1. Hầm trú ẩn trong khách sạn 5 sao Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Tháng 8/2011, trong khi thi công quán bar Bamboo, nhóm công nhân đã đào sâu hơn 2 m vào lòng đất và khám phá ra một căn hầm trú ẩn được xây dựng rất kiên cố và gần như còn nguyên vẹn dưới nền móng của một khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất Hà Nội có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Ảnh: Vietnamnet.Không ai biết chính xác căn hầm này được xây dựng khi nào nhưng nó được cho là đã được khởi tạo vào khoảng thập niên 1960, khi quân đội Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Ảnh: Vietnamnet.Căn hầm nằm ngay giữa lòng khách sạn, ngay sát khu vườn và bể bơi nhiều ngày qua liên tục đón tiếp các vị khách ghé thăm. Chưa khi nào lịch sử lại hiện hữu một cách rõ rệt như vậy. Nơi đây được dùng làm nơi trú ẩn cho những vị khách từng đến khách sạn thời chiến tranh, trong số này có rất nhiều vị khách nổi tiếng như ca sĩ Mỹ Joan Baez, một trong những nhà hoạt động vì nhân quyền cũng như các phong trào phản chiến trên thế giới thập niên 1960-70. Ảnh: Vietnamnet.Cùng với Joan Baez, nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood Jane Fonda với biệt danh Hanoi Jane, một trong những người Mỹ đi đầu trong các cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành tại Việt Nam, cũng đã từng trú tại căn hầm này khi bà tới Hà Nội năm 1972. Ảnh: Vietnamnet.Và không phải ai cũng biết rằng rất nhiều trang trong cuốn tiểu thuyết "Người Mỹ trầm lặng" mà sau đó đã được Hollywood chuyển thể thành phim năm 2002 đã được nhà văn Graham Greene viết trong thời gian ông lưu trú tại khách sạn Metropole. Ảnh: Vietnamnet.Hiện căn hầm rộng 40 m2 đã được bảo tồn nguyên trạng. Khách sạn 5 sao Sofitel Legend Metropole Hà Nội còn bố trí khu trưng bày 110 năm lịch sử của khách sạn dọc theo 18 m hành lang, bao gồm 13 bảng ghi lại hình ảnh phục hồi của khách sạn từ những ngày đầu mở cửa, hơn 300 vị khách nổi tiếng từng nghỉ tại khách sạn, như: vua hề Charlie Chaplin, diễn viên Jane Fonda, ca sĩ Joan Baez hay diễn viên Angelina Jolie...
Ảnh: Vietnamnet.Bức hình bìa nổi tiếng trên tạp chí LIFE năm 1967 chụp các căn hầm trú ẩn phía ngoài khách sạn Metropole. Ảnh: LIFE Mag. 2. Khách sạn Daewoo thăng trầm qua tay nhiều đời chủ
Khách sạn Hanoi Daewoo đợc xây dựng từ năm 1996, với tổng diện tích gần 3ha nằm ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, Dự án Trung tâm Thương mại Daeha là một trong những nơi có khách sạn 5 sao đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Ảnh: Internet.Tổ hợp này bao gồm 3 tòa nhà: Khách sạn Daewoo Hà Nội 5 sao, khu văn phòng Daeha Bussiness Center và khu căn hộ cho thuê Daeha Serviced Aparment bên cạnh hồ Thủ Lệ, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, TP. Hà Nội. Ảnh: iVIVU.com.Năm 2012, dư luận xôn xao về thương vụ thâu tóm bí ẩn Khách Hanoi Daewoo sau khi Tập đoàn Daewoo mẹ tại Hàn Quốc phá sản. Mãi tới đầu tháng 4/2012, đối tác nội trong liên doanh Trung tâm Thương mại Daeha là Công ty Điện tử Hanel mới xác nhận đã mua lại 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc là Daewoo E&C. Ảnh: iVIVU.com.Trước đó, một đại gia Hàn Quốc khác là Tập đoàn Lotte cũng như một số tập đoàn nước ngoài khác đã có những cuộc chiến ngầm trong một thời gian dài để thâu tóm Tổ hợp Daeha. Với lợi thế tài chính mạnh, Lotte gần như nắm chắc phần thắng trong cuộc chạy đua này. Khi đó, Lotte và Daewoo đã ký một biên bản ghi nhớ, theo đó, Lotte sẽ trả 111 triệu USD để sở hữu 100% cổ phần của Daewoo tại Daeha để xây dựng kết hợp với khu lân cận tạo thành Lotte Town. Ảnh: Zing.Mặc dù vậy, vào phút chót, Daeha đã về tay Hanel nhờ điều khoản quyền “ưu tiên mua” thuộc về các đối tác trong Liên doanh, với giá trị chuyển nhượng được cho là vào khoảng 100 triệu USD. Ảnh: Zing.Số phận Daeha một lần nữa sang trang sau khi Tập đoàn Bông Sen (Bông Sen Corp) - một công ty con của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist) công bố tại ĐHCĐ 2015 cho biết đã mua thành công 34,83% cổ phần Tổ hợp Daeha. Ảnh: Zing.Trong bản chào bán quyền mua (tỷ lệ 1:2) tại công ty con Bông Sen Corp, Saigontourist cho biết, Bông Sen Corp sẽ sử dụng tiền từ đợt chào bán 163,2 triệu cổ phiếu (theo mệnh giá là 1.632 tỷ đồng) để hoàn tất việc sở hữu 51% cổ phần của Trung tâm Thương mại Daeha thuộc sở hữu CTCP Daeha. Ảnh: Zing. 3. Khách sạn Horizon phải thay tên đổi họ
Hà Nội Horizon là một trong những khách sạn nổi tiếng hàng đầu Hà Nội. Nằm trên mặt phố Cát Linh (Đống Đa), Hà Nội Horizon là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới Thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội Horizon cũng được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện kinh tế, xã hội quan trọng. Ảnh: Internet.Theo VTC, Hà Nội Horizon chính thức khai trương trong năm 1998, thời điểm khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng từ Thái Lan, vì vậy mà nó cũng gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu lưu trú suy giảm. Ảnh: pullman-hanoi.com.Tới năm 2001, cũng như hàng loạt khách sạn cao cấp khác Sofitel, Sofitel Plaza, Hilton, Melia, Nikko và Daewoo, Hà Nội Horizon rơi vào tình trạng thua lỗ. Nếu tính thêm chi phí trả lãi vay và khấu hao thì hoạt động kinh doanh của những đơn vị này đều không mấy sáng sủa. Ảnh: pullman-hanoi.com.Năm 2001 cũng là thời điểm “cha đẻ” Hà Nội Horizon ở Indonesia gặp khó khi nợ xấu trị giá 49 triệu USD tại khách sạn Horizon Indonesia bị một ngân hàng Indonesia đấu giá. Món nợ xấu của khách sạn Horizon đã thu hút được sự quan tâm của một đại gia Việt. Đó là bà Trương Thị Mỹ Lan, nữ đại gia nổi tiếng. Ảnh: pullman-hanoi.com.Bà Lan và hai vị doanh nhân khác cũng thực hiện thương vụ mua nợ khách sạn Horizon với giá trị lên tới 6 triệu USD. Ảnh: pullman-hanoi.com.Sau 3 năm, quá trình chuẩn bị mới hoàn tất, từ ngày 22/11/2012, cái tên Horizon đã bị xóa sổ hoàn toàn. Khách sạn 5 sao nằm trên “cái lò gạch cũ” được đổi tên thành Pullman Hà Nội. Phía Pullman cho biết việc đổi tên để ứng với tiêu chuẩn mới của Tập đoàn Kinh doanh Khách sạn Quốc tế Accor sau khi đã nâng cấp, sửa chữa khách sạn. Khách sạn Pullman Hà Nội hoàn toàn không đổi chủ. Điều đó có nghĩa đại gia Việt và đại gia Indonesia vẫn là những ông chủ của Pullman Hà Nội. Accor chỉ là đơn vị quản lý. Ảnh: pullman-hanoi.com.
1. Hầm trú ẩn trong khách sạn 5 sao Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Tháng 8/2011, trong khi thi công quán bar Bamboo, nhóm công nhân đã đào sâu hơn 2 m vào lòng đất và khám phá ra một căn hầm trú ẩn được xây dựng rất kiên cố và gần như còn nguyên vẹn dưới nền móng của một khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất Hà Nội có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Ảnh: Vietnamnet.
Không ai biết chính xác căn hầm này được xây dựng khi nào nhưng nó được cho là đã được khởi tạo vào khoảng thập niên 1960, khi quân đội Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Ảnh: Vietnamnet.
Căn hầm nằm ngay giữa lòng khách sạn, ngay sát khu vườn và bể bơi nhiều ngày qua liên tục đón tiếp các vị khách ghé thăm. Chưa khi nào lịch sử lại hiện hữu một cách rõ rệt như vậy. Nơi đây được dùng làm nơi trú ẩn cho những vị khách từng đến khách sạn thời chiến tranh, trong số này có rất nhiều vị khách nổi tiếng như ca sĩ Mỹ Joan Baez, một trong những nhà hoạt động vì nhân quyền cũng như các phong trào phản chiến trên thế giới thập niên 1960-70. Ảnh: Vietnamnet.
Cùng với Joan Baez, nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood Jane Fonda với biệt danh Hanoi Jane, một trong những người Mỹ đi đầu trong các cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành tại Việt Nam, cũng đã từng trú tại căn hầm này khi bà tới Hà Nội năm 1972. Ảnh: Vietnamnet.
Và không phải ai cũng biết rằng rất nhiều trang trong cuốn tiểu thuyết "Người Mỹ trầm lặng" mà sau đó đã được Hollywood chuyển thể thành phim năm 2002 đã được nhà văn Graham Greene viết trong thời gian ông lưu trú tại khách sạn Metropole. Ảnh: Vietnamnet.
Hiện căn hầm rộng 40 m2 đã được bảo tồn nguyên trạng. Khách sạn 5 sao Sofitel Legend Metropole Hà Nội còn bố trí khu trưng bày 110 năm lịch sử của khách sạn dọc theo 18 m hành lang, bao gồm 13 bảng ghi lại hình ảnh phục hồi của khách sạn từ những ngày đầu mở cửa, hơn 300 vị khách nổi tiếng từng nghỉ tại khách sạn, như: vua hề Charlie Chaplin, diễn viên Jane Fonda, ca sĩ Joan Baez hay diễn viên Angelina Jolie...
Ảnh: Vietnamnet.
Bức hình bìa nổi tiếng trên tạp chí LIFE năm 1967 chụp các căn hầm trú ẩn phía ngoài khách sạn Metropole. Ảnh: LIFE Mag.
2. Khách sạn Daewoo thăng trầm qua tay nhiều đời chủ
Khách sạn Hanoi Daewoo đợc xây dựng từ năm 1996, với tổng diện tích gần 3ha nằm ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, Dự án Trung tâm Thương mại Daeha là một trong những nơi có khách sạn 5 sao đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Ảnh: Internet.
Tổ hợp này bao gồm 3 tòa nhà: Khách sạn Daewoo Hà Nội 5 sao, khu văn phòng Daeha Bussiness Center và khu căn hộ cho thuê Daeha Serviced Aparment bên cạnh hồ Thủ Lệ, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, TP. Hà Nội. Ảnh: iVIVU.com.
Năm 2012, dư luận xôn xao về thương vụ thâu tóm bí ẩn Khách Hanoi Daewoo sau khi Tập đoàn Daewoo mẹ tại Hàn Quốc phá sản. Mãi tới đầu tháng 4/2012, đối tác nội trong liên doanh Trung tâm Thương mại Daeha là Công ty Điện tử Hanel mới xác nhận đã mua lại 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc là Daewoo E&C. Ảnh: iVIVU.com.
Trước đó, một đại gia Hàn Quốc khác là Tập đoàn Lotte cũng như một số tập đoàn nước ngoài khác đã có những cuộc chiến ngầm trong một thời gian dài để thâu tóm Tổ hợp Daeha. Với lợi thế tài chính mạnh, Lotte gần như nắm chắc phần thắng trong cuộc chạy đua này. Khi đó, Lotte và Daewoo đã ký một biên bản ghi nhớ, theo đó, Lotte sẽ trả 111 triệu USD để sở hữu 100% cổ phần của Daewoo tại Daeha để xây dựng kết hợp với khu lân cận tạo thành Lotte Town. Ảnh: Zing.
Mặc dù vậy, vào phút chót, Daeha đã về tay Hanel nhờ điều khoản quyền “ưu tiên mua” thuộc về các đối tác trong Liên doanh, với giá trị chuyển nhượng được cho là vào khoảng 100 triệu USD. Ảnh: Zing.
Số phận Daeha một lần nữa sang trang sau khi Tập đoàn Bông Sen (Bông Sen Corp) - một công ty con của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist) công bố tại ĐHCĐ 2015 cho biết đã mua thành công 34,83% cổ phần Tổ hợp Daeha. Ảnh: Zing.
Trong bản chào bán quyền mua (tỷ lệ 1:2) tại công ty con Bông Sen Corp, Saigontourist cho biết, Bông Sen Corp sẽ sử dụng tiền từ đợt chào bán 163,2 triệu cổ phiếu (theo mệnh giá là 1.632 tỷ đồng) để hoàn tất việc sở hữu 51% cổ phần của Trung tâm Thương mại Daeha thuộc sở hữu CTCP Daeha. Ảnh: Zing.
3. Khách sạn Horizon phải thay tên đổi họ
Hà Nội Horizon là một trong những khách sạn nổi tiếng hàng đầu Hà Nội. Nằm trên mặt phố Cát Linh (Đống Đa), Hà Nội Horizon là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới Thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội Horizon cũng được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện kinh tế, xã hội quan trọng. Ảnh: Internet.
Theo VTC, Hà Nội Horizon chính thức khai trương trong năm 1998, thời điểm khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng từ Thái Lan, vì vậy mà nó cũng gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu lưu trú suy giảm. Ảnh: pullman-hanoi.com.
Tới năm 2001, cũng như hàng loạt khách sạn cao cấp khác Sofitel, Sofitel Plaza, Hilton, Melia, Nikko và Daewoo, Hà Nội Horizon rơi vào tình trạng thua lỗ. Nếu tính thêm chi phí trả lãi vay và khấu hao thì hoạt động kinh doanh của những đơn vị này đều không mấy sáng sủa. Ảnh: pullman-hanoi.com.
Năm 2001 cũng là thời điểm “cha đẻ” Hà Nội Horizon ở Indonesia gặp khó khi nợ xấu trị giá 49 triệu USD tại khách sạn Horizon Indonesia bị một ngân hàng Indonesia đấu giá. Món nợ xấu của khách sạn Horizon đã thu hút được sự quan tâm của một đại gia Việt. Đó là bà Trương Thị Mỹ Lan, nữ đại gia nổi tiếng. Ảnh: pullman-hanoi.com.
Bà Lan và hai vị doanh nhân khác cũng thực hiện thương vụ mua nợ khách sạn Horizon với giá trị lên tới 6 triệu USD. Ảnh: pullman-hanoi.com.
Sau 3 năm, quá trình chuẩn bị mới hoàn tất, từ ngày 22/11/2012, cái tên Horizon đã bị xóa sổ hoàn toàn. Khách sạn 5 sao nằm trên “cái lò gạch cũ” được đổi tên thành Pullman Hà Nội. Phía Pullman cho biết việc đổi tên để ứng với tiêu chuẩn mới của Tập đoàn Kinh doanh Khách sạn Quốc tế Accor sau khi đã nâng cấp, sửa chữa khách sạn. Khách sạn Pullman Hà Nội hoàn toàn không đổi chủ. Điều đó có nghĩa đại gia Việt và đại gia Indonesia vẫn là những ông chủ của Pullman Hà Nội. Accor chỉ là đơn vị quản lý. Ảnh: pullman-hanoi.com.