Đặt áp lực vào việc uống sữa của con. Đến cữ cô cậu nhóc uống sữa, mẹ ra mặt quát mắng, dọa nạt để trẻ uống bằng hết thì thôi. Mẹ không biết rằng, làm như vậy sẽ khiến trẻ tổn thương tâm lý, về lâu dài rất dễ trẻ sinh bệnh gan lì bướng bỉnh và cả dễ tự ái. Trong trường hợp này cả phụ huynh và trẻ đều mệt mỏi, ảnh hưởng đến không khí gia đình. Điều quan trọng, việc ép trẻ uống sữa bằng “đòn roi” sẽ gây ra những bất ổn về tâm lý sau khi trẻ trưởng thành. Thay vì quát tháo, mẹ có thể mềm mỏng hơn như khích lệ, động viên và trao phần thưởng cho bé thêm phần phấn khởi chủ động uống sữa. Áp đặt tâm lý của mình vào trẻ. Mẹ uống sữa thấy ngon và cũng nghĩ rằng, khẩu vị như thế là hợp với bé. Hoặc mẹ mua sữa a giua theo mẹ hàng xóm. Tuy nhiên, hương vị của mỗi người khác nhau, bé trai có thể thích những vị ngọt thắc hay bé gái thích vị chua. Hãy cho con tự lựa chọn hương vị con thích. Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng hương vị sữa, hơn nữa với những trẻ ưa thích ăn vặt như bánh quy, ngũ cốc, nhà sản xuất đã cho ra những hương vị tương tự quan thuộc với bé. Vì vậy mà, mẹ hãy cho con tự chọn hương vị nhé. Cho con uống sữa không đúng giờ. Nhiều mẹ nhầm tưởng, dinh dưỡng trong sữa tốt và uống lúc nào cũng được. Ví như uống sữa sau khi ăn cơm hoặc ăn hoa quả là phản khoa học vì dạ dày sẽ không đủ sức tiêu hóa và các chất trong hoa quả cũng không phù hợp với sữa. Cách tốt nhất, mẹ hãy để sau khi ăn cơm 3-4 giờ khi dạ dày bé đã thực sự có nhu cầu. Lúc này, dù không muốn bé vẫn sẽ uống sữa. Hoặc trước khi đi ngủ 2 tiếng, sẽ tận dụng được hết chất dinh dưỡng trong sữa giúp bé ngủ ngon hơn. Con ngán sữa, mẹ chán luôn và dừng hẳn. Như thế này sẽ vô tình làm cho con bạn tạo thành một phản xạ vô điều kiện với sữa. Mẹ hãy nhớ, trạng thái chán sữa của con chỉ là nhất thời và mẹ không nên đợi khi nào có nhu cầu cung thì mới cấp. Mẹ hãy kiên trì thử các phương pháp cho trẻ mê sữa.
Đặt áp lực vào việc uống sữa của con. Đến cữ cô cậu nhóc uống sữa, mẹ ra mặt quát mắng, dọa nạt để trẻ uống bằng hết thì thôi. Mẹ không biết rằng, làm như vậy sẽ khiến trẻ tổn thương tâm lý, về lâu dài rất dễ trẻ sinh bệnh gan lì bướng bỉnh và cả dễ tự ái.
Trong trường hợp này cả phụ huynh và trẻ đều mệt mỏi, ảnh hưởng đến không khí gia đình. Điều quan trọng, việc ép trẻ uống sữa bằng “đòn roi” sẽ gây ra những bất ổn về tâm lý sau khi trẻ trưởng thành. Thay vì quát tháo, mẹ có thể mềm mỏng hơn như khích lệ, động viên và trao phần thưởng cho bé thêm phần phấn khởi chủ động uống sữa.
Áp đặt tâm lý của mình vào trẻ. Mẹ uống sữa thấy ngon và cũng nghĩ rằng, khẩu vị như thế là hợp với bé. Hoặc mẹ mua sữa a giua theo mẹ hàng xóm. Tuy nhiên, hương vị của mỗi người khác nhau, bé trai có thể thích những vị ngọt thắc hay bé gái thích vị chua. Hãy cho con tự lựa chọn hương vị con thích.
Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng hương vị sữa, hơn nữa với những trẻ ưa thích ăn vặt như bánh quy, ngũ cốc, nhà sản xuất đã cho ra những hương vị tương tự quan thuộc với bé. Vì vậy mà, mẹ hãy cho con tự chọn hương vị nhé.
Cho con uống sữa không đúng giờ. Nhiều mẹ nhầm tưởng, dinh dưỡng trong sữa tốt và uống lúc nào cũng được. Ví như uống sữa sau khi ăn cơm hoặc ăn hoa quả là phản khoa học vì dạ dày sẽ không đủ sức tiêu hóa và các chất trong hoa quả cũng không phù hợp với sữa.
Cách tốt nhất, mẹ hãy để sau khi ăn cơm 3-4 giờ khi dạ dày bé đã thực sự có nhu cầu. Lúc này, dù không muốn bé vẫn sẽ uống sữa. Hoặc trước khi đi ngủ 2 tiếng, sẽ tận dụng được hết chất dinh dưỡng trong sữa giúp bé ngủ ngon hơn.
Con ngán sữa, mẹ chán luôn và dừng hẳn. Như thế này sẽ vô tình làm cho con bạn tạo thành một phản xạ vô điều kiện với sữa. Mẹ hãy nhớ, trạng thái chán sữa của con chỉ là nhất thời và mẹ không nên đợi khi nào có nhu cầu cung thì mới cấp. Mẹ hãy kiên trì thử các phương pháp cho trẻ mê sữa.