1. Thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn. Các loại này đều chứa hóa chất, phẩm màu, chất phụ gia, chất bảo quản… Và các chất này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn hành vi và nhận thức của bé. Chúng sẽ từ từ phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho trẻ em vì não trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp cho trẻ những tư duy và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. 2. Ăn quá nhiều đồ có chất béo và đường. Hầu hết các nhóc không thể nào cưỡng lại được sự hấp dẫn ngọt ngào của những viên kẹo. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt là một trong những thói quen không tốt cho sức khỏe của trẻ. Đồ ngọt rất dễ làm tổn hại đến khẩu vị, giảm sự ham muốn thèm ăn những loại thức ăn khác của trẻ. Khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt thường có trí tuệ thấp, sở dĩ như vậy là bởi sự phát triển não bộ của trẻ không có cơ hội phân tách thức ăn nhiều protein và vitamin trong thức ăn đầy đủ. Đồ ngọt sẽ làm giảm sự thèm ăn, giảm lượng protein và vitamin tổng hợp khiến cơ thể trẻ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.3. Đồ ăn chín quá 200 độ C. Do những đồ ăn này chứa hàm lượng oxy hóa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não, khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh ở cả trẻ em lẫn người lớn. Những loại thịt, cá sấy khô, hun khói... đều được làm chín, hoặc một thời gian dài tiếp xúc với khói..., nên chỉ số oxy hóa rất cao. Mẹ nên thận trọng và hạn chế khi cho bé sử dụng những đồ ăn loại này.4. Chất ngọt nhân tạo. Các chất ngọt nhân tạo được dùng thay thế đường trong nhiều món, như kem. Nếu tiêu thụ trong một thời gian dài, chất ngọt nhân tạo này có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ. 5. Đồ ăn quá mặn. Những đồ ăn quá mặn không chỉ là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp máu cho não. Thiếu máu, thiếu oxi sẽ khiến não chậm phát triển, trí lực kém. Nhu cầu muối ở người trưởng thành là 7g/ ngày, ở trẻ nhỏ là 4g/ngày, thậm chí ít hơn. Do đó, mẹ nên lưu ý đến đồ ăn của bé và hạn chế cho bé ăn nhiều đồ mặn, như dưa,cải, thịt muối...
1. Thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn. Các loại này đều chứa hóa chất, phẩm màu, chất phụ gia, chất bảo quản… Và các chất này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn hành vi và nhận thức của bé.
Chúng sẽ từ từ phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho trẻ em vì não trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp cho trẻ những tư duy và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
2. Ăn quá nhiều đồ có chất béo và đường. Hầu hết các nhóc không thể nào cưỡng lại được sự hấp dẫn ngọt ngào của những viên kẹo. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt là một trong những thói quen không tốt cho sức khỏe của trẻ. Đồ ngọt rất dễ làm tổn hại đến khẩu vị, giảm sự ham muốn thèm ăn những loại thức ăn khác của trẻ.
Khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt thường có trí tuệ thấp, sở dĩ như vậy là bởi sự phát triển não bộ của trẻ không có cơ hội phân tách thức ăn nhiều protein và vitamin trong thức ăn đầy đủ. Đồ ngọt sẽ làm giảm sự thèm ăn, giảm lượng protein và vitamin tổng hợp khiến cơ thể trẻ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
3. Đồ ăn chín quá 200 độ C. Do những đồ ăn này chứa hàm lượng oxy hóa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não, khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh ở cả trẻ em lẫn người lớn. Những loại thịt, cá sấy khô, hun khói... đều được làm chín, hoặc một thời gian dài tiếp xúc với khói..., nên chỉ số oxy hóa rất cao. Mẹ nên thận trọng và hạn chế khi cho bé sử dụng những đồ ăn loại này.
4. Chất ngọt nhân tạo. Các chất ngọt nhân tạo được dùng thay thế đường trong nhiều món, như kem. Nếu tiêu thụ trong một thời gian dài, chất ngọt nhân tạo này có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ.
5. Đồ ăn quá mặn. Những đồ ăn quá mặn không chỉ là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp máu cho não. Thiếu máu, thiếu oxi sẽ khiến não chậm phát triển, trí lực kém.
Nhu cầu muối ở người trưởng thành là 7g/ ngày, ở trẻ nhỏ là 4g/ngày, thậm chí ít hơn. Do đó, mẹ nên lưu ý đến đồ ăn của bé và hạn chế cho bé ăn nhiều đồ mặn, như dưa,cải, thịt muối...