Xuất phát từ ý tưởng những căn nhà ở phố thường xuyên bị giải tỏa, ông Tiêu Văn Luận - một Việt kiều Mỹ về định cư tại Phường 9, TP. Cà Mau - đã nghiên cứu xây hàng loạt căn nhà…di động. Hàng loạt căn nhà được một doanh nghiệp tại Cà Mau xây dựng như một trạm xe buýt di động. Phía dưới được gắng những bánh xe dễ dàng… kéo đi được. Tổng giá trị của những căn nhà một trệt, 1 lầu là trên 200 triệu đồng. Vật liệu chính dùng để xây nhà là sắt, nhôm và tôn. Nhà có chiều ngang 4m, dài 6m, gồm một trệt, một lầu có tổng trọng lượng từ 2,5 đến 3 tấn. Ông Luận cho biết, giá bán mỗi căn từ 200 triệu đồng, nếu làm bằng vật liệu nhẹ giá chỉ trên 50 triệu đồng/căn. Thay vì làm móng bêtông, dưới chân những ngôi nhà được gắn những chiếc bánh xe nhỏ để có thể di chuyển dễ dàng. Nhiều người cho rằng, căn nhà như thế này thích hợp cho những hộ gia đình sống tại vùng lũ hơn là nhà lô phố. Tuy nhiên, theo chủ nhân của những ngôi nhà này thì nó rất đa dụng, tùy theo yêu cầu sở hữu của mỗi người. Được biết, ông Luận đi Mỹ vào năm 1980, năm 1997 về nước đầu tư trên lĩnh vực Nhà hàng, khách sạn. Ông sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất những căn nhà di động cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Xuất phát từ ý tưởng những căn nhà ở phố thường xuyên bị giải tỏa, ông Tiêu Văn Luận - một Việt kiều Mỹ về định cư tại Phường 9, TP. Cà Mau - đã nghiên cứu xây hàng loạt căn nhà…di động. Hàng loạt căn nhà được một doanh nghiệp tại Cà Mau xây dựng như một trạm xe buýt di động. Phía dưới được gắng những bánh xe dễ dàng… kéo đi được. Tổng giá trị của những căn nhà một trệt, 1 lầu là trên 200 triệu đồng.
Vật liệu chính dùng để xây nhà là sắt, nhôm và tôn. Nhà có chiều ngang 4m, dài 6m, gồm một trệt, một lầu có tổng trọng lượng từ 2,5 đến 3 tấn. Ông Luận cho biết, giá bán mỗi căn từ 200 triệu đồng, nếu làm bằng vật liệu nhẹ giá chỉ trên 50 triệu đồng/căn.
Thay vì làm móng bêtông, dưới chân những ngôi nhà được gắn những chiếc bánh xe nhỏ để có thể di chuyển dễ dàng.
Nhiều người cho rằng, căn nhà như thế này thích hợp cho những hộ gia đình sống tại vùng lũ hơn là nhà lô phố. Tuy nhiên, theo chủ nhân của những ngôi nhà này thì nó rất đa dụng, tùy theo yêu cầu sở hữu của mỗi người.
Được biết, ông Luận đi Mỹ vào năm 1980, năm 1997 về nước đầu tư trên lĩnh vực Nhà hàng, khách sạn. Ông sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất những căn nhà di động cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.