bằng hầu hết số tiền bán tranh trong vòng 30, 40 năm. Ảnh: Vietnamnet.Hơn thế, trên Việt phủ Thành Chương có lúc quy tụ cả chục tốp thợ lành nghề và hàng trăm lao động thủ công. Ảnh: Tiền phong.Họa sĩ Thành Chương cũng tự mình quan tâm tới từng chi tiết, từng viên gạch hay từng nét tạo dáng của các phù điêu. Ảnh: Nhandan.Toàn bộ quần thể kiến trúc Việt phủ Thành Chương nằm sát nhau và được chú trọng từng chi tiết nhỏ. Mặc dù được xây dựng rất cầu kỳ và trở thành một điểm đến tuyệt đẹp song Việt phủ Thành Chương đang là "điểm nóng" của dư luận khi bị cho là ây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ. Hiện, dư luận đang chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng về sai phạm của công trình này. Ảnh: Blogdulich.Video: Việt phủ Thành Chương - nếp nhà xưa của người Việt. Nguồn: Youtube.
Nằm trên địa phận dốc Dây Diều (xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Việt phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 và hoàn thành sau đó 3 năm, vào năm 2004. Ảnh: Vntrip.
Việt phủ Thành Chương ngày nay như một điểm đến được ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Vietnamnet.
Không có một con số cụ thể song rõ ràng ai cũng hiểu Việt phủ của họa sĩ Thành Chương ngốn biết bao tiền của và công sức. Ảnh: Vietnamnet.
Nhiều thông tin trước đây tiết lộ, để có được công trình như ngày hôm nay, người chủ Thành Chương từng phải chạy vạy từng đồng để trả tiền công thợ, để sửa chữa và xây mới. Ảnh: Nhandan.
Cũng có những thời đoạn ngày họa sĩ lăn lộn với công việc xây phủ, đêm đêm lại về nằm bò ra vẽ tranh, minh họa. Ảnh: Vietnamnet.
Không chỉ có vậy, rất nhiều hiện vật đã được họa sĩ Thành Chương dày công sưu tầm từ thuở ấu thơ tới ba bốn chục năm trưởng thành. Ảnh: Ngaynay.
Có tượng đài đá nhỏ, họa sĩ cõng suốt trong ba lô, mang từ chiến tranh, trên Trường Sơn về. Ảnh: Ngaynay.
Có chiếc giếng cổ được chuyển về từ Thanh Hóa. Ảnh: Vietnamnet.
Các công trình lớn nhỏ trong Việt phủ Thành Chương được chủ nhân mua về, gom góp bằng hầu hết số tiền bán tranh trong vòng 30, 40 năm. Ảnh: Vietnamnet.
Hơn thế, trên Việt phủ Thành Chương có lúc quy tụ cả chục tốp thợ lành nghề và hàng trăm lao động thủ công. Ảnh: Tiền phong.
Họa sĩ Thành Chương cũng tự mình quan tâm tới từng chi tiết, từng viên gạch hay từng nét tạo dáng của các phù điêu. Ảnh: Nhandan.
Toàn bộ quần thể kiến trúc Việt phủ Thành Chương nằm sát nhau và được chú trọng từng chi tiết nhỏ. Mặc dù được xây dựng rất cầu kỳ và trở thành một điểm đến tuyệt đẹp song Việt phủ Thành Chương đang là "điểm nóng" của dư luận khi bị cho là ây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ. Hiện, dư luận đang chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng về sai phạm của công trình này. Ảnh: Blogdulich.
Video: Việt phủ Thành Chương - nếp nhà xưa của người Việt. Nguồn: Youtube.