Hiện nay, nhiều container cũ xuất hiện ở công trường xây dựng làm nhà ở cho công nhân hoặc văn phòng điều hành tạm thời với giá dao động 25 – 30 triệu đồng tùy từng loại. Dạng
nhà này có thể di chuyển dễ dàng, thi công nhanh. Một ngôi nhà trên đường Nguyễn Xiển xếp chồng nhiều thùng container lên tạo thành nhà tầng, có thêm phần mái tôn tránh mưa nắng.
Chỉ cần đặt container vào vị trí, bỏ qua khâu làm móng nhà quen thuộc, những người sống tại đây dùng tấm bê tông làm chân nâng đỡ container lên khỏi mặt đất, dù đặt nền đất yếu cũng không lo sụt lún. Phần cửa nhôm kính, cộng thêm cửa chịu lực có sẵn của container tạo lối vào và giúp tăng khả năng cách âm cho ngôi nhà.Nhà không cần tường gạch quét vôi, sơn như thông thường mà tận dụng các bức vách liền mạch của container để che chắn. Điều bất tiện nhất là vào mùa hè, tính dẫn nhiệt và hấp thụ nhiệt của kim loại biến container thành “lò bát quái" vô cùng nóng bức.Thay cho lớp gạch đá vẫn dùng cho nhà thông thường, nhiều người dùng xốp chịu lực, đóng trần cách nhiệt, trang bị thêm điều hòa nhiệt độ để chống chọi cái nóng.Cửa sổ được mở ra bằng cách cắt một phần vách container, rồi lắp thêm khung sắt và kính cửa chớp để lấy gió. Theo anh N.T (công nhân sống tại đây): “Cửa nhỏ, ít gió, muốn mát phải mở cả cửa chính, nếu có muốn ngủ trưa thì như thế lại không an toàn, bất tiện, thế là nhiều hôm chịu nóng. Buổi chiều, mình phải phun nước vào thành nhà cho hạ hỏa”.
Trong nhà, từ trần xuống sàn cao khoảng 2,6m, không gian sinh hoạt liền mạch, không có ngăn chia giữa các khu vực. Người dùng tận dụng mọi diện tích để phơi quần áo những ngày mưa bão. Anh N.T.N (công nhân) cho biết: “Phải treo quần áo lên vì không có chỗ kê tủ, nhà giống cái hộp, rộng chỉ khoảng 2m, kê đồ chỉ được một phía vì phải chừa lối để đi, việc chia nhiều phòng không khả thi vì sẽ chẳng còn bao chỗ mà ở”. Các vật dụng tiện ích khác được treo trên mái, từ cục nóng điều hòa không hề được che chắn mưa gió… Đến chảo thu sóng vệ tinh... Bể chứa duy nhất cho cả ngôi nhà được nối với dây dẫn nước xuống phòng, hầu hết nhà dạng này không chú trọng cho hệ thống cấp thoát nước. Tuy có thể "hô biến" container thành nhà một cách đơn giản như trên nhưng kéo theo đó là việc không thể đáp ứng yêu cầu sống một cách đầy đủ.
Hiện nay, nhiều container cũ xuất hiện ở công trường xây dựng làm nhà ở cho công nhân hoặc văn phòng điều hành tạm thời với giá dao động 25 – 30 triệu đồng tùy từng loại.
Dạng
nhà này có thể di chuyển dễ dàng, thi công nhanh. Một ngôi nhà trên đường Nguyễn Xiển xếp chồng nhiều thùng container lên tạo thành nhà tầng, có thêm phần mái tôn tránh mưa nắng.
Chỉ cần đặt container vào vị trí, bỏ qua khâu làm móng nhà quen thuộc, những người sống tại đây dùng tấm bê tông làm chân nâng đỡ container lên khỏi mặt đất, dù đặt nền đất yếu cũng không lo sụt lún.
Phần cửa nhôm kính, cộng thêm cửa chịu lực có sẵn của container tạo lối vào và giúp tăng khả năng cách âm cho ngôi nhà.
Nhà không cần tường gạch quét vôi, sơn như thông thường mà tận dụng các bức vách liền mạch của container để che chắn. Điều bất tiện nhất là vào mùa hè, tính dẫn nhiệt và hấp thụ nhiệt của kim loại biến container thành “lò bát quái" vô cùng nóng bức.
Thay cho lớp gạch đá vẫn dùng cho nhà thông thường, nhiều người dùng xốp chịu lực, đóng trần cách nhiệt, trang bị thêm điều hòa nhiệt độ để chống chọi cái nóng.
Cửa sổ được mở ra bằng cách cắt một phần vách container, rồi lắp thêm khung sắt và kính cửa chớp để lấy gió. Theo anh N.T (công nhân sống tại đây): “Cửa nhỏ, ít gió, muốn mát phải mở cả cửa chính, nếu có muốn ngủ trưa thì như thế lại không an toàn, bất tiện, thế là nhiều hôm chịu nóng. Buổi chiều, mình phải phun nước vào thành nhà cho hạ hỏa”.
Trong nhà, từ trần xuống sàn cao khoảng 2,6m, không gian sinh hoạt liền mạch, không có ngăn chia giữa các khu vực. Người dùng tận dụng mọi diện tích để phơi quần áo những ngày mưa bão.
Anh N.T.N (công nhân) cho biết: “Phải treo quần áo lên vì không có chỗ kê tủ, nhà giống cái hộp, rộng chỉ khoảng 2m, kê đồ chỉ được một phía vì phải chừa lối để đi, việc chia nhiều phòng không khả thi vì sẽ chẳng còn bao chỗ mà ở”.
Các vật dụng tiện ích khác được treo trên mái, từ cục nóng điều hòa không hề được che chắn mưa gió…
Đến chảo thu sóng vệ tinh...
Bể chứa duy nhất cho cả ngôi nhà được nối với dây dẫn nước xuống phòng, hầu hết nhà dạng này không chú trọng cho hệ thống cấp thoát nước. Tuy có thể "hô biến" container thành nhà một cách đơn giản như trên nhưng kéo theo đó là việc không thể đáp ứng yêu cầu sống một cách đầy đủ.