Những tưởng một gia đình 4 người ở trong căn nhà rộng 40m2 đã là quá chật chội. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vẫn có một đại gia đình với 20 người thuộc 4 thế cùng nhau sống chen chúc trong một ngôi nhà cũ rộng chưa đến 40m2. Câu chuyện khó tin này là cảnh sống suốt hàng chục năm qua của gia đình ông Đỗ Văn Điềm (98 tuổi ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Trong căn nhà cũ kĩ, ngoài cụ Điềm còn có gia đình của 5 đứa con trai gồm dâu rể, cháu chắt đều sinh hoạt trong không gian chật hẹp.Vì sức yếu, tuổi cao nên cụ Điềm ở ngay tại phòng tầng 1 rộng khoảng 9m2. Căn phòng này vừa là phòng khách, vừa là phòng ngủ của cụ. Ban ngày, cụ Điềm ngồi ghế xem tivi, lúc mệt lại căng võng ra để ngủ, mọi sinh hoạt thường ngày đều diễn ra ở đây. Ngay sau phòng cụ Điềm là một gian bếp nhỏ thông cùng với nhà tắm và nhà vệ sinh. Vào mỗi buổi chiều đi làm về, các cô con dâu trong nhà lại thay nhau nấu cơm. Ai nấu xong thì dọn dẹp rồi nhường bếp cho người khác vào nấu..Mọi sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh đều được mọi người thay phiên nhau làm trong một không gian rộng chưa đến 1m2.Những người con trai khác của cụ Điềm cũng chia nhau từng mét vuông để sinh sống. Cứ mỗi căn phòng rộng chừng 5 -9m2 là nơi ở của một gia đình 4 - 6 người. Căn nhà chỉ làm được 2 tầng vì kết cấu quá yếu, nếu xây thêm một tầng có thể đổ sập.Được biết căn nhà đã được cấp quyền sở hữu từ năm 1986 nhưng chưa được làm sổ đỏ vì thuộc một dự án treo mấy chục năm nay. Vì vậy, hơn 20 người gia đình cụ Điềm không thể bán nhà, cũng không thể xây thêm hay sửa để ở. Để khắc phục sự chật chội chỉ có thể ngăn phòng, cố cơi nới thêm.Vợ chồng anh Đỗ Anh Phúc - con trai thứ 2 của cụ Điềm sống ở ngay tầng 2, gia đình 4 người cũng chỉ sống trong căn phòng rộng 9m2. Cậu con trai đầu của anh chị năm nay đã 16 tuổi nhưng vẫn phải sống chung phòng chật chội cùng bố mẹ và em gái.Diện tích quá nhỏ, anh Phúc phải làm thêm 1 gác xép nhỏ ngay trong phòng để làm nơi học cho các con.Căn nhà cấp 4 xây từ những năm 1980 nên đã khá cũ kỹ. Mỗi lần có xe ô tô lớn đi qua, nhất là ban đêm, căn nhà lại rung lên bần bật. Chị Ái Nhung, vợ anh Phúc cho biết: "Ở đây sợ lắm, ngoài ban công gần đường còn cố cơi nới thêm một chút diện tích, nhưng nhà xây cũng lâu lắm rồi, nhiều khi sợ để đồ nặng quá lại sập thì nguy hiểm".Khoảng không gian cầu thang đi lại của cả gia đình như "giếng lộ thiên", vì không được phép sửa chữa hay xây mới nên mặt trong của ngôi nhà gần như thông với bên ngoài, hứng mưa và nắng tạt vào mỗi ngày. Bán không được mà sửa chữa cũng không xong nên đại gia đình hơn 20 người đã sống như vậy hơn mấy chục năm qua.Chị Nhung tâm sự, cuối năm 2015, anh Phúc chồng chị bị tai biến nên đi lại khó khăn. Chị đã tự bỏ tiền sửa lại cầu thang để chồng dễ lên xuống hơn. Nhưng lúc làm lại cầu thang chị rất sợ vì ngôi nhà đã quá cũ. "Nhà cũ nên tôi cứ lo kết cấu yếu, làm cầu thang mới lại ảnh hưởng đến nhà. Đến khi hoàn thành chiếc cầu thang tôi mới dám thở dài nhẹ nhõm".Căn nhà quá chật, lại không có sổ đỏ để bán nhà chuyển đi nơi khác nên hơn 20 người vẫn sinh sống ở đây. Chị Nhung chia sẻ, nhiều người không muốn về nhà vì chán cảnh chật chội nên ban ngày cứ dạt đi khắp nơi, đến tối mịt mới về để ngủ. Chị tâm sự: "Chả mấy nữa mà những đứa nhỏ trong nhà sẽ đến tuổi lấy vợ lấy chồng, rồi không biết kiếm đâu ra chỗ cho chúng nó ở. Chỉ mong được chính quyền cấp sổ đỏ để gia đình chuyển đi nơi khác rộng hơn hoặc chí ít cũng phải cho sửa chữa xây lại để các cháu có chỗ ở thoải mái hơn một chút".
Những tưởng một gia đình 4 người ở trong căn nhà rộng 40m2 đã là quá chật chội. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vẫn có một đại gia đình với 20 người thuộc 4 thế cùng nhau sống chen chúc trong một ngôi nhà cũ rộng chưa đến 40m2. Câu chuyện khó tin này là cảnh sống suốt hàng chục năm qua của gia đình ông Đỗ Văn Điềm (98 tuổi ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Trong căn nhà cũ kĩ, ngoài cụ Điềm còn có gia đình của 5 đứa con trai gồm dâu rể, cháu chắt đều sinh hoạt trong không gian chật hẹp.
Vì sức yếu, tuổi cao nên cụ Điềm ở ngay tại phòng tầng 1 rộng khoảng 9m2. Căn phòng này vừa là phòng khách, vừa là phòng ngủ của cụ. Ban ngày, cụ Điềm ngồi ghế xem tivi, lúc mệt lại căng võng ra để ngủ, mọi sinh hoạt thường ngày đều diễn ra ở đây. Ngay sau phòng cụ Điềm là một gian bếp nhỏ thông cùng với nhà tắm và nhà vệ sinh. Vào mỗi buổi chiều đi làm về, các cô con dâu trong nhà lại thay nhau nấu cơm. Ai nấu xong thì dọn dẹp rồi nhường bếp cho người khác vào nấu..
Mọi sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh đều được mọi người thay phiên nhau làm trong một không gian rộng chưa đến 1m2.
Những người con trai khác của cụ Điềm cũng chia nhau từng mét vuông để sinh sống. Cứ mỗi căn phòng rộng chừng 5 -9m2 là nơi ở của một gia đình 4 - 6 người. Căn nhà chỉ làm được 2 tầng vì kết cấu quá yếu, nếu xây thêm một tầng có thể đổ sập.
Được biết căn nhà đã được cấp quyền sở hữu từ năm 1986 nhưng chưa được làm sổ đỏ vì thuộc một dự án treo mấy chục năm nay. Vì vậy, hơn 20 người gia đình cụ Điềm không thể bán nhà, cũng không thể xây thêm hay sửa để ở. Để khắc phục sự chật chội chỉ có thể ngăn phòng, cố cơi nới thêm.
Vợ chồng anh Đỗ Anh Phúc - con trai thứ 2 của cụ Điềm sống ở ngay tầng 2, gia đình 4 người cũng chỉ sống trong căn phòng rộng 9m2. Cậu con trai đầu của anh chị năm nay đã 16 tuổi nhưng vẫn phải sống chung phòng chật chội cùng bố mẹ và em gái.
Diện tích quá nhỏ, anh Phúc phải làm thêm 1 gác xép nhỏ ngay trong phòng để làm nơi học cho các con.
Căn nhà cấp 4 xây từ những năm 1980 nên đã khá cũ kỹ. Mỗi lần có xe ô tô lớn đi qua, nhất là ban đêm, căn nhà lại rung lên bần bật. Chị Ái Nhung, vợ anh Phúc cho biết: "Ở đây sợ lắm, ngoài ban công gần đường còn cố cơi nới thêm một chút diện tích, nhưng nhà xây cũng lâu lắm rồi, nhiều khi sợ để đồ nặng quá lại sập thì nguy hiểm".
Khoảng không gian cầu thang đi lại của cả gia đình như "giếng lộ thiên", vì không được phép sửa chữa hay xây mới nên mặt trong của ngôi nhà gần như thông với bên ngoài, hứng mưa và nắng tạt vào mỗi ngày. Bán không được mà sửa chữa cũng không xong nên đại gia đình hơn 20 người đã sống như vậy hơn mấy chục năm qua.
Chị Nhung tâm sự, cuối năm 2015, anh Phúc chồng chị bị tai biến nên đi lại khó khăn. Chị đã tự bỏ tiền sửa lại cầu thang để chồng dễ lên xuống hơn. Nhưng lúc làm lại cầu thang chị rất sợ vì ngôi nhà đã quá cũ. "Nhà cũ nên tôi cứ lo kết cấu yếu, làm cầu thang mới lại ảnh hưởng đến nhà. Đến khi hoàn thành chiếc cầu thang tôi mới dám thở dài nhẹ nhõm".
Căn nhà quá chật, lại không có sổ đỏ để bán nhà chuyển đi nơi khác nên hơn 20 người vẫn sinh sống ở đây. Chị Nhung chia sẻ, nhiều người không muốn về nhà vì chán cảnh chật chội nên ban ngày cứ dạt đi khắp nơi, đến tối mịt mới về để ngủ. Chị tâm sự: "Chả mấy nữa mà những đứa nhỏ trong nhà sẽ đến tuổi lấy vợ lấy chồng, rồi không biết kiếm đâu ra chỗ cho chúng nó ở. Chỉ mong được chính quyền cấp sổ đỏ để gia đình chuyển đi nơi khác rộng hơn hoặc chí ít cũng phải cho sửa chữa xây lại để các cháu có chỗ ở thoải mái hơn một chút".