Sinh năm 1887 tại Argentina, nữ y tá may mắn nổi tiếng lịch sử Violet Jessop lớn lên trong gia đình có 9 người con. Tuy nhiên, chỉ 6 người sống đến tuổi trưởng thành và Jessop là một trong số đó.Ít ai biết rằng, nữ y tá Jessop từng mắc bệnh lao khi còn nhỏ. Vào thời điểm ấy, căn bệnh này khiến nhiều người tử vong, nhất là trẻ em. Jessop là một trong những người may mắn khi đánh bại căn bệnh nguy hiểm này.Năm 16 tuổi, cha của Jessop qua đời. Sau đó, cô cùng mẹ và các anh chị em chuyển đến Anh sinh sống. Khi 23 tuổi, cô quyết định theo nghiệp của mẹ trở thành tiếp viên trên tàu. Công ty vận tải biển Anh White Star Line tuyển dụng Jessop. Theo đó, con tàu đầu tiên mà Jessop làm việc là RMS Olympic. Lần đầu tiên làm việc trên tàu, cô không thể ngờ rằng sẽ gặp chuyện tồi tệ.Vào ngày 20/9/1910, tàu RMS Olympic đâm vào một con tàu khác. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do thời tiết xấu. May mắn là không có thương vong nào trong vụ va chạm giữa hai tàu. RMS Olympic và con tàu kia đều trở về cảng an toàn với những thiệt hại đáng kể. Theo một tài liệu, con tàu của hãng White Star Line tốn khoảng 75.000 USD chi phí sửa chữa sau vụ va chạm.Sau vụ tai nạn trên tàu RMS Olympic, Jessop chuyển sang làm việc trên tàu Titanic. Cô không thể ngờ rằng, ngay trong chuyến hải hành đầu tiên năm 1912, con tàu này đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống biển.Hậu quả là hơn 1.500 trong số khoảng 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Titanic thiệt mạng. Jessop là một trong những người may mắn sống sót.Dù trải qua 2 thảm họa hàng hải tồi tệ trên nhưng Jessop vẫn tiếp tục làm việc trên các tàu. Đến năm 1916, cô được đào tạo làm y tá cho Hội Chữ thập đỏ và làm việc trên một tàu khác của White Star Line là HMHS Britannic. Con tàu này được chuyển đổi mục đích chở khách thành tàu bệnh viện vào tháng 11/1916.Trong một chuyến đi biển, tàu HMHS Britannic gặp sự cố nổ lớn khiến 30 người thiệt mạng. Vụ nổ nguy hiểm khiến con tàu chìm xuống biển trong vòng 1 giờ.Khi lên xuồng cứu sinh, Jessop suýt chết khi chiếc xuồng bị hút vào chân vịt của con tàu HMHS Britannic đang chìm. Trong tình huống nguy cấp đó, nữ y tá vội vã nhảy xuống nước và đầu đập vào thân tàu.Sự việc này khiến Jessop bị nứt xương sọ và thường xuyên đau đầu. Sau 3 lần trải qua các thảm họa và suýt chết, cô tiếp tục làm tiếp viên và y tá trên các con tàu cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1950. Bà qua đời vào năm 1971 vì bệnh tim. Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ phát nổ và cháy dữ dội ngay tại Cảng. Nguồn: THĐT1.
Sinh năm 1887 tại Argentina, nữ y tá may mắn nổi tiếng lịch sử Violet Jessop lớn lên trong gia đình có 9 người con. Tuy nhiên, chỉ 6 người sống đến tuổi trưởng thành và Jessop là một trong số đó.
Ít ai biết rằng, nữ y tá Jessop từng mắc bệnh lao khi còn nhỏ. Vào thời điểm ấy, căn bệnh này khiến nhiều người tử vong, nhất là trẻ em. Jessop là một trong những người may mắn khi đánh bại căn bệnh nguy hiểm này.
Năm 16 tuổi, cha của Jessop qua đời. Sau đó, cô cùng mẹ và các anh chị em chuyển đến Anh sinh sống. Khi 23 tuổi, cô quyết định theo nghiệp của mẹ trở thành tiếp viên trên tàu. Công ty vận tải biển Anh White Star Line tuyển dụng Jessop. Theo đó, con tàu đầu tiên mà Jessop làm việc là RMS Olympic. Lần đầu tiên làm việc trên tàu, cô không thể ngờ rằng sẽ gặp chuyện tồi tệ.
Vào ngày 20/9/1910, tàu RMS Olympic đâm vào một con tàu khác. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do thời tiết xấu. May mắn là không có thương vong nào trong vụ va chạm giữa hai tàu. RMS Olympic và con tàu kia đều trở về cảng an toàn với những thiệt hại đáng kể. Theo một tài liệu, con tàu của hãng White Star Line tốn khoảng 75.000 USD chi phí sửa chữa sau vụ va chạm.
Sau vụ tai nạn trên tàu RMS Olympic, Jessop chuyển sang làm việc trên tàu Titanic. Cô không thể ngờ rằng, ngay trong chuyến hải hành đầu tiên năm 1912, con tàu này đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống biển.
Hậu quả là hơn 1.500 trong số khoảng 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Titanic thiệt mạng. Jessop là một trong những người may mắn sống sót.
Dù trải qua 2 thảm họa hàng hải tồi tệ trên nhưng Jessop vẫn tiếp tục làm việc trên các tàu. Đến năm 1916, cô được đào tạo làm y tá cho Hội Chữ thập đỏ và làm việc trên một tàu khác của White Star Line là HMHS Britannic. Con tàu này được chuyển đổi mục đích chở khách thành tàu bệnh viện vào tháng 11/1916.
Trong một chuyến đi biển, tàu HMHS Britannic gặp sự cố nổ lớn khiến 30 người thiệt mạng. Vụ nổ nguy hiểm khiến con tàu chìm xuống biển trong vòng 1 giờ.
Khi lên xuồng cứu sinh, Jessop suýt chết khi chiếc xuồng bị hút vào chân vịt của con tàu HMHS Britannic đang chìm. Trong tình huống nguy cấp đó, nữ y tá vội vã nhảy xuống nước và đầu đập vào thân tàu.
Sự việc này khiến Jessop bị nứt xương sọ và thường xuyên đau đầu. Sau 3 lần trải qua các thảm họa và suýt chết, cô tiếp tục làm tiếp viên và y tá trên các con tàu cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1950. Bà qua đời vào năm 1971 vì bệnh tim.
Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ phát nổ và cháy dữ dội ngay tại Cảng. Nguồn: THĐT1.