Định cư tại Nhật Bản từ năm 2002 nhưng cho đến đầu năm 2016 chị Nguyễn Thị Thanh Xuân mới thực sự bắt tay vào công việc làm vườn. Ngôi nhà của gia đình chị Xuân khiến nhiều người phải thích thú mỗi khi ngắm nhìn. Tuy sở hữu diện tích ngoài trời khá hạn chế, chỉ với 4m2, nhưng nhờ vào bàn tay khéo léo mà chị Xuân đã tạo ra cho mình một khu vườn nhỏ xinh đầy ấn tượng.Khu vườn được chị trồng chủ yếu là các loại hoa như hoa hồng, dạ yến thảo, hoa cúc, triệu chuông, diễm châu,.. Cùng với đó, để tận dụng đất cũng như mong muốn đem lại cho gia đình nguồn thực phẩm sạch và an toàn, chị Xuân còn trồng thêm một số loại cây ăn quả và rau xanh như cà tím, ớt chuông, dưa leo, đu đủ.Chia sẻ với Emdep.vn, Chị Xuân cho biết: “Mình yêu thích trồng hoa bởi từ nhỏ đã có ước mơ sau này khi có nhà riêng sẽ có một vườn hoa xung quanh nhà. Sở thích trồng rau của mình có lẽ là ảnh hưởng từ sự chịu khó của mẹ. Mỗi khi về Việt Nam, lần nào mình cũng thấy mẹ trồng rất nhiều rau và thế là cũng mong muốn có một vườn rau xanh như của mẹ”.Chị cho hay, ngày trước chị bị mắc chứng bệnh Meniere (một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát), một tuần bị 3-4 lần, mỗi lần nằm 3-4 tiếng. Chính nhờ vào việc trồng hoa và rau quả hằng ngày đã khiến cho chị gần như khỏi hẳn căn bệnh chóng mặt của mình.Việc làm vườn của chị Xuân dường như không gặp nhiều may mắn. Hồi đầu khi mới xây nhà, đất không có, xung quanh toàn là sỏi và đá, chị đã phải ra siêu thị mua đất về đổ. Cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa biết cách chăm sóc nên số lượng hoa và rau bị chết lúc đó khá nhiều.Tuy rằng có nhiều lần thất bại như vậy nhưng chị vẫn quyết tâm không từ bỏ niềm đam mê. Chị dành nhiều thời gian lên mạng học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây sao cho phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại Nhật Bản.Khi được hỏi về bí quyết chăm sóc cây trồng, Chị Xuân nhiệt tình chia sẻ: “Để cây phát triển khỏe mạnh thì cần phải chăm sóc thật cẩn thận. Lúc đầu khi mới trồng cây, tưới nước 2 lần một ngày.Đến khi cây đã ra quả thì 1 ngày tưới nước 1 lần vào lúc 8h sáng hoặc muộn hơn là 9h. Thỉnh thoảng kiểm tra đất, nếu thấy đất ướt thì không tưới nữa, để đến ngày hôm sau tưới. Sau một tháng bón thêm phân xung quanh gốc và lấp đất lên”.Hiện tại, hoa hồng là loài hoa được trồng nhiều nhất trong khu vườn nhà chị Xuân. Chị cho biết, việc chăm sóc hoa hồng không hề khó khăn, để hoa nở đẹp thì cần đủ nắng và thoáng gió cho cây. Nếu trồng hoa hồng ngoài vườn thì cần tưới nước mỗi ngày 1 lần và trồng trong chậu thì mỗi ngày cần tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.Cứ khoảng một tháng lại bổ sung viên dinh dưỡng cho hoa hồng. Sau khi quan sát nhánh mới ra nếu thấy cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.Đối với cây hồng trồng ra đất, khi đặt viên dinh dưỡng vòng quanh cây nên lấp một lớp đất mỏng lên viên dinh dưỡng. Sau khi hoa tàn, nên cắt bỏ phần bông hoa và cắt thêm 1-2 mắt nữa để kích thích cây ra mầm mới và vặt bỏ lá đã bị bệnh giúp cây phát triển được tốt hơn.Những bông hoa đua nhau khoe sắc.Thành quả của quá trình chăm sóc tỉ mỉ.Bông hồng tươi xinh.Tường nhà được chị Xuân khéo tay trang trí.
Định cư tại Nhật Bản từ năm 2002 nhưng cho đến đầu năm 2016 chị Nguyễn Thị Thanh Xuân mới thực sự bắt tay vào công việc làm vườn. Ngôi nhà của gia đình chị Xuân khiến nhiều người phải thích thú mỗi khi ngắm nhìn. Tuy sở hữu diện tích ngoài trời khá hạn chế, chỉ với 4m2, nhưng nhờ vào bàn tay khéo léo mà chị Xuân đã tạo ra cho mình một khu vườn nhỏ xinh đầy ấn tượng.
Khu vườn được chị trồng chủ yếu là các loại hoa như hoa hồng, dạ yến thảo, hoa cúc, triệu chuông, diễm châu,.. Cùng với đó, để tận dụng đất cũng như mong muốn đem lại cho gia đình nguồn thực phẩm sạch và an toàn, chị Xuân còn trồng thêm một số loại cây ăn quả và rau xanh như cà tím, ớt chuông, dưa leo, đu đủ.
Chia sẻ với Emdep.vn, Chị Xuân cho biết: “Mình yêu thích trồng hoa bởi từ nhỏ đã có ước mơ sau này khi có nhà riêng sẽ có một vườn hoa xung quanh nhà. Sở thích trồng rau của mình có lẽ là ảnh hưởng từ sự chịu khó của mẹ. Mỗi khi về Việt Nam, lần nào mình cũng thấy mẹ trồng rất nhiều rau và thế là cũng mong muốn có một vườn rau xanh như của mẹ”.
Chị cho hay, ngày trước chị bị mắc chứng bệnh Meniere (một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát), một tuần bị 3-4 lần, mỗi lần nằm 3-4 tiếng. Chính nhờ vào việc trồng hoa và rau quả hằng ngày đã khiến cho chị gần như khỏi hẳn căn bệnh chóng mặt của mình.
Việc làm vườn của chị Xuân dường như không gặp nhiều may mắn. Hồi đầu khi mới xây nhà, đất không có, xung quanh toàn là sỏi và đá, chị đã phải ra siêu thị mua đất về đổ. Cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa biết cách chăm sóc nên số lượng hoa và rau bị chết lúc đó khá nhiều.
Tuy rằng có nhiều lần thất bại như vậy nhưng chị vẫn quyết tâm không từ bỏ niềm đam mê. Chị dành nhiều thời gian lên mạng học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây sao cho phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại Nhật Bản.
Khi được hỏi về bí quyết chăm sóc cây trồng, Chị Xuân nhiệt tình chia sẻ: “Để cây phát triển khỏe mạnh thì cần phải chăm sóc thật cẩn thận. Lúc đầu khi mới trồng cây, tưới nước 2 lần một ngày.
Đến khi cây đã ra quả thì 1 ngày tưới nước 1 lần vào lúc 8h sáng hoặc muộn hơn là 9h. Thỉnh thoảng kiểm tra đất, nếu thấy đất ướt thì không tưới nữa, để đến ngày hôm sau tưới. Sau một tháng bón thêm phân xung quanh gốc và lấp đất lên”.
Hiện tại, hoa hồng là loài hoa được trồng nhiều nhất trong khu vườn nhà chị Xuân. Chị cho biết, việc chăm sóc hoa hồng không hề khó khăn, để hoa nở đẹp thì cần đủ nắng và thoáng gió cho cây. Nếu trồng hoa hồng ngoài vườn thì cần tưới nước mỗi ngày 1 lần và trồng trong chậu thì mỗi ngày cần tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
Cứ khoảng một tháng lại bổ sung viên dinh dưỡng cho hoa hồng. Sau khi quan sát nhánh mới ra nếu thấy cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Đối với cây hồng trồng ra đất, khi đặt viên dinh dưỡng vòng quanh cây nên lấp một lớp đất mỏng lên viên dinh dưỡng. Sau khi hoa tàn, nên cắt bỏ phần bông hoa và cắt thêm 1-2 mắt nữa để kích thích cây ra mầm mới và vặt bỏ lá đã bị bệnh giúp cây phát triển được tốt hơn.
Những bông hoa đua nhau khoe sắc.
Thành quả của quá trình chăm sóc tỉ mỉ.
Bông hồng tươi xinh.
Tường nhà được chị Xuân khéo tay trang trí.