Không gian văn hóa nhà vườn Huế bảo lưu những giá trị văn hóa vật thể và cả phi vật thể từng gia đình. Trải qua bao năm tháng, thời gian vẫn không làm phai mờ vẻ đẹp văn hóa nghệ thuật, kết tinh thành vẻ đẹp văn hóa kiến trúc đặc trưng trên mỗi di tích nhà vườn. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, “ nhà vườn Huế là sư kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đó là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong đó có đạo lý truyền thống gia đình. Nhìn cảnh quan của một nhà vườn Huế, con người có thể nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân”.Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được xây dựng năm 1921 trên mảnh vườn rộng gần 2.400 m2 tọa lạc vùng đất Gia Hội xưa, có kiến trúc cổng tam quan lạ mắt. Lối vào phủ thờ được mở từ phía sau ngôi nhà uốn lượn giữa hai hàng cau và hàng chè tàu trước mặt đường.Khác với ngôi nhà truyền thống, phủ thờ có tổ hợp kiến trúc lạ mắt với bể cạn trồng hoa súng và tiền án hòn non bộ được tạo tác từ những khối đá với mô hình thu nhỏ đình, tạ, cầu, tháp kỳ thú.Hồ sen rộng phía trước phủ thờ ví như minh đường khiến du khách ghé qua đây cảm nhận được không khí trong lành, thanh tịnh bên cạnh những loại thảo mộc bon sai, tiểu cảnh, chậu hoa đầy hương sắc.Nội thất phủ thờ Ngọc Sơn bố trí trong nhà rường 3 gian hai chái theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” với hoành phi, câu đối …đặc sắc. Đây là một trong những ngôi nhà vườn được đưa vào đề án bảo tồn loại 1. Không gian đẹp nhà vườn Huế tọa lạc tại phường Kim Long, Gia Hội, Phú Hiệp Vỹ Dạ, Phú Mộng, Phường Đúc, An Cựu, Bao Vinh, Nguyệt Biều…Trong đó, sản phẩm du lịch nhà vườn như nhà vườn An Hiên ở Kim Long, nhà vườn Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc, nhà vườn Gia Hưng Vương,.. đang là thế mạnh của du lịch Huế. Nhà vườn An Lạc Viên, ngôi nhà đặc trưng vùng Phú Mộng- Kim Long được xây dựng năm 1888. Gia chủ ngôi nhà này trước kia là vị quan nhỏ thời vua Thành Thái.Bên ngoài nhà, xây dựng hai bể cạn xi măng đựng nước đặt hai bên nhà bên trên có hòn giả sơn tượng trưng cho “sơn”, thủy” làm tăng vẻ đẹp ngôi nhà và đề phòng khi lửa cháy. Theo gia chủ Võ Văn Long, đây là loại gốm sứ làm từ thời nhà Thanh bên Trung Quốc.Nhà vườn An Hiên (thôn Xuân Hòa, Hương Long) hướng ra dòng Hương thơ mộng được hình thành từ cuối thế kỷ 19, đánh giá là nhà vườn đẹp nhất đất Thần Kinh. Nhà vườn An Hiên là kiến trúc mẫu mực, tiêu biểu cho nhà vườn xứ Huế.Thiết kế cổng được xây bằng gạch cuốn vòm với hoa văn cách điệu. Khách ghé thăm được đắm mình với hai hàng mơ rợp mát lối đi.Khách ghé thăm được tận hưởng không khí trong lành bởi hồ nước hồ nước rộng thả hoa sen va hoa súng trước khi vào nhà, đây là yếu tố “minh đường” trong phong thủy.Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật quý cung đình triều Nguyễn hoành phi, câu đối, thơ văn. Đặc biệt, bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu”do vua Bảo Đại ban cho gia chủ năm 1937.Với tổng diện tích gần 5.000 m2, xung quanh ngôi nhà được trồng hơn 50 loài hoa và cây ăn quả xum xuê từ ba miền đất nước như măng cụt, hồng, sầu riêng, bưởi, mít, vả… Người Pháp từng ví nơi đây như thiên đường thu nhỏ giữa lòng Huế.
Không gian văn hóa nhà vườn Huế bảo lưu những giá trị văn hóa vật thể và cả phi vật thể từng gia đình. Trải qua bao năm tháng, thời gian vẫn không làm phai mờ vẻ đẹp văn hóa nghệ thuật, kết tinh thành vẻ đẹp văn hóa kiến trúc đặc trưng trên mỗi di tích nhà vườn. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, “ nhà vườn Huế là sư kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đó là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong đó có đạo lý truyền thống gia đình. Nhìn cảnh quan của một nhà vườn Huế, con người có thể nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân”.
Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được xây dựng năm 1921 trên mảnh vườn rộng gần 2.400 m2 tọa lạc vùng đất Gia Hội xưa, có kiến trúc cổng tam quan lạ mắt. Lối vào phủ thờ được mở từ phía sau ngôi nhà uốn lượn giữa hai hàng cau và hàng chè tàu trước mặt đường.
Khác với ngôi nhà truyền thống, phủ thờ có tổ hợp kiến trúc lạ mắt với bể cạn trồng hoa súng và tiền án hòn non bộ được tạo tác từ những khối đá với mô hình thu nhỏ đình, tạ, cầu, tháp kỳ thú.
Hồ sen rộng phía trước phủ thờ ví như minh đường khiến du khách ghé qua đây cảm nhận được không khí trong lành, thanh tịnh bên cạnh những loại thảo mộc bon sai, tiểu cảnh, chậu hoa đầy hương sắc.
Nội thất phủ thờ Ngọc Sơn bố trí trong nhà rường 3 gian hai chái theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” với hoành phi, câu đối …đặc sắc. Đây là một trong những ngôi nhà vườn được đưa vào đề án bảo tồn loại 1.
Không gian đẹp nhà vườn Huế tọa lạc tại phường Kim Long, Gia Hội, Phú Hiệp Vỹ Dạ, Phú Mộng, Phường Đúc, An Cựu, Bao Vinh, Nguyệt Biều…Trong đó, sản phẩm du lịch nhà vườn như nhà vườn An Hiên ở Kim Long, nhà vườn Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc, nhà vườn Gia Hưng Vương,.. đang là thế mạnh của du lịch Huế.
Nhà vườn An Lạc Viên, ngôi nhà đặc trưng vùng Phú Mộng- Kim Long được xây dựng năm 1888. Gia chủ ngôi nhà này trước kia là vị quan nhỏ thời vua Thành Thái.
Bên ngoài nhà, xây dựng hai bể cạn xi măng đựng nước đặt hai bên nhà bên trên có hòn giả sơn tượng trưng cho “sơn”, thủy” làm tăng vẻ đẹp ngôi nhà và đề phòng khi lửa cháy. Theo gia chủ Võ Văn Long, đây là loại gốm sứ làm từ thời nhà Thanh bên Trung Quốc.
Nhà vườn An Hiên (thôn Xuân Hòa, Hương Long) hướng ra dòng Hương thơ mộng được hình thành từ cuối thế kỷ 19, đánh giá là nhà vườn đẹp nhất đất Thần Kinh. Nhà vườn An Hiên là kiến trúc mẫu mực, tiêu biểu cho nhà vườn xứ Huế.
Thiết kế cổng được xây bằng gạch cuốn vòm với hoa văn cách điệu. Khách ghé thăm được đắm mình với hai hàng mơ rợp mát lối đi.
Khách ghé thăm được tận hưởng không khí trong lành bởi hồ nước hồ nước rộng thả hoa sen va hoa súng trước khi vào nhà, đây là yếu tố “minh đường” trong phong thủy.
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật quý cung đình triều Nguyễn hoành phi, câu đối, thơ văn. Đặc biệt, bức hoành phi đề 4 chữ “Văn Võ Trung Hiếu”do vua Bảo Đại ban cho gia chủ năm 1937.
Với tổng diện tích gần 5.000 m2, xung quanh ngôi nhà được trồng hơn 50 loài hoa và cây ăn quả xum xuê từ ba miền đất nước như măng cụt, hồng, sầu riêng, bưởi, mít, vả… Người Pháp từng ví nơi đây như thiên đường thu nhỏ giữa lòng Huế.