Không chỉ nổi tiếng về độ "già cỗi", ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, chuyện Thạch Thất, Hà Nội) còn gây chú ý bởi nó lưu giữ rất nhiều nét cổ xưa, dù đã qua 200 năm tuổi cũng như nhiều lần sửa chữa. Ngay khi đặt chân qua chiếc cổng đầu nhà, người đến đã cảm nhận ngay được sự mộc mạc, cổ kính rất riêng không phải nơi đâu cũng có được. Những hào nhoáng của cuộc sống hiện đại như ngay lập tức bị bỏ lại phía sau...
Đường vào nhà được lát bằng gạch cổ.
Mái nhà dù đã được sửa lại nhiều lần nhưng vẫn được lợp bằng ngói vảy.
Sân, nền cũng được lát bằng gạch cổ, với tuổi đời bằng với tuổi ngôi nhà, tạo cảm giác không gì cổ xưa hơn. Tuy nhiên, có điều lạ là sự gìn giữ của gia chủ bao năm qua khiến mọi thứ không hề bạc thếch, cũ kỹ mà vẫn sạch sẽ và có phần phong lưu. Ông Thắng tâm sự: "Để giữ được ngôi nhà trọn vẹn như ngày nay, đại gia đình ông bằng ấy năm đã phải đồng sức, đồng lòng và cũng dốc ra không ít tâm, của".
Không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu xưa độc đáo, kết cấu của ngôi nhà cũng mang đậm quan niệm thời phong kiến mà nếu không được gia chủ lý giải, khách sẽ khó nhận biết. Theo ông Thắng, bậc thềm từ sân lên hè trước khi vào cửa nhà được xây không quá cao cho khách dễ bước nhưng cũng lại không được quá thấp. Mục đích là để khách phải nhìn xuống mỗi khi bước chân lên thềm. Vì quan niệm thời xưa cho rằng, khi vào nhà cổ, khách phải đi 2 bên cửa hông và không được nhìn thẳng vào nhà mà phải nhìn xuống.
Giữa hè và gian chính của ngôi nhà cũng có ngạch gỗ được dựng khá cao, cũng là vì mục đích đó. Khi đã bước chân lên hè, khách vẫn phải nhìn xuống đất để bước qua cái ngạch này, tránh vấp ngã. Quan niệm của người xưa cho rằng, đây là thói quen lịch sự cần thiết khi ghé thăm nhà ai.
Đến khi vào nhà mới có thể thấy hết được những tinh xảo, với nhiều nét hoa văn điêu khắc, chạm trổ tinh xảo.
Ông Thắng cho biết: "Các cánh cửa, ngưỡng cửa chưa hề thay thế mà chỉ đánh bóng loại. Các loại gỗ để làm ngôi nhà này gồm: táu, mít, xoan, dỗi, vàng tâm. Đây là những loại gỗ rất quý từ xưa đến nay".
Cũng theo ông Thắng, mặc dù đã 200 năm trôi qua, nhưng ngôi nhà này mới tu sửa lớn nhất có 1 lần là vào năm 1994. Nếu sửa lại 1 cánh cửa ở nhà bình thường thì mỗi người thợ mộc mất khoảng 1 ngày công nhưng với nhà cổ phải mất 3-4 ngày. Trong ảnh là hai chiếc cột nhà được làm từ hai cây cau. Trên đó, được điêu khắc hai câu đối bằng chữ Nho, do ông tổ của ông Thắng viết ra giấy từ xưa.
Dù có độ tuổi 200 năm nhưng nhìn các thanh xà này như mới làm ngày.
Không chỉ nổi tiếng về độ "già cỗi", ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, chuyện Thạch Thất, Hà Nội) còn gây chú ý bởi nó lưu giữ rất nhiều nét cổ xưa, dù đã qua 200 năm tuổi cũng như nhiều lần sửa chữa. Ngay khi đặt chân qua chiếc cổng đầu nhà, người đến đã cảm nhận ngay được sự mộc mạc, cổ kính rất riêng không phải nơi đâu cũng có được. Những hào nhoáng của cuộc sống hiện đại như ngay lập tức bị bỏ lại phía sau...
Đường vào nhà được lát bằng gạch cổ.
Mái nhà dù đã được sửa lại nhiều lần nhưng vẫn được lợp bằng ngói vảy.
Sân, nền cũng được lát bằng gạch cổ, với tuổi đời bằng với tuổi ngôi nhà, tạo cảm giác không gì cổ xưa hơn. Tuy nhiên, có điều lạ là sự gìn giữ của gia chủ bao năm qua khiến mọi thứ không hề bạc thếch, cũ kỹ mà vẫn sạch sẽ và có phần phong lưu. Ông Thắng tâm sự: "Để giữ được ngôi nhà trọn vẹn như ngày nay, đại gia đình ông bằng ấy năm đã phải đồng sức, đồng lòng và cũng dốc ra không ít tâm, của".
Không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu xưa độc đáo, kết cấu của ngôi nhà cũng mang đậm quan niệm thời phong kiến mà nếu không được gia chủ lý giải, khách sẽ khó nhận biết. Theo ông Thắng, bậc thềm từ sân lên hè trước khi vào cửa nhà được xây không quá cao cho khách dễ bước nhưng cũng lại không được quá thấp. Mục đích là để khách phải nhìn xuống mỗi khi bước chân lên thềm. Vì quan niệm thời xưa cho rằng, khi vào nhà cổ, khách phải đi 2 bên cửa hông và không được nhìn thẳng vào nhà mà phải nhìn xuống.
Giữa hè và gian chính của ngôi nhà cũng có ngạch gỗ được dựng khá cao, cũng là vì mục đích đó. Khi đã bước chân lên hè, khách vẫn phải nhìn xuống đất để bước qua cái ngạch này, tránh vấp ngã. Quan niệm của người xưa cho rằng, đây là thói quen lịch sự cần thiết khi ghé thăm nhà ai.
Đến khi vào nhà mới có thể thấy hết được những tinh xảo, với nhiều nét hoa văn điêu khắc, chạm trổ tinh xảo.
Ông Thắng cho biết: "Các cánh cửa, ngưỡng cửa chưa hề thay thế mà chỉ đánh bóng loại. Các loại gỗ để làm ngôi nhà này gồm: táu, mít, xoan, dỗi, vàng tâm. Đây là những loại gỗ rất quý từ xưa đến nay".
Cũng theo ông Thắng, mặc dù đã 200 năm trôi qua, nhưng ngôi nhà này mới tu sửa lớn nhất có 1 lần là vào năm 1994. Nếu sửa lại 1 cánh cửa ở nhà bình thường thì mỗi người thợ mộc mất khoảng 1 ngày công nhưng với nhà cổ phải mất 3-4 ngày. Trong ảnh là hai chiếc cột nhà được làm từ hai cây cau. Trên đó, được điêu khắc hai câu đối bằng chữ Nho, do ông tổ của ông Thắng viết ra giấy từ xưa.
Dù có độ tuổi 200 năm nhưng nhìn các thanh xà này như mới làm ngày.