Gia đình ông Hữu Sáng đang định cư tại thành phố Rokycany (tỉnh Plzen phía tây nước Cộng hòa Czech) sở hữu khu vườn rộng 1.000m2. Ông dành 70m2 trồng đủ các loại rau Việt Nam, mùa nào cũng có giàn bầu, bí trĩu trịt quả.Ông cho hay: "Trồng rau ở châu Âu có khó khăn là thời tiết lạnh và kéo dài nên khâu ươm hạt giống phải chuẩn. Tôi thường gieo trong nhà, chăm cho cây khỏe mới đem trồng xuống vườn".Các loại bí, bầu, su su... đều được ông mang từ Việt Nam sang. Sau mỗi vụ, ông giữ lại những trái già làm giống và đem tặng để mọi người cùng nhân giống.Chỉ bón bằng phân ngựa và phân hữu cơ ủ từ cỏ mà vườn bầu năm nào cũng nặng quả. "Giàn bí xanh năm nay nếu không nắng hạn thì không có lối để chui vào nữa", ông Sáng cười nói. Năm thấp nhất, giàn bí cho thu hoạch 40 quả, năm nay cả ăn non và để già là gần 100 quả. Giàn bầu canh, bầu hồ lô đến vài trăm quả. "Mỗi lần chui vào để hái rau các loại tôi đều tự làm chứ nhất định không cho bà xã làm việc đó, bởi vì đã có lần tôi có trải nghiệm đang hái rau đứng dậy đầu húc phải quả, thế là gãy cuống rơi xuống, xót lắm", ông nói.Để có được khu vườn tơi xốp như hiện tại, trong 6 năm qua ông Sáng đã bỏ ra rất nhiều công sức bởi vườn trước đây rậm rạp nhiều cỏ, phải đào xuống sâu một lớp đá cuội hơn 20cm. Tiếp đó ông vừa mua phân đóng bao, vừa đi xin phân ngựa của người dân bản địa, vừa ủ cây cỏ làm phân hữu cơ.Thời gian đầu ông Sáng cũng gặp nhiều khó khăn do sự phá hoại của ốc sên. Có những đêm vợ chồng ông bắt bằng tay được hơn 500 con. Sau này, khi tìm hiểu trên mạng ông đã học hỏi được kinh nghiệm tiêu diệt chúng bằng cách rắc muối lên chỗ sên hay trú ẩn. Từ đó đến nay khu vườn nhà ông không có bóng dáng ốc nữa.Khu vườn rộng rãi là nơi giúp ông Sáng dạy các cháu bài học yêu thiên nhiên, biết tên từng loại cây, loại rau trong vườn để có thêm yêu quê hương nguồn cội.Hằng ngày hai vợ chồng ông đều dành thời gian chăm sóc vườn rau, xem như là thú vui lúc tuổi già.
Gia đình ông Hữu Sáng đang định cư tại thành phố Rokycany (tỉnh Plzen phía tây nước Cộng hòa Czech) sở hữu khu vườn rộng 1.000m2. Ông dành 70m2 trồng đủ các loại rau Việt Nam, mùa nào cũng có giàn bầu, bí trĩu trịt quả.
Ông cho hay: "Trồng rau ở châu Âu có khó khăn là thời tiết lạnh và kéo dài nên khâu ươm hạt giống phải chuẩn. Tôi thường gieo trong nhà, chăm cho cây khỏe mới đem trồng xuống vườn".
Các loại bí, bầu, su su... đều được ông mang từ Việt Nam sang. Sau mỗi vụ, ông giữ lại những trái già làm giống và đem tặng để mọi người cùng nhân giống.
Chỉ bón bằng phân ngựa và phân hữu cơ ủ từ cỏ mà vườn bầu năm nào cũng nặng quả. "Giàn bí xanh năm nay nếu không nắng hạn thì không có lối để chui vào nữa", ông Sáng cười nói. Năm thấp nhất, giàn bí cho thu hoạch 40 quả, năm nay cả ăn non và để già là gần 100 quả. Giàn bầu canh, bầu hồ lô đến vài trăm quả. "Mỗi lần chui vào để hái rau các loại tôi đều tự làm chứ nhất định không cho bà xã làm việc đó, bởi vì đã có lần tôi có trải nghiệm đang hái rau đứng dậy đầu húc phải quả, thế là gãy cuống rơi xuống, xót lắm", ông nói.
Để có được khu vườn tơi xốp như hiện tại, trong 6 năm qua ông Sáng đã bỏ ra rất nhiều công sức bởi vườn trước đây rậm rạp nhiều cỏ, phải đào xuống sâu một lớp đá cuội hơn 20cm. Tiếp đó ông vừa mua phân đóng bao, vừa đi xin phân ngựa của người dân bản địa, vừa ủ cây cỏ làm phân hữu cơ.
Thời gian đầu ông Sáng cũng gặp nhiều khó khăn do sự phá hoại của ốc sên. Có những đêm vợ chồng ông bắt bằng tay được hơn 500 con. Sau này, khi tìm hiểu trên mạng ông đã học hỏi được kinh nghiệm tiêu diệt chúng bằng cách rắc muối lên chỗ sên hay trú ẩn. Từ đó đến nay khu vườn nhà ông không có bóng dáng ốc nữa.
Khu vườn rộng rãi là nơi giúp ông Sáng dạy các cháu bài học yêu thiên nhiên, biết tên từng loại cây, loại rau trong vườn để có thêm yêu quê hương nguồn cội.
Hằng ngày hai vợ chồng ông đều dành thời gian chăm sóc vườn rau, xem như là thú vui lúc tuổi già.