Ngôi nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Theo các nhà sử học, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng vào khoảng năm 1883 theo lối kiến trúc truyền thống, là một trong những ngôi nhà cổ cần được bảo tồn ở phố cổ Hà Nội. Hiện tại, căn nhà đã xuống cấp và biến dạng thảm hại, nhất là sau vụ cháy năm 2010 ngôi nhà càng trở nên tan hoang, sập sệ hơn."Khu vực nguy hiểm, cấm qua lại" là tấm biển cảnh báo của UBND phường Hàng Bạc khi mái ngói trên tầng hai của ngôi nhà đã bị sập cả một khoảng lớn. Phường, quận xuống ghi biên bản, rồi gắn tấm biển đó để cảnh báo nguy hiểm cho người dân. Lối lên gác cũng bị khóa trái lại, không cho ai ở vì mái nhà có thể sập bất kỳ lúc nào.Bà Nguyễn Thị Quế cho biết: "Trước đây, căn nhà này thuộc dạng sang nhất nhì ở phố cổ, có lối đi thẳng dài, ngoài sân cây cối um tùm, từng bức tường, cầu thang đều có hoa văn rất đẹp. Nhưng rồi con cháu ngày càng đông, nhà cứ chia năm sẻ bảy, rồi thành như bây giờ, 2/3 diện tích không dùng được nữa, nhiều chỗ phải treo biển cảnh báo để mọi người cẩn thận”. Bếp, nhà vệ sinh được kê bất kỳ một chỗ trống nào đã biến ngôi nhà thành một không gian sống tạm bợ. Nếu như mặt tiền, kết cấu còn mang dáng dấp một ngôi nhà, thì bên trong lại là cơ ngơi lộn xộn như khu ổ chuột sập sệ. Đồ đạc được chất ngổn ngang trong một không gian chật chội và tăm tối.Bể nước phủ một màu đen xám, rêu bám đầy xung quanh lại là nguồn nước sinh hoạt chính để dùng cho các hộ dân trong căn nhà này. Mái nhà thay vì được che chắn bằng ngói thì không biết bao nhiêu là lớp bạt được phủ lên, tường loang lổ, xập xệ, không gian cổ phía trong bị chia nhỏ bởi quá nhiều hộ gia đình cùng chung sống. Các hộ dân luôn sống trong tình trạng lo sợ và nguy hiểm rình rập.Khu vệ sinh chật chội được chủ nhà tận dụng mọi khoảng trống làm nơi để đồ dùng.Cầu thang lên tầng 2 của căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, thang gỗ đã mục, thanh vịn bằng sắt đã gỉ sét và thể sập xuống bất kỳ lúc nào.Để tô điểm thêm vẻ lâu năm, phía cuối căn nhà, một cây đã mọc từ lâu năm bám chặt vào tường, sống chen lấn với người hàng chục năm nay. Cụ Nguyễn Văn Ngọc, người nhiều tuổi nhất sống tại căn nhà này cho biết : "Ngôi nhà được xây theo kiểu kiến trúc truyền thống với hai lớp ngói không liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch giật cấp. Đặc biệt, vật liệu trát tường không phải vôi vữa mà là vôi trộn với cát và mật mía.Vài chục năm trở lại đây, ngôi nhà này đã xuống cấp và gần đây nó bị biến dạng thảm hại".Lối đi dẫn vào nhà, vữa bong nham nhở, lộ những mảng gạch cổ. Nhìn thẳng lên có thể thấy được bầu trời. Hàng chục năm nay, những hộ gia đình ở đây vẫn phải chịu cảnh khi nắng mùi hôi nồng nặc bốc lên, mưa thì nhà ngập, ai cũng lo sợ có cái gì đó trên đầu sẽ rơi xuống. Nhiều lần, mái sau của ngôi nhà này sập gây nguy hiểm cho các hộ gia đình.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào năm 2010 trên gác hai khiến ngôi nhà càng trở nên sập xệ hơn. Các hộ gia đình đã xin ý kiến ban Quản lý nhà cổ lợp mái tôn để che chắn mưa nắng. Sau vụ cháy đó, 2 hộ dân sống trên gác đã phải tạm di dời, 6 hộ dân khác vẫn đang bám trụ, chờ phương án giãn dân của thành phố.
Ngôi nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Theo các nhà sử học, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng vào khoảng năm 1883 theo lối kiến trúc truyền thống, là một trong những ngôi nhà cổ cần được bảo tồn ở phố cổ Hà Nội. Hiện tại, căn nhà đã xuống cấp và biến dạng thảm hại, nhất là sau vụ cháy năm 2010 ngôi nhà càng trở nên tan hoang, sập sệ hơn.
"Khu vực nguy hiểm, cấm qua lại" là tấm biển cảnh báo của UBND phường Hàng Bạc khi mái ngói trên tầng hai của ngôi nhà đã bị sập cả một khoảng lớn. Phường, quận xuống ghi biên bản, rồi gắn tấm biển đó để cảnh báo nguy hiểm cho người dân. Lối lên gác cũng bị khóa trái lại, không cho ai ở vì mái nhà có thể sập bất kỳ lúc nào.
Bà Nguyễn Thị Quế cho biết: "Trước đây, căn nhà này thuộc dạng sang nhất nhì ở phố cổ, có lối đi thẳng dài, ngoài sân cây cối um tùm, từng bức tường, cầu thang đều có hoa văn rất đẹp. Nhưng rồi con cháu ngày càng đông, nhà cứ chia năm sẻ bảy, rồi thành như bây giờ, 2/3 diện tích không dùng được nữa, nhiều chỗ phải treo biển cảnh báo để mọi người cẩn thận”.
Bếp, nhà vệ sinh được kê bất kỳ một chỗ trống nào đã biến ngôi nhà thành một không gian sống tạm bợ. Nếu như mặt tiền, kết cấu còn mang dáng dấp một ngôi nhà, thì bên trong lại là cơ ngơi lộn xộn như khu ổ chuột sập sệ. Đồ đạc được chất ngổn ngang trong một không gian chật chội và tăm tối.
Bể nước phủ một màu đen xám, rêu bám đầy xung quanh lại là nguồn nước sinh hoạt chính để dùng cho các hộ dân trong căn nhà này.
Mái nhà thay vì được che chắn bằng ngói thì không biết bao nhiêu là lớp bạt được phủ lên, tường loang lổ, xập xệ, không gian cổ phía trong bị chia nhỏ bởi quá nhiều hộ gia đình cùng chung sống. Các hộ dân luôn sống trong tình trạng lo sợ và nguy hiểm rình rập.
Khu vệ sinh chật chội được chủ nhà tận dụng mọi khoảng trống làm nơi để đồ dùng.
Cầu thang lên tầng 2 của căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, thang gỗ đã mục, thanh vịn bằng sắt đã gỉ sét và thể sập xuống bất kỳ lúc nào.
Để tô điểm thêm vẻ lâu năm, phía cuối căn nhà, một cây đã mọc từ lâu năm bám chặt vào tường, sống chen lấn với người hàng chục năm nay. Cụ Nguyễn Văn Ngọc, người nhiều tuổi nhất sống tại căn nhà này cho biết : "Ngôi nhà được xây theo kiểu kiến trúc truyền thống với hai lớp ngói không liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch giật cấp. Đặc biệt, vật liệu trát tường không phải vôi vữa mà là vôi trộn với cát và mật mía.Vài chục năm trở lại đây, ngôi nhà này đã xuống cấp và gần đây nó bị biến dạng thảm hại".
Lối đi dẫn vào nhà, vữa bong nham nhở, lộ những mảng gạch cổ. Nhìn thẳng lên có thể thấy được bầu trời. Hàng chục năm nay, những hộ gia đình ở đây vẫn phải chịu cảnh khi nắng mùi hôi nồng nặc bốc lên, mưa thì nhà ngập, ai cũng lo sợ có cái gì đó trên đầu sẽ rơi xuống. Nhiều lần, mái sau của ngôi nhà này sập gây nguy hiểm cho các hộ gia đình.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào năm 2010 trên gác hai khiến ngôi nhà càng trở nên sập xệ hơn. Các hộ gia đình đã xin ý kiến ban Quản lý nhà cổ lợp mái tôn để che chắn mưa nắng. Sau vụ cháy đó, 2 hộ dân sống trên gác đã phải tạm di dời, 6 hộ dân khác vẫn đang bám trụ, chờ phương án giãn dân của thành phố.