Không chỉ ở Hà Nội hay Hội An mới có phố cổ mà ngay tại Sài Gòn cũng có một khu phố cổ nhưng ít người biết đến. Hiện nay, khu phố cổ Sài Gòn nằm trong các con đường Hùng Vương ở phía bắc, kênh Tàu Hủ ở phía nam, Lương Nhữ Học ở phía tây và Phù Đổng Thiên Vương ở phía đông. Trục chính là đường Triệu Quang Phục. Khu vực này rất đặc biệt với bến Bình Đông ngày xưa là nơi tiếp nhận hoa trái nông sản từ ĐBSCL lên và hàng hóa từ đây sẽ xuống tàu tỏa đi khắp nơi. Trong khi đó, Chợ Bình Tây cũng là một trung tâm buôn bán sầm uất. Người dân phố cổ từ lâu đã gắn bó với những nghề truyền thống là nghề thuốc bắc hay mài dao kéo, được truyền qua nhiều thế hệ.Hiện nay, các tòa nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc hầu hết đã bị thay đổi về kết cấu và cả cách bài trí bên trong. Phía bên ngoài cũng bị tu sửa rất nhiều để phù hợp với việc kinh doanh của người dân.
Tuy vậy, nếu tinh ý, bạn vẫn có thể nhận ra những nét kiến trúc rất riêng của thời Pháp thuộc ở những tòa nhà này. Đó là những mái nhà theo phong cách châu Âu khá độc đáo...
Hay những nét hoa văn, phù điêu được chạm khắc tinh xảo trên tường nhà.Hình ảnh chiếc cúp được đúc bằng bê tông đặt trên lan can của tầng thượng một ngôi nhà trong phố cổ.Thời gian tồn tại quá lâu cùng việc không chú trọng gìn giữ khiến khu phố cổ Sài Gòn không những bị thay đổi khác xưa mà còn xuống cấp trầm trọng.Nhiều hoa văn đắp nổi trên cột ở các căn hộ đã hư hỏng nặng.Cầu thang cũng đã gỉ sét theo thời gian.Không gian sinh hoạt chật chội bên trong những căn nhà ở phố cổ Sài Gòn.Hành lang cũng không rộng rãi, thoáng mát hơn mà khá nhếch nhác, bừa bộn. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không có sự bảo tồn, gìn giữ hiệu quả thì phố cổ Sài Gòn không chỉ xuống cấp mà còn có thể biến mất vĩnh viễn.
Không chỉ ở Hà Nội hay Hội An mới có phố cổ mà ngay tại Sài Gòn cũng có một khu phố cổ nhưng ít người biết đến.
Hiện nay, khu phố cổ Sài Gòn nằm trong các con đường Hùng Vương ở phía bắc, kênh Tàu Hủ ở phía nam, Lương Nhữ Học ở phía tây và Phù Đổng Thiên Vương ở phía đông. Trục chính là đường Triệu Quang Phục. Khu vực này rất đặc biệt với bến Bình Đông ngày xưa là nơi tiếp nhận hoa trái nông sản từ ĐBSCL lên và hàng hóa từ đây sẽ xuống tàu tỏa đi khắp nơi. Trong khi đó, Chợ Bình Tây cũng là một trung tâm buôn bán sầm uất.
Người dân phố cổ từ lâu đã gắn bó với những nghề truyền thống là nghề thuốc bắc hay mài dao kéo, được truyền qua nhiều thế hệ.
Hiện nay, các tòa nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc hầu hết đã bị thay đổi về kết cấu và cả cách bài trí bên trong. Phía bên ngoài cũng bị tu sửa rất nhiều để phù hợp với việc kinh doanh của người dân.
Tuy vậy, nếu tinh ý, bạn vẫn có thể nhận ra những nét kiến trúc rất riêng của thời Pháp thuộc ở những tòa nhà này.
Đó là những mái nhà theo phong cách châu Âu khá độc đáo...
Hay những nét hoa văn, phù điêu được chạm khắc tinh xảo trên tường nhà.
Hình ảnh chiếc cúp được đúc bằng bê tông đặt trên lan can của tầng thượng một ngôi nhà trong phố cổ.
Thời gian tồn tại quá lâu cùng việc không chú trọng gìn giữ khiến khu phố cổ Sài Gòn không những bị thay đổi khác xưa mà còn xuống cấp trầm trọng.
Nhiều hoa văn đắp nổi trên cột ở các căn hộ đã hư hỏng nặng.
Cầu thang cũng đã gỉ sét theo thời gian.
Không gian sinh hoạt chật chội bên trong những căn nhà ở phố cổ Sài Gòn.
Hành lang cũng không rộng rãi, thoáng mát hơn mà khá nhếch nhác, bừa bộn. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không có sự bảo tồn, gìn giữ hiệu quả thì phố cổ Sài Gòn không chỉ xuống cấp mà còn có thể biến mất vĩnh viễn.