Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ. Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thựa sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân. Đèn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bất kỳ ánh sáng nhân tạo nào cũng sẽ tạo ra một áp lực. Sự tồn tại lâu dài của áp lực ánh sáng như vậy sẽ làm cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trở nên khó chịu, tâm trạng bồn chồn, khó ngủ. Đồng thời, để cho bé ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự đánh thức của cơ thể trẻ, khiến bé ngủ không sâu, dễ thức giấc.Đèn ngủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sự phát triển của trẻ nhỏ vẫn đang tiếp diễn trong khi ngủ, chính vì vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đồng thời cũng tăng sức đề kháng cho bé. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường. Tăng nguy cơ ung thư và trầm cảm. Theo tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư tại trường Đại học Y khoa New York cho biết: “Ánh sáng ức chế việc tiết ra melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên. Ngay cả khi bạn thiếp đi, ánh sáng vẫn lọt qua mí mắt của bạn và bộ não sẽ không sản xuất melatonin nếu nó lẫn lộn giữa ngày và đêm”. Một báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ công bố cũng đã chỉ ra việc sử dụng đèn khi đi ngủ có liên quan đến bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ bị mù chỉ bằng gần một nửa so với những phụ nữ bình thường, cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết ở nam giới bình thường cao gấp đôi so với những người bị mù. Đèn ngủ tăng nguy cơ béo phì. Một nhóm chuyên gia ở Trường Đại học bang Ohio (Mỹ) đã thử nghiệm ánh đèn ban đêm ảnh hưởng đến trọng lượng, sự béo phì và mức chênh lệch về lượng đường (nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tiểu đường thứ phát) trên cơ thể chuột. Họ đã phát hiện rằng, mở đèn lúc ngủ dù chỉ có chút ít ánh sáng cũng là nguyên nhân làm gia tăng cả ba điều trên.
Bật đèn khi ngủ ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ. Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thựa sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân.
Đèn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bất kỳ ánh sáng nhân tạo nào cũng sẽ tạo ra một áp lực. Sự tồn tại lâu dài của áp lực ánh sáng như vậy sẽ làm cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trở nên khó chịu, tâm trạng bồn chồn, khó ngủ. Đồng thời, để cho bé ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự đánh thức của cơ thể trẻ, khiến bé ngủ không sâu, dễ thức giấc.
Đèn ngủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sự phát triển của trẻ nhỏ vẫn đang tiếp diễn trong khi ngủ, chính vì vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đồng thời cũng tăng sức đề kháng cho bé. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường.
Tăng nguy cơ ung thư và trầm cảm. Theo tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư tại trường Đại học Y khoa New York cho biết: “Ánh sáng ức chế việc tiết ra melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên. Ngay cả khi bạn thiếp đi, ánh sáng vẫn lọt qua mí mắt của bạn và bộ não sẽ không sản xuất melatonin nếu nó lẫn lộn giữa ngày và đêm”.
Một báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ công bố cũng đã chỉ ra việc sử dụng đèn khi đi ngủ có liên quan đến bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ bị mù chỉ bằng gần một nửa so với những phụ nữ bình thường, cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết ở nam giới bình thường cao gấp đôi so với những người bị mù.
Đèn ngủ tăng nguy cơ béo phì. Một nhóm chuyên gia ở Trường Đại học bang Ohio (Mỹ) đã thử nghiệm ánh đèn ban đêm ảnh hưởng đến trọng lượng, sự béo phì và mức chênh lệch về lượng đường (nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tiểu đường thứ phát) trên cơ thể chuột. Họ đã phát hiện rằng, mở đèn lúc ngủ dù chỉ có chút ít ánh sáng cũng là nguyên nhân làm gia tăng cả ba điều trên.