Ngôi nhà phố núi rực sắc hoa này của gia đình chị Phạm Huế (30 tuổi) ở Phù Yên - Sơn La. Ngày ngày, được ngắm “trộm” những chậu hoa của chị hàng xóm cạnh cơ quan, chị Phạm Huế đã mê mẩn vẻ đẹp của muôn sắc đua nhau nở. Và rồi, chị lân la sang làm quen với chị hàng xóm. Vì sở thích yêu hoa, trồng cây nên chị Huế đã kết thân với hàng xóm rất nhanh.Từ đó, chị Huế bắt đầu tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc hoa và đi mua giống cây tại các vườn. Chị cho biết: “Cùng sở thích trồng hoa nên mình và chị ấy quen nhau rất nhanh. Chị ấy đã chỉ mình cách trồng hoa và đưa mình tới các vườn mua giống. Cứ hết giờ làm, mình lại qua nhà chị ấy ngắm vườn hoa. Dần, hoa trở thành niềm đam mê, thậm chí, mình mua hoa nhiều quá khiến cô bán hoa cũng ngỡ ngàng”.Thời gian chị Huế bắt đầu chơi hoa gần dịp Tết. Thời tiết trên xứ Phù Yên rất thuận lợi cho việc trồng hoa nên chị Huế rất hứng khởi và tiếp tục trồng thêm hoa. Từ chục chậu chơi ngày Tết, chị Huế đã trồng nhiều hơn. Đến nay, chị Huế đã trồng hoa được 3 năm. Mùa nào hoa nấy với đa dạng loài như dạ yến thảo, ngọc thảo, cúc Vân anh, cúc Indo, sam, đồng tiền… Chị Huế cho hay, gia đình chị không có nhiều đất vườn nên chị trồng hoa khắp 3 tầng trong nhà. Tầng 1, chị đặt những chậu hoa dâm bụt, hoa hồng, hoa giấy và ngọc bút… Riêng tầng 2, chị Huế ưu tiên treo những giỏ hoa theo mùa như dạ thảo, plu rủ hoặc plu đứng… Tầng 3 của gia đình là phòng thờ nên chị chỉ để những chậu mẫu đơn.Sở hữu một vườn hoa tuyệt đẹp từ cổng nhà lên đến tầng 3, gia đình chị Huế đã mất 1 thời gian dài chăm sóc. Chị cho hay: “Vì tính chất công việc nên mình không có nhiều thời gian để ý tới hoa lá. Đa phần, cỏ cây đều do 1 tay bố chồng mình chăm sóc. Tuy nhiên, những ngày nghỉ cuối tuần mình vẫn dành thời gian chăm sóc và ngắm vườn hoa”.Chia sẻ cách trồng hoa, chị Huế cho hay, từng loài hoa chị có kĩ thuật trồng riêng. Đối với dạ yến thảo, chị trồng theo công thức: đất thịt (40%) trộn với trấu hun (30%) và xơ dừa (30%). Đặc biệt, không được sử dụng lại đất đã trồng vụ trước hoặc đất của cây dạ yến thảo đã chết. Để đảm bảo đúng với tên đất thịt, sau khi lấy về nên phơi khô và đập nhỏ. Trấu hun xong có thể trồng trực tiếp hoặc xả qua nước để bỏ độ mặn.“Khi cho bầu cây nhỏ vào chậu, mình sử dụng phân NPK để bón lót giúp cây bám rễ, phát triển nhanh. Cây xanh tốt, mình bón phân NPK Đầu Trâu. Khi bón đầu trâu, không được bón phân hạt trực tiếp lên chậu, phải hòa tan với nước và tránh tưới lên lá. Ngoài ra, mình có bón các chế phẩm khác tốt cho cây như grow more 30-10-10 hoặc 20-20-20 tùy vào từng thời điểm của cây”, chị Huế tỉ mỉ chỉ cách chăm sóc hoa dạ yến thảo.Với kinh nghiệm trồng dạ yến thảo, chị cho hay, dạ yến thảo cần nhiều nước nhưng không chịu được úng. Vì vậy, đất trồng cần tươi xốp và có lỗ thoát nước. Khi thấy đất trồng dạ yến thảo khô cần tưới thêm nước và tránh tưới nước vào lúc nắng gắt hoặc buổi chiều tối.Dạ yến thảo là loài hoa đẹp nhưng rất dễ sinh bệnh như tối nhũn, ngọn và lá vàng, lá xoăn và bọ trĩ. Vì vậy, để hạn chế khả năng mắc bệnh, cần phun thuốc phòng bệnh định kì. Cứ 7-10 ngày phun thuốc ridomil ( của sygenta sản xuất) 1 lần. “Ngoài thuốc ridomil, mình có thể sử dụng thuốc sinh học để kích thích sự phát triển của câu như tăng khả năng đâm nhánh, nở hoa to,…Hằng ngày, mình nhặt lá vàng không để lá thối gây nấm bệnh cho cây. Sau mỗi thời kỳ hoa nở, cần cắt ngọn để cây đâm ngọn mới và phát triển to hơn”, chị Huế vui vẻ chia sẻ.
Ngôi nhà phố núi rực sắc hoa này của gia đình chị Phạm Huế (30 tuổi) ở Phù Yên - Sơn La. Ngày ngày, được ngắm “trộm” những chậu hoa của chị hàng xóm cạnh cơ quan, chị Phạm Huế đã mê mẩn vẻ đẹp của muôn sắc đua nhau nở. Và rồi, chị lân la sang làm quen với chị hàng xóm. Vì sở thích yêu hoa, trồng cây nên chị Huế đã kết thân với hàng xóm rất nhanh.
Từ đó, chị Huế bắt đầu tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc hoa và đi mua giống cây tại các vườn. Chị cho biết: “Cùng sở thích trồng hoa nên mình và chị ấy quen nhau rất nhanh. Chị ấy đã chỉ mình cách trồng hoa và đưa mình tới các vườn mua giống. Cứ hết giờ làm, mình lại qua nhà chị ấy ngắm vườn hoa. Dần, hoa trở thành niềm đam mê, thậm chí, mình mua hoa nhiều quá khiến cô bán hoa cũng ngỡ ngàng”.
Thời gian chị Huế bắt đầu chơi hoa gần dịp Tết. Thời tiết trên xứ Phù Yên rất thuận lợi cho việc trồng hoa nên chị Huế rất hứng khởi và tiếp tục trồng thêm hoa. Từ chục chậu chơi ngày Tết, chị Huế đã trồng nhiều hơn. Đến nay, chị Huế đã trồng hoa được 3 năm. Mùa nào hoa nấy với đa dạng loài như dạ yến thảo, ngọc thảo, cúc Vân anh, cúc Indo, sam, đồng tiền… Chị Huế cho hay, gia đình chị không có nhiều đất vườn nên chị trồng hoa khắp 3 tầng trong nhà. Tầng 1, chị đặt những chậu hoa dâm bụt, hoa hồng, hoa giấy và ngọc bút… Riêng tầng 2, chị Huế ưu tiên treo những giỏ hoa theo mùa như dạ thảo, plu rủ hoặc plu đứng… Tầng 3 của gia đình là phòng thờ nên chị chỉ để những chậu mẫu đơn.
Sở hữu một vườn hoa tuyệt đẹp từ cổng nhà lên đến tầng 3, gia đình chị Huế đã mất 1 thời gian dài chăm sóc. Chị cho hay: “Vì tính chất công việc nên mình không có nhiều thời gian để ý tới hoa lá. Đa phần, cỏ cây đều do 1 tay bố chồng mình chăm sóc. Tuy nhiên, những ngày nghỉ cuối tuần mình vẫn dành thời gian chăm sóc và ngắm vườn hoa”.
Chia sẻ cách trồng hoa, chị Huế cho hay, từng loài hoa chị có kĩ thuật trồng riêng. Đối với dạ yến thảo, chị trồng theo công thức: đất thịt (40%) trộn với trấu hun (30%) và xơ dừa (30%). Đặc biệt, không được sử dụng lại đất đã trồng vụ trước hoặc đất của cây dạ yến thảo đã chết. Để đảm bảo đúng với tên đất thịt, sau khi lấy về nên phơi khô và đập nhỏ. Trấu hun xong có thể trồng trực tiếp hoặc xả qua nước để bỏ độ mặn.
“Khi cho bầu cây nhỏ vào chậu, mình sử dụng phân NPK để bón lót giúp cây bám rễ, phát triển nhanh. Cây xanh tốt, mình bón phân NPK Đầu Trâu. Khi bón đầu trâu, không được bón phân hạt trực tiếp lên chậu, phải hòa tan với nước và tránh tưới lên lá. Ngoài ra, mình có bón các chế phẩm khác tốt cho cây như grow more 30-10-10 hoặc 20-20-20 tùy vào từng thời điểm của cây”, chị Huế tỉ mỉ chỉ cách chăm sóc hoa dạ yến thảo.
Với kinh nghiệm trồng dạ yến thảo, chị cho hay, dạ yến thảo cần nhiều nước nhưng không chịu được úng. Vì vậy, đất trồng cần tươi xốp và có lỗ thoát nước. Khi thấy đất trồng dạ yến thảo khô cần tưới thêm nước và tránh tưới nước vào lúc nắng gắt hoặc buổi chiều tối.
Dạ yến thảo là loài hoa đẹp nhưng rất dễ sinh bệnh như tối nhũn, ngọn và lá vàng, lá xoăn và bọ trĩ. Vì vậy, để hạn chế khả năng mắc bệnh, cần phun thuốc phòng bệnh định kì. Cứ 7-10 ngày phun thuốc ridomil ( của sygenta sản xuất) 1 lần. “Ngoài thuốc ridomil, mình có thể sử dụng thuốc sinh học để kích thích sự phát triển của câu như tăng khả năng đâm nhánh, nở hoa to,…Hằng ngày, mình nhặt lá vàng không để lá thối gây nấm bệnh cho cây. Sau mỗi thời kỳ hoa nở, cần cắt ngọn để cây đâm ngọn mới và phát triển to hơn”, chị Huế vui vẻ chia sẻ.