Được xây dựng từ năm 1927 tới năm 1930 bởi nhà quy hoạch Karl Ehn, tòa nhà chung cư khổng lồ này có chiều dài tới 1.100 m, kéo dài qua 4 điểm dừng xe điện ngầm.
Đây là khu chung cư được xây nhằm mục đích cung cấp nhà ở cho hàng ngàn gia đình bị mất nhà cửa sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vào năm 1918, nền kinh tế của Áo bị suy thoái kéo theo tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói. Vào thời điểm đó, hơn 250.000 công nhân sống trong các tòa nhà chung cư chật chội, cũ kỹ và nước nôi thiếu thốn.
Cuộc bầu cử của đảng Dân chủ Xã hội vào năm 1919 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Chính quyền nước này đã phát động một chương trình cải cách xã hội chuyên sâu bao gồm cả việc mở rộng nhà ở của người dân. Thành phố xây dựng khu căn hộ lớn bao gồm đầy đủ các hệ thống cơ sở hạ tầng, các cửa hàng, dịch vụ và công viên riêng.
Theo đó, khu chung cư Karl Marx-Hof được đánh giá là tòa nhà có độ dài rộng “khủng” nhất, với diện tích lên tới 156.000 m2. Chung cư này chứa tới 1.382 căn hộ từ loại có kích thước 30 m2 (một phòng ngủ) và 60 m2 (loại có 2 phòng ngủ).
Khu chung cư dài nhất thế giới này gồm nhiều tiện nghi như có trường mẫu giáo, sân vui chơi, phòng khám thai sản, phòng y tế, thư viện, tiệm giặt là, các trung tâm thanh thiếu niên, bưu điện, tiệm thuốc tây, và 25 cửa hàng khác.
Đây là tòa nhà đầu tiên tại Vienna có nhà vệ sinh gắn liền với nguồn nước xả và ban công riêng. Lúc đó, các dự án nhà chung cư chỉ có nhà vệ sinh công cộng và vòi nước xả. Ban công trong mỗi căn hộ được coi là một tiện nghi sang trọng quý phái mà người lao động chưa từng được trải nghiệm trước đó.
Hiện nay, hơn 70 năm sau, Karl Marx-Hof vẫn là một tòa nhà chung cư của thành phố có nhiều người dân sinh sống dù cơ sở vật chất thiếu các tiện nghi hiện đại như máy giặt, phòng tắm riêng.
Được xây dựng từ năm 1927 tới năm 1930 bởi nhà quy hoạch Karl Ehn, tòa nhà chung cư khổng lồ này có chiều dài tới 1.100 m, kéo dài qua 4 điểm dừng xe điện ngầm.
Đây là khu chung cư được xây nhằm mục đích cung cấp nhà ở cho hàng ngàn gia đình bị mất nhà cửa sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vào năm 1918, nền kinh tế của Áo bị suy thoái kéo theo tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói. Vào thời điểm đó, hơn 250.000 công nhân sống trong các tòa nhà chung cư chật chội, cũ kỹ và nước nôi thiếu thốn.
Cuộc bầu cử của đảng Dân chủ Xã hội vào năm 1919 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Chính quyền nước này đã phát động một chương trình cải cách xã hội chuyên sâu bao gồm cả việc mở rộng nhà ở của người dân. Thành phố xây dựng khu căn hộ lớn bao gồm đầy đủ các hệ thống cơ sở hạ tầng, các cửa hàng, dịch vụ và công viên riêng.
Theo đó, khu chung cư Karl Marx-Hof được đánh giá là tòa nhà có độ dài rộng “khủng” nhất, với diện tích lên tới 156.000 m2. Chung cư này chứa tới 1.382 căn hộ từ loại có kích thước 30 m2 (một phòng ngủ) và 60 m2 (loại có 2 phòng ngủ).
Khu chung cư dài nhất thế giới này gồm nhiều tiện nghi như có trường mẫu giáo, sân vui chơi, phòng khám thai sản, phòng y tế, thư viện, tiệm giặt là, các trung tâm thanh thiếu niên, bưu điện, tiệm thuốc tây, và 25 cửa hàng khác.
Đây là tòa nhà đầu tiên tại Vienna có nhà vệ sinh gắn liền với nguồn nước xả và ban công riêng. Lúc đó, các dự án nhà chung cư chỉ có nhà vệ sinh công cộng và vòi nước xả. Ban công trong mỗi căn hộ được coi là một tiện nghi sang trọng quý phái mà người lao động chưa từng được trải nghiệm trước đó.
Hiện nay, hơn 70 năm sau, Karl Marx-Hof vẫn là một tòa nhà chung cư của thành phố có nhiều người dân sinh sống dù cơ sở vật chất thiếu các tiện nghi hiện đại như máy giặt, phòng tắm riêng.