1. Khu tập thể Thành Công
Thực hiện chủ trương của UBND TP. Hà Nội tại Công văn số 5621/UBND-ĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2016 về việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.Theo đó VIHAJICO đã được giao nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 toàn Khu tập thể Thành Công với quy mô diện tích đất khoảng 23,058ha và số lượng nhà chung cư cũ là 67 nhà cao 2 – 5 tầng. 2. Khu tập thể Kim Liên
Với tổng diện tích 41ha, khu vực được quy hoạch có ranh giới phía Đông Bắc giáp với phố Đào Duy Anh, phía Đông và Đông Nam giáp phố Phương Mai, đường Giải Phóng và khu tập thể Phương Mai, phía Tây Bắc giáp phố Phạm Ngọc Thạch và phía Tây Nam giáp sông Lừ. Ảnh: Lao động thủ đô.Theo yêu cầu của Thành phố, quy hoạch chi tiết sẽ được lập trên cơ sở cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ theo hướng cao tầng, mật độ thấp, tạo nhiều không gian mở trong đô thị, không gia tăng quy mô dân số, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng. Ảnh: NDH. 3. Khu tập thể Thanh Xuân Bắc
Ngày 11/8/2004, UBND Thành phố có Văn bản 2837/UB-XDĐT giao cho Tổng công ty CP Vinaconex làm Chủ đầu tư, lập quy hoạch điều chỉnh và dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang, nâng cấp đồng bộ các công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà nội. Ảnh: NDONgày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Dự án khu tập thể cũ Thanh Xuân Bắc nằm trong Ô đất K5-5 thuộc quy hoạch phân khu H2-2 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 với các chỉ tiêu quy hoạch cơ bản như sau: Dân số: 7.107 người; diện tích đất đơn vị ở: 33,12 ha; diện tích đất ở xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang: 22,56 ha; mật độ xây dựng tối đa: 65%; chiều cao tầng tối đa: 26 tầng. Ảnh: ĐSPL. 4. Khu tập thể Thanh Xuân Nam
Khu tập thể Thanh Xuân Nam với 8 nhà cao từ 3-5 tầng. Dự án này do Công ty CP Mặt Trời (Sun Group) lập quy hoạch chi tiết 1/500 toàn khu chung cư cũ để cải tạo. Ảnh: batdongsan.com.vn. 5. Khu tập thể Kim Giang
Khu tập thể Kim Giang bao gồm khu A, B, C, D, E, H là các chung cư cũ có chiều cao từ 2 - 5 tầng, xây dựng từ những năm 1970 và đang xuống cấp. Trong đó, tổng diện tích nghiên cứu 16,7ha; gồm 89 nhà 2 tầng và 6 nhà 5 tầng; quy mô khoảng 2.000 hộ dân. Ảnh: VnEconomy.Theo Tổng giám đốc Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung, đơn vị đã được UBND TP Hà Nội giao lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Kim Giang. Ảnh minh họa: ashui.com. 6. Khu tập thể Trung Tự
Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa được xây dựng từ những năm 1980 của thế kỷ trước, chủ yếu là các nhà 5 tầng lắp ghép tấm lớn. Trong quá trình sử dụng, do diện tích ở chật chội nên hầu hết các hộ gia đình đã tự ý cơi nới, xây dựng không phép làm giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng đến kết cấu khu nhà, gây cản trở lối đi lại của người dân. Ảnh: Tiền Phong.Đến năm 2010, thực hiện ý kiến chỉ đạo của thành phố, UBND quận Đống Đa đã giao cho UBND phường Trung Tự phối hợp với đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học, lập quy hoạch tổng mặt bằng dự án xây dựng lại chung cư D1, D2 khu tập thể Trung Tự. Ảnh: batdongsan.com.vn. 7. Khu tập thể C6 - Kim Mã Thượng
Khu tập thể C6 - Kim Mã Thượng được thành phố giao cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) lập quy hoạch chi tiết để cải tạo chung cư cũ. Ảnh minh họa: An ninh thủ đô. 8. Khu tập thể Giảng Võ
Ngỳ 22/11/2012, TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương kiểm tra, nghiên cứu, thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ tại khu tập thể Giảng Võ. Ảnh: giadinh.net.vn. 9. Khu tập thể Ngọc Khánh
Theo kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP Hà Nội vào năm 2016, thì tòa nhà A Ngọc Khánh (nhà lắp ghép tấm lớn cao 5 tầng) có 2 đơn nguyên, trong đó cấp độ nguy hiểm của đơn nguyên 1 là loại D, đơn nguyên 2 loại C. Ảnh: An ninh thủ đô.Theo chỉ đạo, khu tập thể Ngọc Khánh sẽ quy hoạch cải tạo xây dựng lại các nhà chung cư cũ theo hướng cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tạo nhiều không gian mở trong đô thị, không gia tăng quy mô dân số, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng.... Ảnh: An ninh thủ đô. 10. Khu tập thể Ngọc Khánh
Năm 2016, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo Tập thể Ngọc Khánh, tỷ lệ 1/500, được giới hạn phía Bắc là đường Kim Mã; phía Nam là đường Nguyễn Công Hoan và Đài truyền hình Việt Nam; phía Tây là đường Nguyễn Chí Thanh; phía Đông là đường Ngọc Khánh. Tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 24ha. Ảnh: báo Đầu tư.Theo Quyết định, Khu tập thể Ngọc Khánh sẽ được quy hoạch cải tạo xây dựng lại các nhà chung cư cũ theo hướng cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tạo nhiều không gian mở trong đô thị, không gia tăng quy mô dân số, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với yêu cầu của Quy hoạch phân khu, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng tại khu vực. Ảnh: TN&MT
1. Khu tập thể Thành Công
Thực hiện chủ trương của UBND TP. Hà Nội tại Công văn số 5621/UBND-ĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2016 về việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Theo đó VIHAJICO đã được giao nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 toàn Khu tập thể Thành Công với quy mô diện tích đất khoảng 23,058ha và số lượng nhà chung cư cũ là 67 nhà cao 2 – 5 tầng.
2. Khu tập thể Kim Liên
Với tổng diện tích 41ha, khu vực được quy hoạch có ranh giới phía Đông Bắc giáp với phố Đào Duy Anh, phía Đông và Đông Nam giáp phố Phương Mai, đường Giải Phóng và khu tập thể Phương Mai, phía Tây Bắc giáp phố Phạm Ngọc Thạch và phía Tây Nam giáp sông Lừ. Ảnh: Lao động thủ đô.
Theo yêu cầu của Thành phố, quy hoạch chi tiết sẽ được lập trên cơ sở cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ theo hướng cao tầng, mật độ thấp, tạo nhiều không gian mở trong đô thị, không gia tăng quy mô dân số, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng. Ảnh: NDH.
3. Khu tập thể Thanh Xuân Bắc
Ngày 11/8/2004, UBND Thành phố có Văn bản 2837/UB-XDĐT giao cho Tổng công ty CP Vinaconex làm Chủ đầu tư, lập quy hoạch điều chỉnh và dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang, nâng cấp đồng bộ các công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà nội. Ảnh: NDO
Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Dự án khu tập thể cũ Thanh Xuân Bắc nằm trong Ô đất K5-5 thuộc quy hoạch phân khu H2-2 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 với các chỉ tiêu quy hoạch cơ bản như sau: Dân số: 7.107 người; diện tích đất đơn vị ở: 33,12 ha; diện tích đất ở xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang: 22,56 ha; mật độ xây dựng tối đa: 65%; chiều cao tầng tối đa: 26 tầng. Ảnh: ĐSPL.
4. Khu tập thể Thanh Xuân Nam
Khu tập thể Thanh Xuân Nam với 8 nhà cao từ 3-5 tầng. Dự án này do Công ty CP Mặt Trời (Sun Group) lập quy hoạch chi tiết 1/500 toàn khu chung cư cũ để cải tạo. Ảnh: batdongsan.com.vn.
5. Khu tập thể Kim Giang
Khu tập thể Kim Giang bao gồm khu A, B, C, D, E, H là các chung cư cũ có chiều cao từ 2 - 5 tầng, xây dựng từ những năm 1970 và đang xuống cấp. Trong đó, tổng diện tích nghiên cứu 16,7ha; gồm 89 nhà 2 tầng và 6 nhà 5 tầng; quy mô khoảng 2.000 hộ dân. Ảnh: VnEconomy.
Theo Tổng giám đốc Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung, đơn vị đã được UBND TP Hà Nội giao lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Kim Giang. Ảnh minh họa: ashui.com.
6. Khu tập thể Trung Tự
Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa được xây dựng từ những năm 1980 của thế kỷ trước, chủ yếu là các nhà 5 tầng lắp ghép tấm lớn. Trong quá trình sử dụng, do diện tích ở chật chội nên hầu hết các hộ gia đình đã tự ý cơi nới, xây dựng không phép làm giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng đến kết cấu khu nhà, gây cản trở lối đi lại của người dân. Ảnh: Tiền Phong.
Đến năm 2010, thực hiện ý kiến chỉ đạo của thành phố, UBND quận Đống Đa đã giao cho UBND phường Trung Tự phối hợp với đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học, lập quy hoạch tổng mặt bằng dự án xây dựng lại chung cư D1, D2 khu tập thể Trung Tự. Ảnh: batdongsan.com.vn.
7. Khu tập thể C6 - Kim Mã Thượng
Khu tập thể C6 - Kim Mã Thượng được thành phố giao cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) lập quy hoạch chi tiết để cải tạo chung cư cũ. Ảnh minh họa: An ninh thủ đô.
8. Khu tập thể Giảng Võ
Ngỳ 22/11/2012, TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương kiểm tra, nghiên cứu, thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ tại khu tập thể Giảng Võ. Ảnh: giadinh.net.vn.
9. Khu tập thể Ngọc Khánh
Theo kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP Hà Nội vào năm 2016, thì tòa nhà A Ngọc Khánh (nhà lắp ghép tấm lớn cao 5 tầng) có 2 đơn nguyên, trong đó cấp độ nguy hiểm của đơn nguyên 1 là loại D, đơn nguyên 2 loại C. Ảnh: An ninh thủ đô.
Theo chỉ đạo, khu tập thể Ngọc Khánh sẽ quy hoạch cải tạo xây dựng lại các nhà chung cư cũ theo hướng cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tạo nhiều không gian mở trong đô thị, không gia tăng quy mô dân số, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng.... Ảnh: An ninh thủ đô.
10. Khu tập thể Ngọc Khánh
Năm 2016, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo Tập thể Ngọc Khánh, tỷ lệ 1/500, được giới hạn phía Bắc là đường Kim Mã; phía Nam là đường Nguyễn Công Hoan và Đài truyền hình Việt Nam; phía Tây là đường Nguyễn Chí Thanh; phía Đông là đường Ngọc Khánh. Tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 24ha. Ảnh: báo Đầu tư.
Theo Quyết định, Khu tập thể Ngọc Khánh sẽ được quy hoạch cải tạo xây dựng lại các nhà chung cư cũ theo hướng cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tạo nhiều không gian mở trong đô thị, không gia tăng quy mô dân số, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với yêu cầu của Quy hoạch phân khu, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng tại khu vực. Ảnh: TN&MT