Vệ sinh tay sạch sẽ. Vi khuẩn gây bệnh luôn có trong môi trường sống và thường đi vào cơ thể thông qua thức ăn, đồ uống. Chẳng hạn trong quá trình ăn uống bé nuốt phải thức ăn chứa vi sinh vật có độc tố gây bệnh hoặc vi khuẩn bám vào tay của bé khi bé cầm nắm đồ chơi và theo đó đi vào miệng.Vì vậy để phòng bệnh cho bé, cha mẹ nên vệ sinh bàn tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, luôn cho bé ăn chín, uống sôi. Cho bé rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Không cho bé ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để lâu mà không được bảo quản cẩn thận.Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng (tác nhân gây bệnh và truyền bệnh). Vi khuẩn gây bệnh bám vào chân ruồi, sẽ lan qua thức ăn khi ruồi bu vào thức ăn. Nấu chín kĩ các món ăn để tránh sự lây lan của vi khuẩn E. coli, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tương tự như vậy, nấu thịt gà và trứng thật kỹ và rửa gà sống cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn salmonella và campylobacter.Ăn đúng giờ, đúng bữa: Nếu đã đến giờ ăn của trẻ bạn cần cân nhắc có nên tiếp tục đi chơi hay đưa trẻ về để kịp chuẩn bị bữa ăn. Trẻ được ăn no đúng giờ, đúng bữa sẽ không quấy khóc hoặc đòi ăn vặt.Chú ý bổ sung thực phẩm giàu probiotics (sữa chua): Ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi củng cố hệ miễn dịch, giúp cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt - xấu vì sự mất cân bằng nó sẽ gây ra tiêu chảy. Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt - xấu đường ruột do chế độ dinh dưỡng ít bao gồm vi khuẩn có lợi.Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé.Chuẩn bị sẵn thuốc tiêu hóa: Gia đình nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc tiêu hóa thông thường như men tiêu hóa, viên bù nước… để đề phòng trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy để điều trị kịp thời.Kịp thời đi khám: Nếu thấy trẻ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm hoặc tiêu chảy kéo dài cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Vệ sinh tay sạch sẽ. Vi khuẩn gây bệnh luôn có trong môi trường sống và thường đi vào cơ thể thông qua thức ăn, đồ uống. Chẳng hạn trong quá trình ăn uống bé nuốt phải thức ăn chứa vi sinh vật có độc tố gây bệnh hoặc vi khuẩn bám vào tay của bé khi bé cầm nắm đồ chơi và theo đó đi vào miệng.
Vì vậy để phòng bệnh cho bé, cha mẹ nên vệ sinh bàn tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, luôn cho bé ăn chín, uống sôi. Cho bé rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Không cho bé ăn thức ăn đã nấu chín nhưng để lâu mà không được bảo quản cẩn thận.
Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng (tác nhân gây bệnh và truyền bệnh). Vi khuẩn gây bệnh bám vào chân ruồi, sẽ lan qua thức ăn khi ruồi bu vào thức ăn.
Nấu chín kĩ các món ăn để tránh sự lây lan của vi khuẩn E. coli, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tương tự như vậy, nấu thịt gà và trứng thật kỹ và rửa gà sống cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn salmonella và campylobacter.
Ăn đúng giờ, đúng bữa: Nếu đã đến giờ ăn của trẻ bạn cần cân nhắc có nên tiếp tục đi chơi hay đưa trẻ về để kịp chuẩn bị bữa ăn. Trẻ được ăn no đúng giờ, đúng bữa sẽ không quấy khóc hoặc đòi ăn vặt.
Chú ý bổ sung thực phẩm giàu probiotics (sữa chua): Ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi củng cố hệ miễn dịch, giúp cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt - xấu vì sự mất cân bằng nó sẽ gây ra tiêu chảy. Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt - xấu đường ruột do chế độ dinh dưỡng ít bao gồm vi khuẩn có lợi.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé.
Chuẩn bị sẵn thuốc tiêu hóa: Gia đình nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc tiêu hóa thông thường như men tiêu hóa, viên bù nước… để đề phòng trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy để điều trị kịp thời.
Kịp thời đi khám: Nếu thấy trẻ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm hoặc tiêu chảy kéo dài cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị.