Chị Thu Thủy – chủ nhân ban công hoa hồng 16m2 hiện đang là giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM. Chị sống cùng bố mẹ và em gái tại Quận 9. Cách đây 7 năm chị bắt đầu trồng cây, ban đầu là cây thuốc quanh nhà do mẹ chị là bác sĩ Đông Y, rất thích trồng cây thuốc. Nhiều nhất là cây xạ đen (ảnh), loại cây thuốc dùng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Ngoài ra chị còn trồng thêm một số loại dễ trồng khác như nha đam và xương rồng bát tiên”.Cây nha đam.Sau đó, chị bén duyên với hoa hồng. Lúc đó hầu như rất ít thông tin về việc chăm sóc cây, chị Thủy phải mày mò đi học cách chăm từ chuyện tưới cây ra sao, trộn giá thể như thế nào, đặt cây xoay hướng nào đón nắng, cắt tỉa cành ra sao.Kết quả là những bạn hồng nội đầu tiên như hồng đổi màu, hồng spray rose, tím ruốc Sa Đéc đều cho hoa rất đẹp và siêng. Phân bón lúc đó hầu như dùng phân hóa học như NPK, Atonik vì tiện lợi và dễ tìm.Hoa hồng vàng khoe sắc trong ban công hoa hồng nhà chị Thủy.Hồng bạch trà khoe sắc trên ban công.Hồng đổi màu (hồng nội).Hồng spray rose (hồng nội).Chị Thủy tâm sự: “Trên con đường trải nghiệm cũng gặp không ít khó khăn, không gian sân sau 16m2 và ban công nhỏ nửa mét vuông bắt đầu chật chội khi cây phát triển xum xuê, sâu bệnh bắt đầu kéo tới liên tục. Chị cắt cành, vặt lá và phun thuốc trị bệnh, nhưng có cây qua khỏi, có cây không trụ lại được, nhất là bệnh nấm đen thân và rệp vảy. Sau khi tiễn đi cả nửa vườn cây, chị được tặng 2 cây hồng ngoại đầu tiên, Juliet (màu vàng tươi, cây bụi lùn) và Pomponella (màu hồng ngọt, cây leo)”.Thay vì sử dụng phân bón hóa học như trước đây, chị quyết định thử nghiệm cách chăm mới, dùng phân bò. Kết quả là 2 cây phát triển cực khỏe, Juliet ra hoa mỗi 2 tháng, mỗi lần ra khoảng 15 – 20 bông. Pomponella cũng không kém cạnh, vốn là câu giống Đức có sức khánh bệnh cực tốt, mỗi nhánh của Pom đều ra 7 – 8 bông, form cúp nhẹ và màu ra rất chuẩn. Ảnh: Pomponella hoa chum ngọt ngào.Sau đó chị mua thêm Alnwick và Red Inituition đều là dạng bụi cao. Hai cây này được mọi người đánh giá là sống khỏe, form hoa không bị thay đổi nhiều khi gặp thời tiết nắng nóng. Với không gian trong ban công che chắn nắng gắt và mưa tạt khá tốt, cây cũng hạn chế phần nào bệnh hại. Ảnh: Pomponella hoa chùm.Juliet form cúp.Sau đó chị tình cờ đọc thấy mẩu tin giới thiệu về phân dê, một loại phân có hàm lượng kali cao giúp hoa đậm màu và rực rỡ hơn, và ưu điểm vượt trội là loại phân lạnh, không làm nóng rễ cây khi bón nhiều. Ngoài ra, chị mua thêm phân dơi, loại phân được mệnh danh là “vua của các loại phân bón”, tuy đắt nhưng chỉ với hàm lượng nhỏ cũng giúp cây phát triển vượt trội. Chị quyết định tìm mua và thử nghiệm 2 loại này. Ảnh: Nụ Red inituition.Kết quả thật quá bất ngờ, chỉ sau 14 ngày sử dụng, Red Inituition đã ra một mầm gốc to bằng đôi đũa, đỏ rực và phát triển với tốc độ 2cm/ ngày. Những nhánh khác của cây cũng đều ươm nụ và lá ra xanh mượt hơn, form hoa cũng to dần. Riêng Alnwick chị trồng phía ít nắng hơn, tuy nhiên khi bón kết hợp phân dê và phân dơi, cây vẫn cho hoa rất đều đặn và form hoa chuẩn như trồng ngoài nắng.Kết quả thật quá bất ngờ, chỉ sau 14 ngày sử dụng, Red Inituition đã ra một mầm gốc to bằng đôi đũa, đỏ rực và phát triển với tốc độ 2cm/ ngày. Những nhánh khác của cây cũng đều ươm nụ và lá ra xanh mượt hơn, form hoa cũng to dần. Riêng Alnwick chị trồng phía ít nắng hơn, tuy nhiên khi bón kết hợp phân dê và phân dơi, cây vẫn cho hoa rất đều đặn và form hoa chuẩn như trồng ngoài nắng. Ảnh: Red inituition sọc đỏ rực rỡ.Mầm Red Inituition mọc từ gốc.Thử nghiệm mới nhất của chị Thủy là Hồng bạch ho và Betty White (cây bụi cao, màu trứng gà). Sau 2 tháng trồng, cây bạch ho đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ, các nhánh mới ra đều to khỏe như nhánh cũ, hoa chùm và cánh dầy lên đáng kể, mỗi đợt hoa chỉ cách nhau 1 tháng. Đặc biệt, hoa hồng bạch ho khi bón với phân dê còn có thể lên màu phớt hồng rất đẹp, tựa như Hồng Đào.Hồng bạch ho.Betty White màu trứng gà.Alnwick
Chị Thu Thủy – chủ nhân ban công hoa hồng 16m2 hiện đang là giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM. Chị sống cùng bố mẹ và em gái tại Quận 9. Cách đây 7 năm chị bắt đầu trồng cây, ban đầu là cây thuốc quanh nhà do mẹ chị là bác sĩ Đông Y, rất thích trồng cây thuốc. Nhiều nhất là cây xạ đen (ảnh), loại cây thuốc dùng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Ngoài ra chị còn trồng thêm một số loại dễ trồng khác như nha đam và xương rồng bát tiên”.
Cây nha đam.
Sau đó, chị bén duyên với hoa hồng. Lúc đó hầu như rất ít thông tin về việc chăm sóc cây, chị Thủy phải mày mò đi học cách chăm từ chuyện tưới cây ra sao, trộn giá thể như thế nào, đặt cây xoay hướng nào đón nắng, cắt tỉa cành ra sao.
Kết quả là những bạn hồng nội đầu tiên như hồng đổi màu, hồng spray rose, tím ruốc Sa Đéc đều cho hoa rất đẹp và siêng. Phân bón lúc đó hầu như dùng phân hóa học như NPK, Atonik vì tiện lợi và dễ tìm.
Hoa hồng vàng khoe sắc trong ban công hoa hồng nhà chị Thủy.
Hồng bạch trà khoe sắc trên ban công.
Hồng đổi màu (hồng nội).
Hồng spray rose (hồng nội).
Chị Thủy tâm sự: “Trên con đường trải nghiệm cũng gặp không ít khó khăn, không gian sân sau 16m2 và ban công nhỏ nửa mét vuông bắt đầu chật chội khi cây phát triển xum xuê, sâu bệnh bắt đầu kéo tới liên tục. Chị cắt cành, vặt lá và phun thuốc trị bệnh, nhưng có cây qua khỏi, có cây không trụ lại được, nhất là bệnh nấm đen thân và rệp vảy. Sau khi tiễn đi cả nửa vườn cây, chị được tặng 2 cây hồng ngoại đầu tiên, Juliet (màu vàng tươi, cây bụi lùn) và Pomponella (màu hồng ngọt, cây leo)”.
Thay vì sử dụng phân bón hóa học như trước đây, chị quyết định thử nghiệm cách chăm mới, dùng phân bò. Kết quả là 2 cây phát triển cực khỏe, Juliet ra hoa mỗi 2 tháng, mỗi lần ra khoảng 15 – 20 bông. Pomponella cũng không kém cạnh, vốn là câu giống Đức có sức khánh bệnh cực tốt, mỗi nhánh của Pom đều ra 7 – 8 bông, form cúp nhẹ và màu ra rất chuẩn. Ảnh: Pomponella hoa chum ngọt ngào.
Sau đó chị mua thêm Alnwick và Red Inituition đều là dạng bụi cao. Hai cây này được mọi người đánh giá là sống khỏe, form hoa không bị thay đổi nhiều khi gặp thời tiết nắng nóng. Với không gian trong ban công che chắn nắng gắt và mưa tạt khá tốt, cây cũng hạn chế phần nào bệnh hại. Ảnh: Pomponella hoa chùm.
Juliet form cúp.
Sau đó chị tình cờ đọc thấy mẩu tin giới thiệu về phân dê, một loại phân có hàm lượng kali cao giúp hoa đậm màu và rực rỡ hơn, và ưu điểm vượt trội là loại phân lạnh, không làm nóng rễ cây khi bón nhiều. Ngoài ra, chị mua thêm phân dơi, loại phân được mệnh danh là “vua của các loại phân bón”, tuy đắt nhưng chỉ với hàm lượng nhỏ cũng giúp cây phát triển vượt trội. Chị quyết định tìm mua và thử nghiệm 2 loại này. Ảnh: Nụ Red inituition.
Kết quả thật quá bất ngờ, chỉ sau 14 ngày sử dụng, Red Inituition đã ra một mầm gốc to bằng đôi đũa, đỏ rực và phát triển với tốc độ 2cm/ ngày. Những nhánh khác của cây cũng đều ươm nụ và lá ra xanh mượt hơn, form hoa cũng to dần. Riêng Alnwick chị trồng phía ít nắng hơn, tuy nhiên khi bón kết hợp phân dê và phân dơi, cây vẫn cho hoa rất đều đặn và form hoa chuẩn như trồng ngoài nắng.
Kết quả thật quá bất ngờ, chỉ sau 14 ngày sử dụng, Red Inituition đã ra một mầm gốc to bằng đôi đũa, đỏ rực và phát triển với tốc độ 2cm/ ngày. Những nhánh khác của cây cũng đều ươm nụ và lá ra xanh mượt hơn, form hoa cũng to dần. Riêng Alnwick chị trồng phía ít nắng hơn, tuy nhiên khi bón kết hợp phân dê và phân dơi, cây vẫn cho hoa rất đều đặn và form hoa chuẩn như trồng ngoài nắng. Ảnh: Red inituition sọc đỏ rực rỡ.
Mầm Red Inituition mọc từ gốc.
Thử nghiệm mới nhất của chị Thủy là Hồng bạch ho và Betty White (cây bụi cao, màu trứng gà). Sau 2 tháng trồng, cây bạch ho đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ, các nhánh mới ra đều to khỏe như nhánh cũ, hoa chùm và cánh dầy lên đáng kể, mỗi đợt hoa chỉ cách nhau 1 tháng. Đặc biệt, hoa hồng bạch ho khi bón với phân dê còn có thể lên màu phớt hồng rất đẹp, tựa như Hồng Đào.
Hồng bạch ho.
Betty White màu trứng gà.
Alnwick