Trong danh sách "đen" của Sở Xây dựng Hà Nội, không khó nhận ra nhiều tòa nhà, chung cư tên tuổi của những "ông lớn" bất động sản đã từng dính “lùm xùm” suốt thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Ảnh: Internet.Chung cư 93 Lò Đúc (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng) của Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô: Được khởi công năm 2004, với quy mô gồm: 2 tầng hầm, 25 tầng căn hộ, 2 tầng kỹ thuật, tầng mái và tum thang. Năm 2006, chủ đầu tư xây dựng vượt tầng so với giấy phép được cấp. Ngoài ra, một số tầng kỹ thuật được chuyển thành căn hộ để bán. Việc xây dựng này bị các cơ quan chức năng nhiều lần xử phạt. Ảnh: Zing.Không những thế, liên tiếp trong nhiều năm, mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư tòa nhà này đã xảy ra, khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Theo đó, cư dân bức xúc phản ánh tới báo chí nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: tự ý cơi nới trái phép tầng thượng; tăng gấp đôi phí quản lý...Chủ đầu tư thì tạm ngừng cung cấp điện đối với những hộ dân nợ tiền điện, nước sạch. Điều này đã càng làm bùng lên mâu thuẫn. Không ít lần người dân căng băng rôn phản đối. Ảnh: Petrotime.Đỉnh điểm, ngày 27/6/2012, đã xảy ra xô xát giữa cư dân tòa nhà và hàng chục "đầu gấu", mà theo người dân "tố" là được chủ đầu tư thuê để uy hiếp dân. Ảnh: NLĐ.Cư dân tòa nhà treo băng rôn phản đối chủ đầu tư. Ảnh: NLĐ.
Chung cư cao cấp Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư: Ngay khi được chào bán rầm rộ từ đầu tháng 10/2011, dự án Hòa Bình Green City đã gây "sốt" bởi được quảng cáo là chung cư đẳng cấp 6* dát vàng đầu tiên ở Hà Nội. Tuy nhiên, ngay trong quá trình xây dựng, dự án đã gặp nhiều vướng mắc. Ảnh: Internet.Đầu tiên là việc Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng đình chỉ dự án do công trình xây dựng không phép vào tháng 2/2013. Dù vậy, đến tháng 4/2013, UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của các cơ quan chức năng về biện pháp giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án Hòa Bình Green City theo hướng tạm cấp trích lục bản đồ làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng, tạo điều kiện để chủ đầu tư sớm triển khai hoạt động xây dựng. Ảnh: Tiền Phong.Chưa hết, việc thi công công trình này còn khiến người dân xung quanh bức xúc. Phản ánh với báo chí, người dân cho biết, hàng chục ngôi nhà của các hộ dân cạnh dự án đã bị nứt, sụt lún. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam.Điều khiến dư luận bất ngờ nữa là thời điểm đầu năm 2015, khi công trình được hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì trên sân thượng đã xuất hiện 2 công trình giống như ngôi chùa. Cụ thể, trên nóc tòa tầng 27 của tòa nhà CT01 xây dựng thêm một gian nhà mái ngói có kích thước: rộng 5,8m x dài 10,90 = 63,44m2, cao 3,9m, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 6/2014. Tại nóc tầng 27 của tòa nhà CT02 cũng đã xây 1 gian nhà mái ngói có kích thước: rộng 5,8m x dài 10,90 = 63,44m2, cao 3,9m đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 2/2015.
Ảnh: Hà Nội Mới.Điều đáng nói là cả hai hạng mục trên đều không nằm trong nội dung được cấp phép xây dựng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, 2 công trình nói trên không có trong danh sách quản lý của Sở và cũng không được Sở chấp thuận cho xây dựng. Ảnh: Internet.Tuy nhiên, "lùm xùm" lớn nhất của dự án này khiến cư dân bức xúc đó là việc chủ đầu tư "nợ" Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) của người dân. Bỏ hàng tỷ đồng ra mua nhà tại Hòa Bình Green City, tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 7/2018, tức là sau 3 - 4 năm dọn về ở, người dân vẫn phải đi đòi sổ đỏ. Không ít lần cư dân tòa nhà đã căng băng rôn phản đối nhà đầu tư, đòi quyền lợi chính đáng. Ảnh: Internet.Cuối 2018, Công ty TNHH Hòa Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin tháo gỡ vướng mắc giá đất dự án chung cư Hòa Bình Green City. Theo CĐT, đến nay vẫn chưa thống nhất được phương án giá trị tiền sử dụng đất, chưa có xác nhận số tiền công ty đã nộp gần 130 tỷ đồng là hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Do vậy, công ty chưa có đủ cơ sở làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân. CĐT đề nghị Thủ tướng chỉ đạo tính lại giá đất cho dự án. Ảnh: Vietnamfiance. Chung cư Mỹ Sơn Tower 62 Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) do Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn làm chủ đầu tư: Đây là chung cư đã từng bị cơ quan chức năng nhiều lần nhắc nhở vì vi phạm trật tự xây dựng. Cụ thể, cuối năm 2015, Mỹ Sơn Tower đã bị phát hiện thi công sai so với nội dung Giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế được duyệt. Tuy bị nhắc nhở và đề nghị ngừng thi công công trình nhưng CĐT vẫn phớt lờ, gây nên vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 7 người thương vong (1/2016).Đến 2017, tòa nhà tiếp tục bị cơ quan chức năng nhắc nhở. Thậm chí, UBND quận Thanh Xuân đề xuất phạt tiền 1,5 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn và tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng được cấp. Đồng thời, Công ty Mỹ Sơn buộc phải tháo dỡ phần công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.Bên cạnh những "tai tiếng" trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư Mỹ Sơn Tower còn dính "phốt" chậm bàn giao nhà ở cho khách hàng. Thời điểm cuối 2017, tuy đã nộp khoảng 80% giá trị căn hộ nhưng rất nhiều người vẫn không biết khi nào nhận nhà để ở. Ảnh: Inforet. Chung cư 89 Phùng Hưng (phường Phúc La, Hà Đông) của Công ty CP Thương mại Hà Tây: Theo Người Đưa Tin, tại thời điểm tháng 4/2018, chung cư 89 Phùng Hưng đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Tòa nhà đã cho người vào ở nhưng lại chưa được nghiệm thu PCCC khiến cư dân rất lo lắng. Ảnh: Internet.Trạm biến áp được đặt ngay cạnh lối ra vào của tòa nhà, khiến cư dân lo lắng tai nạn cháy nổ có thể xảy ra. Ảnh: Người Đưa Tin.Cao ốc 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình) của chủ đầu tư Công ty Cổ phần May Lê Trực là một trong những công trình "tai tiếng" nhất ở Hà Nội. Ảnh: CafeF.Công trình này chỉ được cấp phép xây dựng cao 53 m. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Theo giấy phép xây dựng, diện tích được phép là gần 30.000 m2 cũng bị chủ đầu xây nâng lên khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép. Ảnh: NLĐ.Tuy đã bị xác định trong kế hoạch buộc phải tháo dỡ phần vi phạm xong hơn 3 năm qua vụ việc ở 8B Lê Trực vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ảnh: Internet.Tháng 10/2018, UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xử lý vi phạm của dự án này, thành phố đã gặp nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2 gồm tầng 17 và 18 của dự án, cố gắng xử lý dứt điểm. Tiến độ tháo dỡ giai đoạn 2 là từ 25/11/2018, dự kiến thời gian thực hiện là 30 ngày kể từ ngày có đủ các dữ liệu cần thiết theo yêu cầu của nhà tư vấn. Ảnh: CafeF.Tuy nhiên, theo UBND thành phố Hà Nội, vào cuối tháng 1/2019, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện cam kết, “có biểu hiện dây dưa kéo dài”. Kết quả là tiến độ xử lý vi phạm không đạt yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và thành phố Hà Nội. Cho nên, Hà Nội vẫn chỉ đạo theo hướng chủ động tổ chức tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm, không phụ thuộc vào việc thực hiện của chủ đầu tư. Ảnh: Internet.
Trong danh sách "đen" của Sở Xây dựng Hà Nội, không khó nhận ra nhiều tòa nhà, chung cư tên tuổi của những "ông lớn" bất động sản đã từng dính “lùm xùm” suốt thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Ảnh: Internet.
Chung cư 93 Lò Đúc (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng) của Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô: Được khởi công năm 2004, với quy mô gồm: 2 tầng hầm, 25 tầng căn hộ, 2 tầng kỹ thuật, tầng mái và tum thang. Năm 2006, chủ đầu tư xây dựng vượt tầng so với giấy phép được cấp. Ngoài ra, một số tầng kỹ thuật được chuyển thành căn hộ để bán. Việc xây dựng này bị các cơ quan chức năng nhiều lần xử phạt. Ảnh: Zing.
Không những thế, liên tiếp trong nhiều năm, mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư tòa nhà này đã xảy ra, khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Theo đó, cư dân bức xúc phản ánh tới báo chí nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: tự ý cơi nới trái phép tầng thượng; tăng gấp đôi phí quản lý...Chủ đầu tư thì tạm ngừng cung cấp điện đối với những hộ dân nợ tiền điện, nước sạch. Điều này đã càng làm bùng lên mâu thuẫn. Không ít lần người dân căng băng rôn phản đối. Ảnh: Petrotime.
Đỉnh điểm, ngày 27/6/2012, đã xảy ra xô xát giữa cư dân tòa nhà và hàng chục "đầu gấu", mà theo người dân "tố" là được chủ đầu tư thuê để uy hiếp dân. Ảnh: NLĐ.
Cư dân tòa nhà treo băng rôn phản đối chủ đầu tư. Ảnh: NLĐ.
Chung cư cao cấp Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư: Ngay khi được chào bán rầm rộ từ đầu tháng 10/2011, dự án Hòa Bình Green City đã gây "sốt" bởi được quảng cáo là chung cư đẳng cấp 6* dát vàng đầu tiên ở Hà Nội. Tuy nhiên, ngay trong quá trình xây dựng, dự án đã gặp nhiều vướng mắc. Ảnh: Internet.
Đầu tiên là việc Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng đình chỉ dự án do công trình xây dựng không phép vào tháng 2/2013. Dù vậy, đến tháng 4/2013, UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của các cơ quan chức năng về biện pháp giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án Hòa Bình Green City theo hướng tạm cấp trích lục bản đồ làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng, tạo điều kiện để chủ đầu tư sớm triển khai hoạt động xây dựng. Ảnh: Tiền Phong.
Chưa hết, việc thi công công trình này còn khiến người dân xung quanh bức xúc. Phản ánh với báo chí, người dân cho biết, hàng chục ngôi nhà của các hộ dân cạnh dự án đã bị nứt, sụt lún. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam.
Điều khiến dư luận bất ngờ nữa là thời điểm đầu năm 2015, khi công trình được hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì trên sân thượng đã xuất hiện 2 công trình giống như ngôi chùa. Cụ thể, trên nóc tòa tầng 27 của tòa nhà CT01 xây dựng thêm một gian nhà mái ngói có kích thước: rộng 5,8m x dài 10,90 = 63,44m2, cao 3,9m, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 6/2014. Tại nóc tầng 27 của tòa nhà CT02 cũng đã xây 1 gian nhà mái ngói có kích thước: rộng 5,8m x dài 10,90 = 63,44m2, cao 3,9m đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 2/2015.
Ảnh: Hà Nội Mới.
Điều đáng nói là cả hai hạng mục trên đều không nằm trong nội dung được cấp phép xây dựng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, 2 công trình nói trên không có trong danh sách quản lý của Sở và cũng không được Sở chấp thuận cho xây dựng. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, "lùm xùm" lớn nhất của dự án này khiến cư dân bức xúc đó là việc chủ đầu tư "nợ" Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) của người dân. Bỏ hàng tỷ đồng ra mua nhà tại Hòa Bình Green City, tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 7/2018, tức là sau 3 - 4 năm dọn về ở, người dân vẫn phải đi đòi sổ đỏ. Không ít lần cư dân tòa nhà đã căng băng rôn phản đối nhà đầu tư, đòi quyền lợi chính đáng. Ảnh: Internet.
Cuối 2018, Công ty TNHH Hòa Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin tháo gỡ vướng mắc giá đất dự án chung cư Hòa Bình Green City. Theo CĐT, đến nay vẫn chưa thống nhất được phương án giá trị tiền sử dụng đất, chưa có xác nhận số tiền công ty đã nộp gần 130 tỷ đồng là hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Do vậy, công ty chưa có đủ cơ sở làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân. CĐT đề nghị Thủ tướng chỉ đạo tính lại giá đất cho dự án. Ảnh: Vietnamfiance.
Chung cư Mỹ Sơn Tower 62 Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) do Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn làm chủ đầu tư: Đây là chung cư đã từng bị cơ quan chức năng nhiều lần nhắc nhở vì vi phạm trật tự xây dựng. Cụ thể, cuối năm 2015, Mỹ Sơn Tower đã bị phát hiện thi công sai so với nội dung Giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế được duyệt. Tuy bị nhắc nhở và đề nghị ngừng thi công công trình nhưng CĐT vẫn phớt lờ, gây nên vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 7 người thương vong (1/2016).
Đến 2017, tòa nhà tiếp tục bị cơ quan chức năng nhắc nhở. Thậm chí, UBND quận Thanh Xuân đề xuất phạt tiền 1,5 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn và tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng được cấp. Đồng thời, Công ty Mỹ Sơn buộc phải tháo dỡ phần công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
Bên cạnh những "tai tiếng" trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư Mỹ Sơn Tower còn dính "phốt" chậm bàn giao nhà ở cho khách hàng. Thời điểm cuối 2017, tuy đã nộp khoảng 80% giá trị căn hộ nhưng rất nhiều người vẫn không biết khi nào nhận nhà để ở. Ảnh: Inforet.
Chung cư 89 Phùng Hưng (phường Phúc La, Hà Đông) của Công ty CP Thương mại Hà Tây: Theo Người Đưa Tin, tại thời điểm tháng 4/2018, chung cư 89 Phùng Hưng đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Tòa nhà đã cho người vào ở nhưng lại chưa được nghiệm thu PCCC khiến cư dân rất lo lắng. Ảnh: Internet.
Trạm biến áp được đặt ngay cạnh lối ra vào của tòa nhà, khiến cư dân lo lắng tai nạn cháy nổ có thể xảy ra. Ảnh: Người Đưa Tin.
Cao ốc 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình) của chủ đầu tư Công ty Cổ phần May Lê Trực là một trong những công trình "tai tiếng" nhất ở Hà Nội. Ảnh: CafeF.
Công trình này chỉ được cấp phép xây dựng cao 53 m. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Theo giấy phép xây dựng, diện tích được phép là gần 30.000 m2 cũng bị chủ đầu xây nâng lên khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép. Ảnh: NLĐ.
Tuy đã bị xác định trong kế hoạch buộc phải tháo dỡ phần vi phạm xong hơn 3 năm qua vụ việc ở 8B Lê Trực vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ảnh: Internet.
Tháng 10/2018, UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xử lý vi phạm của dự án này, thành phố đã gặp nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2 gồm tầng 17 và 18 của dự án, cố gắng xử lý dứt điểm. Tiến độ tháo dỡ giai đoạn 2 là từ 25/11/2018, dự kiến thời gian thực hiện là 30 ngày kể từ ngày có đủ các dữ liệu cần thiết theo yêu cầu của nhà tư vấn. Ảnh: CafeF.
Tuy nhiên, theo UBND thành phố Hà Nội, vào cuối tháng 1/2019, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện cam kết, “có biểu hiện dây dưa kéo dài”. Kết quả là tiến độ xử lý vi phạm không đạt yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và thành phố Hà Nội. Cho nên, Hà Nội vẫn chỉ đạo theo hướng chủ động tổ chức tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm, không phụ thuộc vào việc thực hiện của chủ đầu tư. Ảnh: Internet.