1. Crazy House - nhà điên ở Đà Lạt
Biệt thự Hằng Nga hay Crazy House - Ngôi nhà điên được tạp chí People’s Daily của Pháp bình chọn là một trong 10 ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới vào năm 2009. Sau đó, rất nhiều tờ báo, tạp chí kiến trúc và du lịch danh tiếng quốc tế đã xếp Biệt thự Hằng Nga - Crazy House là một trong số các công trình kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới - Ảnh nguồn: Thanh niên.Công trình do nữ kiến trúc sư người VN - Đặng Thị Việt Nga thiết kế, tọa lạc tại số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Đà Lạt với khuôn viên rộng gần 1.600m2 - Ảnh nguồn: Thanh niên.Biệt thự Hằng Nga được xây dựng từ năm 1990, với lối kiến trúc phá cách theo trường phái biểu hiện, tòa lâu đài trông tựa như những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã ẩn hiện trong rừng già. - Ảnh nguồn: crazyhouse.Biệt thự này bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng mang tên hang của các loài vật như Kangaroo, Hổ, Gấu, Trĩ, Khỉ... và để lên được những "cái hang" này, du khách phải đi qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây - Ảnh nguồn: crazyhouse.Điều đặc biệt ở ngôi biệt thự này là từ trần đến cửa và mái đều thiết kế tuỳ hứng không theo quy luật, thả sức uốn lượn, cửa sổ được cắt theo những hình thù kỳ lạ và đặt ở trong những chỗ lồi lõm của những bức tường hình bầu dục - Ảnh nguồn: crazyhouse. 2. Nhà chén, đĩa cổ ở Vĩnh Phúc
Nhà chén, đĩa cổ ở làng Kiệu Sơn, xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cũng được coi là một ngôi nhà quái dị khi gia chủ đã mất 16 năm vừa xây dựng vừa thiết kế, với hơn 9.000 tác phẩm gốm sứ từ các triều đại Hán, Đường, Tống, Lý, Trần... - Ảnh nguồn: Infonet.Theo ông Nguyễn Văn Trường (53 tuổi - chủ nhân ngôi nhà), để có được số chén, đĩa, bình gốm cổ trên ông đã phải lăn lộn khắp các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Yên Bái, Lào Cai… để tìm kiếm và mua lại - Ảnh nguồn: Infonet.Trong số đồ cổ đó lượng đĩa cổ chiếm hơn một nửa, nhiều chiếc đĩa cổ, chén, bình gốm cổ quý giá mà ông Trường sưu tầm được có niên đại từ thế kỷ 17, 18. Ảnh nguồn: Infonet.Ông Trường cho biết, từ thời trai trẻ niềm đam mê với đồ cổ đã hình thành trong ông. Vào năm 1988, căn nhà khoảng hơn 100m2 của ông bắt đầu chất đầy đồ cổ lỉnh kỉnh gốm sứ các loại. Ảnh:Vietnamnet.Cho đến nay, ông đã gắn tổng cộng gần 1 vạn chiếc đĩa, 1 tạ rưỡi xèng, 20 kg tiền xu, hơn 20 kg các loại khuy áo bằng đồng, bằng đá và còn vô vàn các mảnh sành cổ khác…lên ngôi nhà mình. Ảnh: Infonet. 3. Nhà dây leo kỳ dị nhất Hà Nội
Ngôi nhà dây leo kỳ dị nhất Hà Nội nằm trên đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân. Chủ nhân của nó là ông Đinh Công Đoàn (sinh năm 1947). Điều đặc biệt của căn nhà là phía trước được bao phủ cây xanh từ tầng 2 xuống. Ảnh: Đại Lộ.Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn dành thời gian để chăm bón, tưới cho cây. Ông khá bất ngờ khi “tác phẩm”, thú vui cây cảnh nhiều năm nay của ông lại được mọi người để ý đến, trở thành “nổi tiếng”. Ảnh: Đại Lộ.Ông cho biết, đây là loại cây Cúc tần Ấn Độ, khoảng 4 năm trước ông nhờ một người bạn mua ngoài chợ với giá 40.000 đồng. “Lúc đó thân cây nhỏ xíu có chiều cao khoảng gần 1 mét. Giờ thân cây to lắm, leo đến tầng 2 rồi rủ xuống đất không biết thân có nó dài bao nhiêu”. Ảnh: Đại Lộ.Không gian bên trong được ông Đoàn trang trí những đồ vật rất đẹp và ý nghĩa. Ảnh: Đại Lộ.Hàng ngày ông Đoàn vẫn ra ngoài cửa ngôi nhà siêu dị của mình để ngồi ngắm nhìn đường phố. Ảnh: Lao động. 4. Ngôi nhà hai tầng siêu méo mó ở Quảng Nam
Căn biệt thự độc đáo này tại thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên, Quảng Nam) do ông Huỳnh Hộ (SN 1931) đi nhặt vật liệu xây dựng gồm gạch, ngói, đá, sắt... gần 40 năm qua để xây dựng nên. Ảnh: ĐSPL.Căn “biệt thự” của cụ Hộ nằm khuất ở phía sau hai gian hàng bán phụ tùng được cụ cho thuê, nhưng vẫn khá nổi bật và dễ tìm. Ảnh: Giadinhonline.Vẻ bề ngoài ngôi nhà xuất hiện những viên gạch vữa lỗ chỗ, mà thoạt đầu nhìn có thể lầm tưởng một căn nhà đã bỏ hoang từ lâu. Ảnh: ĐSPL.Bên trong ngôi nhà của cụ Hộ đang ở là một không gian tối u ám ẩm mốc, mùi của chuột gián và ánh sáng lờ mờ phát ra từ chiếc bóng đèn nhỏ độc nhất. Ảnh: Giadinhonline.Tầng 1 cụ Hộ làm dùng nơi để ngủ nghỉ, còn tầng 2 là nơi ông dùng để xem ti vi và nấu nướng. Ảnh: ĐSPL. 5. "Biệt thự" kỳ quái tại xứ Nghệ
“Siêu biệt thự” cao đến chục tầng xây từ đá táp lô và trụ bê tông, do lão nông nghèo Nguyễn Ngọc Cường (55 tuổi, xóm Đồng Xoài, Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) tự tay thiết kế và xây dựng.Ý định ban đầu của lão nông này là xây một căn nhà cao nhất vùng gồm 10 – 15 tầng, trong đó có 5 tầng chính có thể ở, còn lại là một “ngọn tháp” 5 – 7 tầng nhỏ chu vi hình lục giác nổi bật ở phía trên.Căn nhà “kì quái” dần hình thành. Không có móng nhà, ông “bố trí” dàn cột trụ bê tông mỏng manh chống đỡ xung quanh.
1. Crazy House - nhà điên ở Đà Lạt
Biệt thự Hằng Nga hay Crazy House - Ngôi nhà điên được tạp chí People’s Daily của Pháp bình chọn là một trong 10 ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới vào năm 2009. Sau đó, rất nhiều tờ báo, tạp chí kiến trúc và du lịch danh tiếng quốc tế đã xếp Biệt thự Hằng Nga - Crazy House là một trong số các công trình kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới - Ảnh nguồn: Thanh niên.
Công trình do nữ kiến trúc sư người VN - Đặng Thị Việt Nga thiết kế, tọa lạc tại số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Đà Lạt với khuôn viên rộng gần 1.600m2 - Ảnh nguồn: Thanh niên.
Biệt thự Hằng Nga được xây dựng từ năm 1990, với lối kiến trúc phá cách theo trường phái biểu hiện, tòa lâu đài trông tựa như những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã ẩn hiện trong rừng già. - Ảnh nguồn: crazyhouse.
Biệt thự này bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng mang tên hang của các loài vật như Kangaroo, Hổ, Gấu, Trĩ, Khỉ... và để lên được những "cái hang" này, du khách phải đi qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây - Ảnh nguồn: crazyhouse.
Điều đặc biệt ở ngôi biệt thự này là từ trần đến cửa và mái đều thiết kế tuỳ hứng không theo quy luật, thả sức uốn lượn, cửa sổ được cắt theo những hình thù kỳ lạ và đặt ở trong những chỗ lồi lõm của những bức tường hình bầu dục - Ảnh nguồn: crazyhouse.
2. Nhà chén, đĩa cổ ở Vĩnh Phúc
Nhà chén, đĩa cổ ở làng Kiệu Sơn, xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cũng được coi là một ngôi nhà quái dị khi gia chủ đã mất 16 năm vừa xây dựng vừa thiết kế, với hơn 9.000 tác phẩm gốm sứ từ các triều đại Hán, Đường, Tống, Lý, Trần... - Ảnh nguồn: Infonet.
Theo ông Nguyễn Văn Trường (53 tuổi - chủ nhân ngôi nhà), để có được số chén, đĩa, bình gốm cổ trên ông đã phải lăn lộn khắp các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Yên Bái, Lào Cai… để tìm kiếm và mua lại - Ảnh nguồn: Infonet.
Trong số đồ cổ đó lượng đĩa cổ chiếm hơn một nửa, nhiều chiếc đĩa cổ, chén, bình gốm cổ quý giá mà ông Trường sưu tầm được có niên đại từ thế kỷ 17, 18. Ảnh nguồn: Infonet.
Ông Trường cho biết, từ thời trai trẻ niềm đam mê với đồ cổ đã hình thành trong ông. Vào năm 1988, căn nhà khoảng hơn 100m2 của ông bắt đầu chất đầy đồ cổ lỉnh kỉnh gốm sứ các loại. Ảnh:Vietnamnet.
Cho đến nay, ông đã gắn tổng cộng gần 1 vạn chiếc đĩa, 1 tạ rưỡi xèng, 20 kg tiền xu, hơn 20 kg các loại khuy áo bằng đồng, bằng đá và còn vô vàn các mảnh sành cổ khác…lên ngôi nhà mình. Ảnh: Infonet.
3. Nhà dây leo kỳ dị nhất Hà Nội
Ngôi nhà dây leo kỳ dị nhất Hà Nội nằm trên đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân. Chủ nhân của nó là ông Đinh Công Đoàn (sinh năm 1947). Điều đặc biệt của căn nhà là phía trước được bao phủ cây xanh từ tầng 2 xuống. Ảnh: Đại Lộ.
Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn dành thời gian để chăm bón, tưới cho cây. Ông khá bất ngờ khi “tác phẩm”, thú vui cây cảnh nhiều năm nay của ông lại được mọi người để ý đến, trở thành “nổi tiếng”. Ảnh: Đại Lộ.
Ông cho biết, đây là loại cây Cúc tần Ấn Độ, khoảng 4 năm trước ông nhờ một người bạn mua ngoài chợ với giá 40.000 đồng. “Lúc đó thân cây nhỏ xíu có chiều cao khoảng gần 1 mét. Giờ thân cây to lắm, leo đến tầng 2 rồi rủ xuống đất không biết thân có nó dài bao nhiêu”. Ảnh: Đại Lộ.
Không gian bên trong được ông Đoàn trang trí những đồ vật rất đẹp và ý nghĩa. Ảnh: Đại Lộ.
Hàng ngày ông Đoàn vẫn ra ngoài cửa ngôi nhà siêu dị của mình để ngồi ngắm nhìn đường phố. Ảnh: Lao động.
4. Ngôi nhà hai tầng siêu méo mó ở Quảng Nam
Căn biệt thự độc đáo này tại thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên, Quảng Nam) do ông Huỳnh Hộ (SN 1931) đi nhặt vật liệu xây dựng gồm gạch, ngói, đá, sắt... gần 40 năm qua để xây dựng nên. Ảnh: ĐSPL.
Căn “biệt thự” của cụ Hộ nằm khuất ở phía sau hai gian hàng bán phụ tùng được cụ cho thuê, nhưng vẫn khá nổi bật và dễ tìm. Ảnh: Giadinhonline.
Vẻ bề ngoài ngôi nhà xuất hiện những viên gạch vữa lỗ chỗ, mà thoạt đầu nhìn có thể lầm tưởng một căn nhà đã bỏ hoang từ lâu. Ảnh: ĐSPL.
Bên trong ngôi nhà của cụ Hộ đang ở là một không gian tối u ám ẩm mốc, mùi của chuột gián và ánh sáng lờ mờ phát ra từ chiếc bóng đèn nhỏ độc nhất. Ảnh: Giadinhonline.
Tầng 1 cụ Hộ làm dùng nơi để ngủ nghỉ, còn tầng 2 là nơi ông dùng để xem ti vi và nấu nướng. Ảnh: ĐSPL.
5. "Biệt thự" kỳ quái tại xứ Nghệ
“Siêu biệt thự” cao đến chục tầng xây từ đá táp lô và trụ bê tông, do lão nông nghèo Nguyễn Ngọc Cường (55 tuổi, xóm Đồng Xoài, Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) tự tay thiết kế và xây dựng.
Ý định ban đầu của lão nông này là xây một căn nhà cao nhất vùng gồm 10 – 15 tầng, trong đó có 5 tầng chính có thể ở, còn lại là một “ngọn tháp” 5 – 7 tầng nhỏ chu vi hình lục giác nổi bật ở phía trên.
Căn nhà “kì quái” dần hình thành. Không có móng nhà, ông “bố trí” dàn cột trụ bê tông mỏng manh chống đỡ xung quanh.