1.Thuận Phước – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam: Cầu Thuận Phước có chiều dài 1.856 m được đánh giá là cầu treo dây võng dài nhất ở Việt Nam. Chiều rộng cầu 18m, trọng tải 13 tấn, độ tĩnh không thông thuyền 27 m, ba nhịp dây võng liên tục dài 655m. Ánh sáng của cầu Thuận Phước được thiết kế theo hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn. 2. Cầu sông Hàn – cầu quay duy nhất Việt Nam: Cầu dài 485,7 m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và hai nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Cầu có thể quay ngang để phục vụ việc đi lại của các tàu thuyền lớn trên sông Hàn. Cây cầu là biểu tượng của thành phố Đà Nẵng, mang ý nghĩa là cây cầu “của dân, do dân và vì dân”. 3. Cầu Rồng – cầu có thiết kế con Rồng độc đáo nhất thế giới: Đây là một trong những cây cầu có vẻ đẹp quyến rũ bởi kiến trúc độc đáo với phần nhịp thép có hình dáng một con rồng dài 560m, nặng gần 9.000 tấn. Hình dáng cây cầu được mô phỏng theo hình tượng con rồng thời Lý, gửi gắm ước vọng vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ, với tâm thế vươn ra Biển Đông. Cầu được xác nhận con rồng bằng thép trên cầu Rồng là nặng và dài nhất thế giới. 4. Cầu Trần Thị Lý – Cầu cánh buồm có bố trục cầu lớn nhất Việt Nam: Cầu Trần Thị Lý là cây cầu hiện đại với kiến trúc và kết cấu độc đáo khi sử dụng hệ dây văng 3 chiều kết hợp trụ tháp nghiêng 12 độ về phía tây, cao 145m so với mặt nước biển, gối ngàm cứng độc đáo nhất Việt Nam. Với thiết kế độc đáo, cây cầu như cánh buồm căng gió vươn khơi xa. Cầu có tổng chiều dài là 731m, bề rộng mặt cầu 34,5m, hệ thống dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực dài 450m (gồm nhịp chính, mố và hầm chui) cùng hệ thống cảnh quan cây xanh hiện đại. 5. Cầu Nguyễn Văn Trỗi – cây cầu “chứng nhân lịch sử” Việt Nam: Cầu Nguyễn Văn Trỗi được Hãng thầu RMK của Mỹ xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ. Đây là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn, được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.6. Cầu Ngã Ba Huế - cầu vượt ba tầng lớn nhất Việt Nam: Công trình với mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được khởi công xây dựng và hoàn thành trong thời gian kỷ lục là 16 tháng nên còn được gọi là “cây cầu không ngủ”. Cầu vượt ba tầng được xây dựng dựa trên ý tưởng của hình tượng Linga và Yoni - biểu tượng trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân Chăm Pa như thể hiện một khát vọng sống mãnh liệt, trường tồn của đất trời và con người. 7. Cầu tàu tình yêu – cây cầu tình nhân đầu tiên Việt Nam: Ý tưởng Cầu tàu tình yêu xuất phát từ hình ảnh những cây cầu treo ổ khóa nổi tiếng trên thế giới. Hàng cây bao gồm các cột đèn, từng cột tượng trưng cho một cây tình yêu cao 6 mét, khoảng cách giữa mỗi cột tầm 12 mét. Phần trên thiết kế sáng tạo với một trái tim lớn, tạo thành từ 84 chiếc đèn lồng bằng vải đỏ cùng phần chuôi màu vàng. 8. Cầu Tiên Sơn – Cây cầu thương mại huyết mạch của thành phố: Cầu được khánh thành vào tháng 2/2002 với kinh phí 150,3 tỉ đồng lấy từ nguồn vay ODA của Chính phủ Nhật bản thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC) và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước Việt Nam. Cầu được hợp long ngày 23/11/2003 và khánh thành ngày 19/2/2004. 9. Cầu sắt Nam Ô – cầy cầu đường sắt có số tiền đầu tư “khủng” nhất: Đây là công trình nằm trong gói thầu CP2 nâng cấp 10 cầu đường sắt từ Huế đến Quảng Nam, tổng mức đầu tư của gói thầu là hơn 3 tỷ JPY (vốn ODA) và gần 300 tỷ đồng, được hoàn thành trong vòng 30 tháng. Tổng vốn cho dự án là 3.700 tỷ đồng, vốn vay ODA Nhật Bản. 10. Cầu leo núi Bà Nà – cây cầu leo núi đầu tiên Việt Nam: Tuyến tàu hỏa leo núi tại Bà Nà là một loại hình vận chuyển có sức chứa 80 người một cabin, đạt vận tốc 5m/s, công suất vận hành 1.600 khách một giờ và được Garaventa của Thụy Sỹ sản xuất. Ngoài những yếu tố trên, tàu hỏa leo núi còn dễ dàng chinh phục cả những du khách khó tính nhất bởi tàu hỏa leo núi có thể vận hành tốt trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
1.Thuận Phước – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam: Cầu Thuận Phước có chiều dài 1.856 m được đánh giá là cầu treo dây võng dài nhất ở Việt Nam. Chiều rộng cầu 18m, trọng tải 13 tấn, độ tĩnh không thông thuyền 27 m, ba nhịp dây võng liên tục dài 655m. Ánh sáng của cầu Thuận Phước được thiết kế theo hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn.
2. Cầu sông Hàn – cầu quay duy nhất Việt Nam: Cầu dài 485,7 m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và hai nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Cầu có thể quay ngang để phục vụ việc đi lại của các tàu thuyền lớn trên sông Hàn. Cây cầu là biểu tượng của thành phố Đà Nẵng, mang ý nghĩa là cây cầu “của dân, do dân và vì dân”.
3. Cầu Rồng – cầu có thiết kế con Rồng độc đáo nhất thế giới: Đây là một trong những cây cầu có vẻ đẹp quyến rũ bởi kiến trúc độc đáo với phần nhịp thép có hình dáng một con rồng dài 560m, nặng gần 9.000 tấn. Hình dáng cây cầu được mô phỏng theo hình tượng con rồng thời Lý, gửi gắm ước vọng vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ, với tâm thế vươn ra Biển Đông. Cầu được xác nhận con rồng bằng thép trên cầu Rồng là nặng và dài nhất thế giới.
4. Cầu Trần Thị Lý – Cầu cánh buồm có bố trục cầu lớn nhất Việt Nam: Cầu Trần Thị Lý là cây cầu hiện đại với kiến trúc và kết cấu độc đáo khi sử dụng hệ dây văng 3 chiều kết hợp trụ tháp nghiêng 12 độ về phía tây, cao 145m so với mặt nước biển, gối ngàm cứng độc đáo nhất Việt Nam. Với thiết kế độc đáo, cây cầu như cánh buồm căng gió vươn khơi xa. Cầu có tổng chiều dài là 731m, bề rộng mặt cầu 34,5m, hệ thống dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực dài 450m (gồm nhịp chính, mố và hầm chui) cùng hệ thống cảnh quan cây xanh hiện đại.
5. Cầu Nguyễn Văn Trỗi – cây cầu “chứng nhân lịch sử” Việt Nam: Cầu Nguyễn Văn Trỗi được Hãng thầu RMK của Mỹ xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ. Đây là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn, được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
6. Cầu Ngã Ba Huế - cầu vượt ba tầng lớn nhất Việt Nam: Công trình với mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được khởi công xây dựng và hoàn thành trong thời gian kỷ lục là 16 tháng nên còn được gọi là “cây cầu không ngủ”. Cầu vượt ba tầng được xây dựng dựa trên ý tưởng của hình tượng Linga và Yoni - biểu tượng trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân Chăm Pa như thể hiện một khát vọng sống mãnh liệt, trường tồn của đất trời và con người.
7. Cầu tàu tình yêu – cây cầu tình nhân đầu tiên Việt Nam: Ý tưởng Cầu tàu tình yêu xuất phát từ hình ảnh những cây cầu treo ổ khóa nổi tiếng trên thế giới. Hàng cây bao gồm các cột đèn, từng cột tượng trưng cho một cây tình yêu cao 6 mét, khoảng cách giữa mỗi cột tầm 12 mét. Phần trên thiết kế sáng tạo với một trái tim lớn, tạo thành từ 84 chiếc đèn lồng bằng vải đỏ cùng phần chuôi màu vàng.
8. Cầu Tiên Sơn – Cây cầu thương mại huyết mạch của thành phố: Cầu được khánh thành vào tháng 2/2002 với kinh phí 150,3 tỉ đồng lấy từ nguồn vay ODA của Chính phủ Nhật bản thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC) và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước Việt Nam. Cầu được hợp long ngày 23/11/2003 và khánh thành ngày 19/2/2004.
9. Cầu sắt Nam Ô – cầy cầu đường sắt có số tiền đầu tư “khủng” nhất: Đây là công trình nằm trong gói thầu CP2 nâng cấp 10 cầu đường sắt từ Huế đến Quảng Nam, tổng mức đầu tư của gói thầu là hơn 3 tỷ JPY (vốn ODA) và gần 300 tỷ đồng, được hoàn thành trong vòng 30 tháng. Tổng vốn cho dự án là 3.700 tỷ đồng, vốn vay ODA Nhật Bản.
10. Cầu leo núi Bà Nà – cây cầu leo núi đầu tiên Việt Nam: Tuyến tàu hỏa leo núi tại Bà Nà là một loại hình vận chuyển có sức chứa 80 người một cabin, đạt vận tốc 5m/s, công suất vận hành 1.600 khách một giờ và được Garaventa của Thụy Sỹ sản xuất. Ngoài những yếu tố trên, tàu hỏa leo núi còn dễ dàng chinh phục cả những du khách khó tính nhất bởi tàu hỏa leo núi có thể vận hành tốt trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.